Quá kinh ngạc, cụ già hỏi ông: “Với công phu của mình, ông thừa sức khuất phục mấy tên lưu manh đó. Tại sao ông không đánh lại khi bị đánh như vậy?”. Người đàn ông trung niên điềm tĩnh đáp: “Những người luyện võ giảng về võ đức. Bị họ đánh vài lần không thể gây ra vết thương lớn nào đối với tôi. Còn nếu động thủ, tôi có thể làm chết người ấy chứ. Ngoài ra, đánh nhau với đám du côn không biết võ đó có thể làm bẩn tay tôi”. Sau khi nghe điều này, một số người xem tỏ vẻ kính phục, trong khi những người khác chỉ thầm cười khẩy khi người đàn ông bước đi.
Câu chuyện này khiến tôi liên tưởng đến điển cố “Hàn Tín chịu nhục chui háng”. Nếu khi ấy Hàn Tín lấy đầu kẻ vô lại bằng thanh bảo kiếm của mình, ông sẽ không phải chịu nỗi nhục chui dưới háng của hắn. Nhưng ông đã nhẫn chịu nỗi nhục này để tránh lấy đi một mạng người. Ngoài ra, ông làm vậy là bởi vì ông không còn đường lui. Bò dưới hai chân kẻ vô lại không phải hèn nhát, cũng không phải ngu ngốc. Đó là biểu hiện cao thượng của tâm đại nhẫn và đại trí. Sau này, Hàn Tín trở thành đại tướng quân của Hán Cao Tổ Lưu Bang và giúp ông sáng lập triều Hán. Công lao vĩ đại của Hàn Tín đối với triều Hán đã chứng minh ông là một bậc đại trí.
Một số người chỉ trích tư tưởng “tinh trung báo quốc” của Nhạc Phi triều Tống là “ngu trung”. Cũng có người coi hành vi của những bậc đại trí tuệ là “điên” và “khờ”. Tuy nhiên, sự thực hoàn toàn ngược lại. Trong lịch sử Trung Quốc có cố sự gọi là “phong tăng tảo Tần” (tăng điên quét Tần Cối). Vị “tăng điên” này không phải điên thật, mà ông chỉ dùng trí tuệ của mình để bỡn cợt một đại gian thần làm Tể tướng đương triều, kẻ đã giết hại trung thần Nhạc Phi. Tần Cối, kẻ tự đóng mình lên cây cột sỉ nhục muôn đời mới là kẻ “điên” và “khờ” thật sự.
Theo đuổi sảng khoái và lợi ích nhất thời trong những việc nhỏ nhặt chỉ là sự khôn vặt của người đời. Bậc đại trí trông như kẻ khờ, bởi vậy người bình thường khó mà luận được anh hùng dựa trên được – mất ở thế gian. Chỉ người dùng tâm đại nhẫn mà thiện đãi thiên hạ mới đúng là biểu hiện của đại trí tuệ.
Tác giả: Quán Minh
(Sưu tầm trên mạng)
人生感悟:大巧若拙
作者: 贯明
十几年前,在中国北方某县城曾发生过这样一件事:一群青年地痞轮番上阵,在街头痛欧一个体格健壮、身材魁梧的中年人。一阵暴打之后,那位中年人鼻孔与嘴唇都在流血,然而奇怪的是他不但不还手,面对打过来的拳脚他也不躲也不闪,旁边看热闹的人都以为他是一个傻子。有个老年人看后十分不忍心,就在那些地痞走后上前为他擦洗脸上的血迹。不料想仔细的一看,老年人才猛然发现这个中年人原来是邻县一所武术学校的专职教练,而且还在专业的散打比赛中获得过奖牌呢!
于是老年人不解的问他:“以你的身手与功夫,对付这几个地痞流氓绰绰有余,为什么被打成这样还不还手?” 那位中年人平静的回答说:“练武之人要讲究武德。他们打我几下不会造成很大的伤害,我如果还手就有可能闹出人命官司了。另外与几个不懂武功的地痞流氓过招,我还怕弄脏了我的手。”周围的人听到此话之后,有的人表示敬佩,也有许多人不以为然,一阵哂笑而去。
由此联想到古代韩信受辱于胯下的典故。如果当时韩信凭着血气之勇,一剑削了那个地痞无赖的脑袋,虽然可以免去钻过胯下的羞辱,但是吃上了人命官司之后是不可能全身而退的。因此韩信忍受了胯下之耻的行为既不是懦弱,也不是愚蠢,而是具有大忍之心的大智慧者的崇高的表现,后来韩信受拜为汉朝的大将军,为汉朝的统一所立下的丰功伟绩也充分说明了他是一个具有大智慧的人。
有些世人把民族英雄岳飞对宋朝的精忠报国思想说成是“愚忠”,也有人把具有大智慧的人的行为看成“疯”或“傻”,然而实质上并非如此。历史上还有一个“疯僧扫秦”的故事。“疯僧”其实并没有疯,他只是充分的利用了自己的智慧当众戏弄了身为当朝宰相的大奸臣,而枉杀爱国忠臣、永远的把自己钉在了历史耻辱柱上却又怕世人知道真相的秦桧才是真正的疯子与傻子。
大音无声,大象无形。有形之象似巧实拙,贪图一时的痛快与眼前的实际利益只不过是世人的小聪明而已。大巧若拙,大智若愚。即使不被世人理解,不以成败论英雄、不计较人世间的得失,以大忍之心善待天下所有的众生才是真正的大智慧者的表现。
(網上搜查)