Hôm nay về sớm không có gì làm nên ngồi coi phim "Tây Sơn Hào Kiệt", tới đoạn Nguyễn Huệ gặp Ngọc Hân công chúa và cùng nhau đọc bài thơ của Pháp Thuận thiền sư, thấy hay hay nên chép lên đây để mọi ngưởi cùng đọc:
鵝鵝兩鵝鵝 - 法順禪師
鵝鵝兩鵝鵝,
仰面向天涯。
白毛鋪綠水,
紅棹擺青波。
Nga nga lưỡng nga nga
Nga nga lưỡng nga nga,
Ngưỡng diện hướng thiên nha.
Bạch mao phô lục thuỷ,
Hồng trạo bãi thanh ba.
Đôi ngỗng (Người dịch: Họa sĩ Nguyệt Hồ)
Hai con nga lội giữa dòng
Nghiêng nghiêng đôi mỏ, ngừng trông chân trời
Bồng bềnh mặt nước chơi vơi
Mỏ vàng, chân đỏ, lông phơi trắng ngần
Chú thích:
Về bài thơ này có câu chuyện như sau: năm Đinh Hợi 987, nhà Tống sai Lý Giác sang Việt Nam, thiền sư Pháp Thuận đón tiếp. Có lần Lý Giác tuỳ cảnh ngâm 2 câu thơ đầu "Nga nga lưỡng nga nga, Ngưỡng diện hướng thiên nha" và Pháp Thuận đã tiếp ngay hai câu sau của bài thơ này "Bạch mao phô lục thuỷ, Hồng trạo bãi tranh ba".
Mặc dù 2 câu đầu bài thơ không phải của Pháp Thuận nhưng cũng xin được chép bài thơ này vào đây.
Sơ lược tiểu sử thiền sư Pháp Thuận:
Pháp Thuận thiền sư 法順禪師 (915-990) họ Ðỗ 杜, không rõ tên thật và quê quán, thuộc thế hệ thứ mười dòng thiền Nam Phương. Xuất gia từ nhỏ, thờ thiền sư Phù Trì chùa Long Thọ làm thầy. Ðắc pháp, nói ra lời nào cũng hợp với sấm ngữ. Sư học rộng, có tài, hiểu rõ việc nước, đang lúc nhà Tiền Lê mới dựng nghiệp, giúp vua trù kế hoạch, định sách lược. Ðến khi thiên hạ thái bình, sư không nhận phong thưởng. Vua Lê Ðại Hành kính trọng, chỉ gọi là Ðỗ Pháp Sư, không gọi tên, đem mọi việc văn thư giao phó. Cùng với sư Khuông Việt, Pháp Thuận là cố vấn của triều Tiền Lê, có lần cùng với sư Khuông Việt, được cử tiếp đón sứ thần nhà Tống là Lý Giác. Tài ứng đối làm Lý Giác ngạc nhiên và kính phục. Vua Lê Ðại Hành thường đem vận mệnh nước nhà hỏi sư và trên đây là một bài thơ đáp.
(Sưu tầm trên mạng)
No comments:
Post a Comment