Nhu cầu vệ sinh cá nhân thì thời nào cũng có nhưng trước khi giấy vệ sinh cứu rỗi thế giới, con người đã từng sử dụng gì?
Theo nhiều nghiên cứu, giấy vệ sinh được phát minh vào thế kỷ thứ 6 ở Trung Quốc. Tuy nhiên, thời đó chỉ có các thành viên hoàng gia mới được sử dụng giấy để vệ sinh cá nhân.
Giấy vệ sinh lần đầu tiên xuất hiện ở các triều đại phong kiến Trung Quốc
Thời nhà Đường, một nhà ngoại giao Trung Đông đã đến Trung Quốc và nhận xét về nước này: "Họ không cẩn thận trong việc giữ thân thể sạch sẽ, họ không rửa bằng nước mà dùng giấy sau khi đi vệ sinh".
Trung Quốc là nước đầu tiên trên thế giới sử dụng giấy trong nhà xí.
Thời nhà Tống, Hoàng đế ra lệnh sản xuất giấy có kích thước để dùng riêng cho nhà xí riêng của hoàng tộc. Đây cũng là lần đầu tiên giấy vệ sinh lần xuất hiện tại Trung Quốc nói riêng và thế giới nói chung.
Vậy nếu không dùng giấy, các đất nước khác đã sử dụng phương tiện gì để vệ sinh sau khi đại tiện?
Cây chùi rửa nguy hiểm nhất thời La Mã cổ đại
Vào thời La Mã cổ đại, nơi này xây dựng rất nhiều phòng tắm và nhà vệ sinh công cộng, vì vậy việc cần có vật dụng để vệ sinh là không thể thiếu. Sau khi đại tiện, người La Mã cổ đại sẽ sử dụng một cây gỗ bên trên đính miếng bọt biển có tên gọi là tersorium. Khi không sử dụng, những miếng bọt biển này được ngâm trong nước biển hoặc giấm để người sau sử dụng
Nhà xí cổ đại của La Mã.
Đôi khi cây bọt biển này sẽ được truyền từ người này sang người khác. Vì không được vệ sinh cẩn thận, những người xài chúng có nguy cơ bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn dẫn đến mất mạng.
Một bức tranh tái hiện khung cảnh nhà vệ sinh công cộng vào thời xa xưa.
Một đấu sĩ Đức ở 64AD đã tự tử bằng cây vệ sinh tersorium thay vì ngày ngày phải đối mặt với nỗi kinh hoàng mang tên đấu trường La Mã, một câu chuyện có thật cho thấy đây là dụng cụ chùi rửa nguy hiểm nhất lịch sử.
Người Hy Lạp dùng mảnh gốm
Mặc dù Hy Lạp cũng sử dụng cây cọ rửa bọt biển, tuy nhiên phương pháp làm sạch mà họ yêu thích là dùng những mảnh gốm gọi là pessoi. Họ sẽ làm sạch bằng cách cọ miếng gốm vào hậu môn từ trái qua phải và ngược lại, cho đến khi sạch sẽ mới thôi.
Trong xã hội Hy Lạp trước đây, những người quyền quý, thượng lưu sẽ có được đặc quyền sử dụng nhà vệ sinh có xả nước.
Cây bọt biển để chùi rửa, dụng cụ này sẽ được người này đến người khác sử dụng thay phiên nhau.
Theo tờ Times, nhà vệ sinh xả nước lâu đời nhất trên thế giới nằm trong cung điện Knossos của vua Minoan ở Crete, Hy Lạp. Nơi này có nhiều cổ vật tuổi đời lên đến 4.000 năm.
Được biết, hoàng tộc thời đó sẽ đi vệ sinh trên một chiếc ghế gỗ bên trên một chậu đất sét, chất thải sẽ được dội đi bằng nước cống.
Người Nhật dùng miếng kim loại nguy hiểm để vệ sinh sau khi đi nặng
Ở thời cổ đại, người Nhật sử dụng 1 cái que, vót từ gỗ, tre nứa và thậm chí làm bằng kim loại để "làm sạch những vùng khó tiếp cận". Thứ đó được gọi là chūgi - tới giờ vẫn được trưng bày tại các bảo tàng Nhật Bản.
