Phần đầu của con ốc thật sự rất giống cái đầu ngỗng với phần cổ dài, đầu tròn và mỏ nhọn. Nhiều ngư dân đã bất chấp sinh mạng để đánh bắt cho bằng được bởi giá ốc khá đắt, chỉ giới lắm tiền nhiều của mới dám ăn.
Ốc đầu ngỗng không thể nuôi mà nó tự sinh sống và phát triển ở ngoài biển khơi xa xôi, đặc biệt có nhiều là vùng biển ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha nhưng việc đánh bắt vô cùng khó khăn. Ốc có tên gọi là Gooseneck barnacles hay còn gọi là Lucifer’s Finger (móng tay của Lucifer). Sở dĩ có tên gọi ốc đầu ngỗng bởi xuất phát từ hình dáng đặc biệt của món ốc lạ này.
Ốc tự sinh sống và phát triển ngoài biển khơi. Chính vì lý do này nên để đánh bắt được ốc đầu ngỗng là công việc tương đối khó khăn và nguy hiểm đối với ngư dân vì chúng thường sống trên những tảng đá ven biển, nơi thường xuyên có những con sóng lớn vỗ vào. Để đánh bắt được ốc đầu ngỗng, ngư dân phải đi tàu ra biển, rồi lặn hàng giờ dưới biển sâu để tìm những con ốc bám chặt trên những tảng đá.
Do công đoạn đánh bắt ốc đầu ngỗng tương đối vất vả và nguy hiểm nên cũng không có gì khó hiểu khi giá của món ốc này tương đối cao. Hiện tại, giá ốc đầu ngỗng dao động trong khoảng 100 euro (khoảng 2 triệu 700 ngàn đồng) cho một đĩa nhỏ. Và với mức giá khá cao như vậy nên món ốc đầu ngỗng cũng được liệt vào danh sách các món ăn ngon ở nhiều nhà hàng sang trọng trên thế giới và chỉ giới nhà giàu mới dám bỏ tiền để thưởng thức món ăn từ ốc đầu ngỗng.
Thanh Phương (tổng hợp)
Hà ngỗng hay bộ Hà ngỗng hay còn gọi là đằng hồ (Danh pháp khoa học: Pedunculata) là một bộ động vật gồm các loài động vật chân khớp nhưng có thân mềm mà chúng có tập tính là chuyên sống và khoét thủng các loại đá và vật chất cứng khác. Sự tương đồng giữa hình dáng các loại hà này với cổ của một loài ngỗng (Branta leucopsis) đã khiến người cổ đại liên tưởng đến những con ngỗng, hoặc ít nhất là các loài vịt trời đã tiến hóa từ con hà này.Từ chất dính khủng khiếp mà con hà tiết ra, người ta đã chế tạo ra loại keo hà dùng để vá tàu khi bị thủng. Chỉ cần phết vào miếng kim loại rồi dán, rất nhanh mà bền chắc. Trong Y tế, keo hà dùng làm băng giấy cầm máu, bịt miệng vết thương và vết mổ. Chúng cũng là một món ăn cao cấp ở các nước Địa Trung Hải như Ý, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. (Theo Wikipedia)