Từ rất nhiều thế kỉ, những loại quả khô như nho, chà là, mơ, táo
đã được những người dân ở Địa Trung Hải sử dụng như một loại thức ăn phổ biến.
Từ rất nhiều thế kỉ, những loại quả khô như nho, chà là, mơ, táo đã được những người dân ở Địa Trung Hải sử dụng như một loại thức ăn phổ biến.
Việc này bắt đầu khi những cư dân nơi đây bắt đầu mở rộng trồng trọt sang các vùng lân cận ở khu vực trung đông được gọi dưới cái tên “mảnh đất màu mỡ” hiện nay thuộc địa phận của Irắc, Iran, Syria, phía Tây nam Thổ Nhĩ Kì và phía Bắc của Ai cập.
Làm khô hoặc phơi khô hoa quả đã từng được áp dụng từ rất sớm và nó cũng là một trong những phương pháp chế biến thức ăn của người cổ xưa: nho và chà là bị rơi rụng từ trên cây xuống sẽ bị khô bởi mặt cát nóng bỏng và sức nắng của mặt trời. Những thợ săn thời đó đã quan sát và phát hiện ra rằng những loại quả này ăn được và họ thật sự bất ngờ bởi hương vị kì lạ của loại hoa quả khô này. Nguồn gốc của ô mai lại được bắt đầu từ đây.
Những bức tranh cổ này được viết theo tiếng Akkadian (tiếng cổ của người Babylon) và vẽ ra cách thức chế biến cũng như hàm lượng dinh dưỡng tính theo các loại lúa gạo lúc bấy giờ. Riêng với quả chà là, những cư dân cổ ép quả ra, làm bay hơi nước, và thứ họ thu được là si rô; trong khi đó, quả chà là sau khi ép hết nước thì được tẩm đường và sử dụng như một loại thực phẩm phụ.
Tuy nhiên vì loại văn tự cổ này rất phức tạp và thậm chí những dịch giả đã nghiên cứu rất nhiều năm cũng không thể hiểu hết được, nên những công thức được dịch ra chẳng giống với những công thức hiện tại mà chúng ta vẫn đang sử dụng trong các nhà hàng hoặc do các đầu bếp chế biến.
Điều duy nhất họ biết là có rất nhiều loại ô mai khác nhau đã được người Babylon cổ sáng tạo và sử dụng trong hình vẽ, đa phần các sản phẩm này làm ra đều khá bình dân nhưng những nguyên liệu để làm ô mai có vẻ khan hiếm, nên thời đó người ta tạm gọi nó là “nghệ thuật nấu ăn thượng hạng và cầu kì của người Babylon”.
Quay trở lại với câu chuyện về nguồn gốc của ô mai, chà là là một trong những loại cây đầu tiên được sử dụng làm ô mai. Chúng mọc rất nhiều ở Mesopotamia vào khoảng 5000 năm trước. Tại khu vực “mảnh đất màu mỡ”, chà là ra quả khá nhanh (trung bình một cây chà là một năm có thể thu hoạch tới gần 50kg và có thể thu hoạch tới hơn 60 năm). Quả chà là thời đó là loại quả “không thể rẻ hơn”, nó nhiều đến nỗi giá của nó ai cũng có thể mua được với số lượng lớn.
Và bởi rất có giá trị sử dụng nên hình ảnh cây chà là cũng được xuất hiện rất nhiều trong các ngôi mộ và các đền thờ cổ của người babylon.
Những người nông dân ở Mesopotamia phơi khô chà là và sử dụng chúng. Cho dù tươi, được ép khô hay được phơi khô chúng cũng được dùng rất nhiều trong việc tạo ra các loại bánh.
Sau đó, ở Châu Á, các loại quả như mận, mơ, đào… bắt đầu được sử dụng để làm ô mai. Chúng được phát triển ở Trung Quốc vào thế kỉ thứ 3 trước công nguyên và dần dần được lan rộng ra các khu vực lân cận. Những loại ô mai này của Châu Á đến với Hy Lạp và Ý muộn hơn, mặc dù giá thành của chúng rất cao so với các loại nho khô cũng như ô mai được làm từ chà là. Sử có ghi chép lại chỉ có những người thuộc tầng lớp cao quý mới được thưởng thức những loại ô mai này.
Sau đó, ở Châu Á, các loại quả như mận, mơ, đào… bắt đầu được sử dụng để làm ô mai.
Ngày nay, ô mai đã trở nên phổ biến và giá cả cũng đã bình dân hơn. Để chế biến ô mai, người ta có nhiều bí quyết gia truyền khác nhau.
Thông thường, người ta phải chọn loại quả ngon, tươi tốt… sau đó đem rửa sạch, ướp muối, phơi khô và hấp sấy. Qua đôi bàn tay của người Việt, các loại ô mai đã trở nên thật đặc biệt, mang hương vị riêng và một số loại như ô mai mơ Chùa Hương, ô mai sấu, ô mai me, ô mai trám… gần như đã trở thành một loại đặc sản của riêng Việt Nam.
Thu Huyền