May mắn trong lịch sử chưa từng ghi nhận trường hợp nào kinh dị xảy ra khi dùng phương pháp đáng sợ này.
Trung Đông có phương pháp tiến bộ nhất
Có vẻ ở thời xưa, phương pháp vệ sinh ở Trung Đông cổ đại là an toàn và sạch sẽ nhất. Họ sẽ xả nước chảy vào tay trái và dùng tay làm sạch những vị trí mình muốn, sau đó chỉ cần đảm bảo rửa tay sạch sẽ là được.
Có vẻ ở thời xưa, phương pháp vệ sinh ở Trung Đông cổ đại là an toàn và sạch sẽ nhất. Họ sẽ xả nước chảy vào tay trái và dùng tay làm sạch những vị trí mình muốn, sau đó chỉ cần đảm bảo rửa tay sạch sẽ là được.
Ở Châu Âu, mọi người lại sử dụng giẻ để rửa ráy. Sau khi đi vệ sinh họ chỉ cần giặt kỹ lại với nước. Chiếc giẻ này sẽ được sử dụng rất nhiều lần rồi bị vứt xuống cống.
Người dân Châu Mỹ trước đây lại sử dụng lõi ngô để vệ sinh, đây là lựa chọn phổ biến và tiết kiệm nhất. Lõi ngô cũng rất mềm mại và linh hoạt thích hợp cho mọi nhu cầu sử dụng.
Ban đầu, sản phẩm này của Gayetty được bán như một phụ kiện y tế, được quảng cáo để hỗ trợ cho những người đang mắc bệnh trĩ.
Joseph Gayetty được xem là cha đẻ phát minh ra giấy vệ sinh ngày nay.
Trước khi phát minh của Gayetty xuất hiện, mọi người sử dụng bất kì thứ gì họ cảm thấy tốt. Đa số là lá cây, bọt biển và thậm chí là vỏ sò, hàu.
Mặc dù Gayetty rất tự hào về phát minh của mình nhưng khi mới xuất hiện sản phẩm này không được đánh giá cao và trở thành một thảm họa thương mại. Sau thất bại này, một số nhà phát minh khác đã nâng cấp giấy này thành cuộn và tiếp tục tung ra thị trường.
Joseph Gayetty thất bại khi nhiều người không mấy quan tâm đến sản phẩm này.
Tuy nhiên tình hình không mấy khả quan cho đến năm 1867, khi các anh em Thomas, Edward, và Clarence Scott tham gia vào thị trường giấy vệ sinh thì loại sản phẩm này mới lần đầu gặt hái được thành công.
Vì vậy, năm 1867 là năm đầu tiên giấy vệ sinh được đóng gói thành cuộn và có lỗ đục nhỏ như chúng ta vẫn sử dụng ngày nay.
Khi giấy vệ sinh được làm thành cuộn, nó quay trở lại và bắt đầu được quảng cáo rộng rãi hơn.
Năm 1935, giấy vệ sinh không vụn bắt đầu được quảng cáo. Năm 1942, nhà máy giấy St. Andrew ở Anh đã giới thiệu giấy 2 lớp để tăng độ mềm mại, thoải mái cho người dùng.
Từ thời điểm đó cho đến nay, giấy vệ sinh cơ bản không có thay đổi gì nữa mà chỉ được nâng cao về mặt chất lượng, kích thước, trọng lượng, độ nhám và khả năng thấm hút nước.
Nhiều công ty đã tham gia nghiên cứu và đưa ra công thức để hoàn thiện giấy vệ sinh, ví dụ đưa tinh chất lô hội vào để giúp giấy mềm mại nhất có thể.
2 cuộn giấy vệ sinh sản xuất bởi Nokia vào những năm 1960 đang được trưng bày tại bảo tàng Centre Vapriikki, Tampere, Phần Lan
Nguồn bài: The Vintage News