Sunday, January 7, 2018

PHONG THỦY TỬ CẤM THÀNH BỊ PHÁ HỦY?

Vì đâu Tử Cấm Thành suốt 50 năm không có đứa trẻ nào được sinh ra?

Tử Cấm Thành 50 năm không có một đứa bé nào được sinh ra. Đây là do phong thủy bị phá hủy, hay là dấu hiệu cảnh báo triều đại Mãn Thanh đã đến lúc diệt vong?



Triều đại nhà Thanh những năm cuối cùng, vận mệnh quốc gia suy vong, trong Tử Cấm Thành (Cố Cung) cũng đã xảy ra một hiện tượng vô cùng kỳ quái: Ba vị hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh là Đồng Trị, Quang Tự và Phổ Nghi có đến 3.000 cũng tần mỹ nữ, nhưng lại đều không thể sinh con.

“Cố cung 50 năm không nghe thấy tiếng trẻ con khóc”, dù chưa nói chuyện đất nước đang trong tình cảnh suy tàn, chỉ chuyện “đoạn tử tuyệt tôn” này cũng đã đủ để khiến triều đại nhà Thanh diệt vong.

Nhiều người thắc mắc, vì sao 3 đời sau cùng của nhà Thanh lại không thể có con nối dõi? Các sử gia đối với vấn đề này cũng có nhiều nhận định khác nhau, trong đó có người cho rằng Hoàng đế Mãn Châu “đoạn tử tuyệt tôn” là do phong thủy của Cố Cung.


Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh, Trung Quốc. (Ảnh: Greentour)

Điện Giao Thái bị thiêu rụi, phong thủy của Tử Cấm Thành bị phá hủy

Hậu cung ở trong Cố Cung gồm ba cung lớn: Càn Thanh cung (thiên), Giao Thái điện và Khôn Ninh cung (địa). Giao Thái điện ở giữa hai cung, tượng trưng cho sự giao hòa Âm – Dương, ngụ ý Thiên – Địa giao cảm sẽ sinh con nối dõi. Điều này cũng phù hợp với quẻ Thái trong 64 quẻ của Chu Dịch.

Điện này được xây dựng vào triều Minh, phong thủy rất tốt. Cho đến năm Gia Khánh thứ 2 của triều Thanh, một trận hỏa hoạn đã thiêu rụi điện Giao Thái, về sau mới xây dựng lại.

Điều kỳ lạ chính là, từ năm Gia Khánh trở về sau, người nối dõi của Hoàng đế Mãn Thanh càng ngày càng ít đi. Cháu trai của Gia Khánh là Hàm Phong, chỉ có hai con, một trai một gái, cho đến 3 đời Hoàng đế cuối cùng là Đồng Trị, Quang Tự, Phổ Nghi, thì đã tuyệt hậu hoàn toàn.

Phong thủy Cố Cung khiến cho Hoàng đế nhà Thanh tuyệt hậu? (Ảnh: Oscfirst.com)

Mãn Thanh tuyệt hậu, có phải do phong thủy của điện Giao Thái?

Phong thủy huyền bí của Cố Cung xác thực không phải là điều người bình thường có thể hiểu được. Tuy nhiên, rất nhiều người ngay từ bé đã tiếp thu chủ nghĩa duy vật, vậy nên đối với vấn đề tuyệt hậu của triều đại Mãn Thanh thì đều dùng chủ nghĩa duy vật để giải thích.

– Hoàng đế Đồng Trị sống đến năm 19 tuổi thì qua đời, không ai biết được nguyên nhân vì sao.

– Hoàng đế Quang Tự hưởng thọ 38 tuổi, cả đời phải chịu sự khống chế của Từ Hi Thái hậu. Ông qua đời một ngày trước khi Từ Hi Thái hậu mất, nguyên nhân cái chết còn nhiều nghi vấn. Đối với bản thân Quang Tự còn phải chịu nhiều kìm kẹp, thiết nghĩ, Từ Hi càng không cho phép ông sinh ra con trai để tranh đoạt quyền lực.

– Hoàng đế Phổ Nghi là vị vua cuối cùng của triều Mãn Thanh, được các nhà sử học xác nhận là bị bệnh bất lực, vậy nên không có con nối dõi cũng là hợp lý. Cô con gái duy nhất do Hoàng hậu Uyển Dung sinh hạ, nhưng vừa ra đời đã bị Phổ Nghi ném vào trong lò lửa chết cháy, còn nổi giận muốn phế hậu.

Phổ Nghi trong chiếc áo tù mang số 981
Bất luận việc “đoạn tử tuyệt tôn” của nhà Thanh là do phong thủy của Cố Cung hay nguyên nhân là do bản thân những hoàng đế, nhưng thiên tai nhân họa, đều chỉ hướng tới một sự thật, chính là vận số của triều đại Mãn Thanh đã tận, hơn 200 năm thống trị đã đến lúc kết thúc.

Cố Cung (còn gọi là Tử cấm Thành) nằm ngay giữa trung tâm thành phố Bắc Kinh, là cung điện của các triều đại từ giữa nhà Minh đến cuối nhà Thanh, Trung Quốc.

Cố Cung do Chu Đệ, đời vua thứ hai nhà Minh ra lệnh xây dựng vào năm 1406 và kéo dài suốt 14 năm mới hoàn thành. Trong gần 500 năm lịch sử, cho đến khi triều đình nhà Thanh bị lật đổ, tổng cộng có 24 đời vua từng sống và xử lý quốc sự tại đây.


Tuệ Tâm, theo Kannewyork