“Thông minh khó, hồ đồ khó, từ thông minh chuyển sang hồ đồ càng khó, buông tay ra, lùi một bước, lòng yên ổn, sau này không mong sự đền đáp” – Trịnh Bản Kiều.
“Nan đắc hồ đồ” dịch nghĩa bề mặt là muốn hồ đồ thật khó. Ngày nay nhiều người cho rằng nó có hàm nghĩa là, trong cuộc sống, mặc dù khó, nhưng đôi lúc người ta phải hồ đồ, phải “giả ngu”, để tránh tai bay vạ gió, để được sống yên ổn. Thực ra đó là cách lý giải sai lầm. Bốn chữ “Nan đắc hồ đồ” được Trịnh Bản Kiều viết ra trong lúc ông đang phải đứng giữa nhân nghĩa và danh vọng, nó thể hiện khí tiết cao thượng hiếm có của một người làm quan, mang trên vai sinh mệnh của dân chúng…
Chim hạc tượng trưng cho khí tiết thanh cao của con người (Ảnh minh họa: webanh.blogspot.com)
Trịnh Bản Kiều là thư hoạ gia nổi tiếng đời Thanh, thiên tư thông minh lại đa tài đa nghệ, nhưng con đường công danh lại gập ghềnh không thuận lợi. Ông làm tiến sỹ dưới thời vua Càn Long, là một vị quan thanh chính liêm khiết, không sợ quyền thế, hết lòng vì dân.
Bốn chữ “Nan đắc hồ đồ” được Trịnh Bản Kiều viết ra trong lúc dân chúng đang gặp nạn lớn, còn khâm sai của nhà vua bất kể dân chúng khổ sở sống chết ra sao vẫn không mở kho phát chẩn, mà lại còn đòi hỏi thư họa của Trịnh Bản Kiều.
Thấy người dân đã đến nông nỗi “10 ngày bán một đứa trẻ, 5 ngày bán một phụ nữ” (theo sách “Đào hoang hành”), Trịnh Bản Kiều đã lấy hết bổng lộc bản thân, đồng thời mở cửa kho phát chẩn cứu tế cho nạn dân. Thuộc hạ khuyên ông không nên tự ý quyết định để tránh bị triều đình kết tội, nhưng Trịnh Bản Kiều cho rằng tính mạng của người dân đang trong cơn nước sôi lửa bỏng, nếu vì cứu dân mà bị trách tội thì ông sẵn sàng một mình đón nhận.
(Ảnh minh họa: YouTube)
“Nan đắc hồ đồ” chính là tâm ý của Trịnh Bản Kiều. Ông biết rằng mở kho phát chẩn sẽ bị triều đình kết tội, nhưng vẫn vì nghĩa không chùn, giả vờ “hồ đồ” để có thể cứu được nạn dân. Chính vì thế, ông mới chú thích cho bốn chữ “Nan đắc hồ đồ” rằng: “Thông minh khó, hồ đồ khó, từ thông minh chuyển sang hồ đồ càng khó, buông tay ra, lùi một bước, lòng yên ổn, sau này không mong sự đền đáp”.
Trịnh Bản Kiều vì nỗ lực cứu giúp nhân dân mà bị bọn tham quan căm ghét, cuối cùng ông bị chúng vu cáo và cách chức. Lúc ông rời nhiệm sở, dân chúng tranh nhau tới, thắp hương bày rượu đưa tiễn ông đến 10 dặm trường đình. Ông chẳng có xe ngựa và tùy tùng, chỉ thuê 3 con lừa, một con để mình cưỡi, một con chở sách vở và cây đàn, một con cho người nô bộc cưỡi. Đúng là một vị quan “Lưỡng tụ thanh phong”.
(Ảnh minh họa: Pinterest)
Đứng trước nhân nghĩa và danh vọng, Trịnh Bản Kiều có thể dũng cảm từ bỏ lợi ích bản thân, chỉ mong làm hết sức mình, không mong được đền đáp. Cái “hồ đồ” của Trịnh Bản Kiều không phải là giả ngu giả điếc, mà chính là cái “hồ đồ” của một nhân cách vĩ đại. Đó chính là hàm nghĩa cao thượng của bốn chữ “Nan đắc hồ đồ”.
Quang Minh
相傳鄭板橋在乾隆年間奉調在濰縣上任知縣,在這期間他為官清廉,興利除弊,取得百姓的愛載,但是最後因收繳了當地豪紳的罰款,而遭到了陷害,而至罷官。
那板橋在濰縣期間也題過幾幅著名的匾額,其中最令人膾炙人口的是「難得糊塗」這一匾額,根據民間傳說,有一年板橋聽了人民說城東南有一座雲峰山,山上有很多歷代的石刻,那板橋專程的來到雲峰山去看一塊春秋戰國時代留下的「鄭莊公碑」,由於天色漸暗來不及下山,於是不得已借宿了山間的一座小茅屋,這茅屋的主人,是一位儒雅的老人,自命是糊塗的老人,言談之間,出語不俗,板橋環視室內,見室內的陳設中最突出的是一件碩大的硯台,足有一方桌面的大小,石質細膩,雕刻精美,真是世間罕見之物,令板橋大開眼界。
於是老人請板橋題字,以便鐫刻在硯背之上,板橋欣然慨允了,他細思老人必有來歷,便提了「難得糊塗」四個字,並蓋上一方新刻的:「康熙秀才、雍正舉人、乾隆進士」之印章。
因硯石過大,還有不少的空隙,板橋便請老人作一跋語,老人也很興至,便提了「得美石難、得頑尤難、由美石轉入頑石更難,美於中、頑於外、藏野人之廬,不入富貴之門也」,也用一方印:「院試第一,鄉試第二,殿試第三」。
板橋一見大吃一驚,心中已知這位老人必不是等閒之人,從印上看應該是一位退隱的官員,細談之後,方知原因,於是板橋有感於糊塗老人的命名,當下見硯台尚還有空隙,便再補寫了一段:「聰明難、糊塗尤難、由聰明轉入糊塗更難,放一著、退一步、當下心安,非圖後來福報也。」老人見了大笑不已。
「難得糊塗」深刻道出了板橋內心中對當時政治的複雜,官場的昏暗,心中充滿的無奈與感慨。
云彩文