Biệt danh "quốc gia cầu vồng" chỉ sự đa dạng chủng tộc, tín ngưỡng, ngôn ngữ... của một đất nước châu Phi.
Biệt danh này xuất phát từ Tổng giám mục Desmond Tutu - nhà hoạt động nhân quyền và là người đoạt giải Nobel Hòa bình năm 1984.
Sau cuộc bầu cử dân chủ năm 1994, Nelson Mandela trở thành tổng thống da màu đầu tiên của Cộng hòa Nam Phi. Tổng giám mục Tutu sử dụng thuật ngữ "quốc gia cầu vồng" để mô tả một đất nước đã xóa bỏ được chế độ phân biệt chủng tộc sau thời gian dài. Kết hợp với lá cờ sáu màu, thuật ngữ này đề cập đến sự đa dạng chủng tộc, bộ lạc, tín ngưỡng, ngôn ngữ và cảnh quan trên cả nước.
Quốc kỳ Nam Phi. Ảnh: iStock
“Một thế giới cam kết hòa bình, một thế giới trong đó tất cả chúng ta là một gia đình, một thế giới mà tất cả chúng ta đều được lắng nghe, quan tâm và yêu thương”, Tổng giám mục Tutu diễn tả cảm xúc về viễn cảnh tương lai của đất nước.
Năm 2007, Nam Phi trở thành quốc gia thứ năm trên thế giới và đầu tiên tại châu Phi hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính. Đây là một trong những chính sách cởi mở hiếm thấy tại châu lục này.
(Sưu tầm trên mạng)