Coca-Cola được phát minh bởi dược sĩ John Stith Pemberton , chủ một phòng thí nghiệm và hiệu thuốc tư nhân. Ban đầu, Pemberton chỉ định sáng chế ra một loại thuốc bình dân giúp chống đau đầu và mệt mỏi. Ông đã mày mò và thử nghiệm, pha chế thành công một loại siro có màu đen như cà phê. Loại siro này trộn với nước lạnh sẽ có thể được một thứ nước giảm nhức đầu và tăng sảng khoái.
1880s - Coca-Cola syrup and extract |
Pemberton giữ lại công thức sáng chế này, chỉ biết rằng thành phần quan trọng nhất của loại thức uống này chứa một tỷ lệ nhất định tinh dầu được chiết suất từ quả và lá của cây Kola. Đây là loại cây chỉ có ở khu vực rừng nhiệt đới Nam Mỹ , thành phần chứa một lượng đáng kể cocain và caffeine . Vì thế thuốc có tác dụng làm sảng khoái, chống đau đầu, mệt mỏi. Cái tên Coca-Cola cũng bắt nguồn từ đó. Pemberton đã thay chữ "K" bằng chữ "C" có vẻ dễ nhìn và quen thuộc hơn.
Các mẫu chai Coca-Cola qua từng giai đoạn.
Sau khi sáng chế ra Coca-Cola, Pemberton rất vui sướng và đã đi khắp nơi chào bán loại nước uống này, đặc biệt tại các quán "Soda-bar" đang thịnh hành ở thành phố Atlanta . Tuy nhiên, Pemberton đã rất thất vọng vì không ai chịu uống thử Coca-Cola. Nó có màu nâu đen và mọi người đều coi đó là thuốc chứ không phải một loại nước giải khát đơn thuần.
Công thức Coca-Cola chỉ thực sự trở thành nước giải khát nhờ một nhân viên trong quán bar "Jacobs Phamarcy" khi nhân viên này đã nhầm lẫn pha siro Coca-Cola với nước soda thay vì nước lọc bình thường theo công thức của Pemberton.
Chai Coca-Cola đầu tiên được sản xuất.
Trước khi Pemberton qua đời, Asa Candler mua lại công thức của ông và đăng ký bằng sáng chế cho loại nước uống này vào năm 1893. Vào ngày 12 tháng 3 năm 1894, chai Coca-Cola đầu tiên đã được đóng chai tại một nhà máy của Asa và sau đó được bán ra tại Vicksburg, Mississippi , Hoa Kỳ. Đến năm 1899, Asa Candler bắt đầu xây dựng thêm các nhà máy đóng chai và sản xuất loại nước uống này với quy mô lớn. Để rồi sau đó Coca-Cola trở thành đồ uống phổ biến nhất trên thế giới.
Theo GenK.vn
Link tham khào:
https://www.todayinsci.com/3/3_12.htm
No comments:
Post a Comment