Câu chuyện dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu rõ điều này:
Trước đây, có hai người hàng xóm, một người thì gia đình khá giàu có, người kia thì gia đình lại khá nghèo.
Hai gia đình này vốn không có ân oán gì, thường ngày quan hệ của họ rất tốt. Thế nhưng, có một năm, ông trời nổi cơn thịnh nộ, giáng xuống một trận thiên tai khiến ruộng đồng thất thu, mùa màng thất bát. Gia đình nghèo nọ không có thu hoạch, lại cũng không có dự trữ, không có gì ăn, họ đành nằm chờ chết. Lúc này, nhà giàu kia đã mua rất nhiều lương thực, họ nghĩ đến tình cảnh của nhà hàng xóm, bèn mang một thưng gạo cho họ để cứu nguy.
Gia đình nghèo kia vô cùng cảm kích, cho rằng đây chính là ân nhân cứu mạng. Sau khi qua khoảng thời gian khó khăn nhất, gia đình nghèo đến bày tỏ lòng cảm ơn đối với nhà giàu.
Khi hai nhà trò chuyện, họ nói đến việc chưa có hạt giống cho năm sau, nhà giàu bèn hào phóng tặng một đấu thóc để làm hạt giống. Gia đình nghèo lại hết lời cảm ơn rồi mang đấu thóc về nhà.
Về đến nhà, anh em nhà nghèo lại nói rằng: một đấu thóc này thì làm được gì chứ, ngoài ăn ra thì vốn dĩ không đủ để năm sau trồng, nhà giàu này quá đáng thật, lắm tiền như thế thì nên cho nhiều lương thực và tiền, chứ cho có một chút thế này thật quá là tệ.
Những lời này truyền đến tai nhà giàu kia khiến họ rất tức giận, họ nghĩ rằng mình đã tặng nhiều lương thực không công như thế, chẳng những không cảm ơn mà còn đố kỵ xem mình như kẻ thù, thật đúng “chẳng phải là người”.
Thế là, vốn dĩ quan hệ của hai gia đình rất tốt, từ đó trở thành kẻ thù của nhau.
Câu chuyện “Một chén gạo dưỡng ơn, một đấu gạo nuôi thù” này có ý nghĩa rằng khi việc ‘cho đi’ trở thành một thói quen thì rồi sẽ thành trách nhiệm không thể chối bỏ được. Có câu nói rằng: Dục vọng giống như nước biển vậy, uống càng nhiều sẽ càng khát. Dục vọng, ham muốn thật ra chính là vết ngứa trong tâm hồn bạn. Đau còn có thể nhịn được, còn ngứa thù thì càng gãi sẽ càng ngứa!
Ngọc Trúc
Theo: trithucvn
No comments:
Post a Comment