"CẠN TÀU RÁO MÁNG"
“Người ta đối xử cạn tàu ráo máng vì họ ở huyện ở tỉnh, họ có ăn đời ở kiếp chi với ta” (Chu Văn. “Bão biển”).
Thoạt tiên, thành ngữ này được dùng để chỉ sự chăm sóc thiếu chu đáo của con người đối với vật nuôi như voi, ngựa, lợn và các gia súc khác. Ở trong thành ngữ này, máng là dụng cụ đựng thức ăn cho lợn và các gia súc, tàu cũng là một loại máng dùng để đựng thức ăn cho voi và ngựa. (Về sau tàu còn được dùng để chỉ chỗ nhốt voi nhốt ngựa. Trong trường hợp này tàu có nghĩa là chuồng. Đối với những con vật quý, giúp đỡ cho con người khỏi những nỗi nhọc nhằn trong việc thồ chở hàng hoá, các vật liệu nặng, hoặc cung cấp cho người thịt ăn hàng ngày như vậy mà phải để cho cạn tàu ráo máng, để phải chịu đói, chịu khát cùng kiệt thế, âu cũng là một sự tàn nhẫn quá mức. Nhưng nói vật là để nói người vậy. Đã cạn tàu ráo máng với nhau thì còn đâu là tình nghĩa; con người lúc đó sẽ đối xử với nhau một cách tàn nhẫn:
“Mấy ông đã không ơn nghĩa lại đối xử cạn tàu ráo máng rứa thì can chi mà chị ngượng” (Xuân Thiều. “Thôn ven đường”).
“Bố mẹ Bính đối với Bính thật cạn tàu ráo máng và đến mức độc ác hơn là thú dữ” (Nguyên Hồng. “Bỉ vỏ”).
“Người ta đối xử cạn tàu ráo máng vì họ ở huyện ở tỉnh, họ có ăn đời ở kiếp chi với ta” (Chu Văn. “Bão biển”).
Thoạt tiên, thành ngữ này được dùng để chỉ sự chăm sóc thiếu chu đáo của con người đối với vật nuôi như voi, ngựa, lợn và các gia súc khác. Ở trong thành ngữ này, máng là dụng cụ đựng thức ăn cho lợn và các gia súc, tàu cũng là một loại máng dùng để đựng thức ăn cho voi và ngựa. (Về sau tàu còn được dùng để chỉ chỗ nhốt voi nhốt ngựa. Trong trường hợp này tàu có nghĩa là chuồng. Đối với những con vật quý, giúp đỡ cho con người khỏi những nỗi nhọc nhằn trong việc thồ chở hàng hoá, các vật liệu nặng, hoặc cung cấp cho người thịt ăn hàng ngày như vậy mà phải để cho cạn tàu ráo máng, để phải chịu đói, chịu khát cùng kiệt thế, âu cũng là một sự tàn nhẫn quá mức. Nhưng nói vật là để nói người vậy. Đã cạn tàu ráo máng với nhau thì còn đâu là tình nghĩa; con người lúc đó sẽ đối xử với nhau một cách tàn nhẫn:
“Mấy ông đã không ơn nghĩa lại đối xử cạn tàu ráo máng rứa thì can chi mà chị ngượng” (Xuân Thiều. “Thôn ven đường”).
“Bố mẹ Bính đối với Bính thật cạn tàu ráo máng và đến mức độc ác hơn là thú dữ” (Nguyên Hồng. “Bỉ vỏ”).
Trong mạng Nguyễn Hữu Kính