Tôi hoàn toàn mù tịt không biết nhiều về thiên văn ngoại trừ tên của mấy cái ngôi sao khi nghiên cứu về tử vi đẩu số. Tôi lên mạng lục qua lục lại, sao anh Google lại không có chắc không đúng từ khóa. Tôi hỏi bà xã mạng Tàu nói về hiện tượng này là gì. Bà xã nói: tháng có hai ngày rằm thì nó gọi là Lam Nguyệt (藍月), không có ngày rằm là Hắc Nguyệt (黑月). Tôi lại lên mạng, anh Google lại cho biết một số tiểu thuyết có tựa là Lam Nguyệt hay Hắc Nguyệt,...
Tức quá, lại không có. Không chịu thua, tôi suy nghĩ một hồi thì lóe ra một ý kiến, dịch Hán Việt ra thuần Việt: Lam Nguyệt là trăng xanh, Hắc Nguyệt là trăng đen. Gõ vào computer. Yes, có rồi đấy. Các bạn có biết qua hiện tượng thiên văn này chưa? Nếu chưa thì đọc cách giải thích của Wikipedia nhé:
TRĂNG XANH
Trăng xanh (trong tiếng Anh là blue moon) là một khái niệm trong thế giới phương Tây để chỉ hiện tượng trăng tròn không ăn khớp với một tháng dương lịch. Thường thì một năm dương lịch có mười hai lần trăng tròn, trùng hợp mỗi tháng có một lần trăng tròn. Nhưng do mỗi năm dương lịch/năm chí tuyến dài hơn năm âm lịch 11 ngày nên những ngày này dần dồn lại để sau khoảng hai hoặc ba năm (chính xác hơn là chu kỳ 2,7154 năm hay 7 lần trong 19 năm chu kỳ Meton) lại có thêm một lần trăng tròn. Có nhiều cách diễn giải khác nhau về "trăng xanh" liên quan tới kỳ trăng tròn dư thừa này.
- Trong tính toán ngày tháng cho Mùa Chay và lễ Phục Sinh thì giới tu sĩ Công giáo phải xác định ngày diễn ra Trăng Mùa Chay. Người ta cho rằng theo dòng lịch sử khi thời điểm trăng tròn đến quá sớm thì họ gọi kỳ trăng tròn sớm đó là "Trăng phản" (Trăng phản bội) hay "Trăng màu" (Trăng màu sắc) và như vậy Trăng Mùa Chay đã đến vào đúng thời điểm dự kiến dành cho nó.
- Theo văn hoá dân gian phương Tây thì người ta đặt tên cho ngày trăng tròn theo thời gian của năm. Mặt Trăng đến quá sớm mà không có tên dân gian - được gọi là trăng xanh - để tính đúng thời gian trong lần trăng sau.
- Lịch nhà nông định nghĩa từ trăng xanh là kỳ trăng tròn "dư thừa" xảy ra trong một mùa. Thông thường một mùa có ba lần trăng tròn, nhưng nếu một mùa có bốn lần trăng tròn thì lần trăng tròn thứ ba được gọi là trăng xanh. Lưu ý rằng mùa tại các quốc gia vùng vĩ độ ôn đới nói chung được coi là bắt đầu vào các ngày phân (xuân phân, thu phân) hay ngày chí (hạ chí, đông chí) nên trăng xanh theo cách hiểu này nếu xảy ra thì đều rơi vào khoảng thời gian xấp xỉ 1 tháng trước ngày chí/ngày phân.
- Định nghĩa được dùng gần đây được giải thích là đêm trăng tròn lần thứ hai trong tháng dương lịch bắt nguồn từ một nhầm lẫn vào năm 1946 và đến năm 1999 mới được phát hiện. Ví dụ, ngày 31 tháng 12 năm 2009 sẽ được gọi là trăng xanh theo định nghĩa này.
Thuật ngữ "trăng xanh" thường được sử dụng để ẩn dụ mô tả một sự kiện hiếm có.
TRĂNG ĐEN
Trong ngành thiên văn học thì thời kỳ trăng đen (trong tiếng Anh là black moon) không được biết đến nhiều và cũng ít người nói tới. Định nghĩa của hiện tượng này cũng không được ai chấp nhận, nhưng đôi khi cũng có người nhắc đến và một trong bốn trường hợp sau:
TRĂNG ĐEN
Trong ngành thiên văn học thì thời kỳ trăng đen (trong tiếng Anh là black moon) không được biết đến nhiều và cũng ít người nói tới. Định nghĩa của hiện tượng này cũng không được ai chấp nhận, nhưng đôi khi cũng có người nhắc đến và một trong bốn trường hợp sau:
1. Lần xuất hiện thứ hai của một kỳ trăng mới trong một tháng dương lịch. (Điều này không thể xảy ra vào tháng hai. Tương tự như định nghĩa rất phổ biến của trăng xanh với hai lần kỳ trăng tròn).
2. Kỳ trăng mới thứ ba trong mùa (một trong bốn mùa). (Tương tự như định nghĩa Lịch nhà nông của các nông dân là một kỳ trăng tròn xảy ra một trong bốn vụ mùa).
3. Thiếu đi một kỳ trăng tròn trong một tháng dương lịch. (Chỉ có thể xảy ra vào tháng 2, như vậy tháng Giêng và tháng 3 sẽ có hai lần kỳ trăng tròn).
4. Thiếu đi một kỳ trăng mới trong một tháng dương lịch. (Chỉ xảy ra vào tháng 2, vậy tháng Giêng và tháng ba sẽ có hai lần kỳ trăng tròn).
Theo: Wikipedia
- Tháng Giêng 2018 sẽ có 2 ngày rằm âm lịch ngày 01/01/2018 và 31/01/2018.
- Tháng Hai 2018 sẽ không có ngày rằm âm lịch nào.
Không tin thì tra lịch đi các bạn.
LKH
No comments:
Post a Comment