Saturday, September 28, 2019

"BA CHÌM BẢY NỔI, CHÍN LÊNH ĐÊNH"


"Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non."



Từ nhỏ nghe nói rằng khi làm chè trôi nước, khi vo bánh tròn xong được thả vào nồi nước sôi. Bánh chìm xuống rồi nổi lên, “ba chìm bảy nổi, chín lênh đênh” thì vớt ra.

Phần giải thích thì tùy, có người bảo ba lần chìm xuống nổi lên (tức là sôi ba dạo), vì nước sôi bánh chìm nổi theo nước, chừng khi nổi 7 phần thì bánh chín!

Nếu sôi mãi bánh vỡ ra nổi hẳn lên mặt nước!

Chuyện xảy ra, khi kể thì phần lỗi của người mười phần, chẳng nghe kể lỗi mình một phần, nếu vậy thì kể như bánh vỡ rồi! Chẳng còn thành một chén chè trôi nước nữa.

Bạn bảo,

“Nếu quy lỗi cho người bảy phần, bảy phần nổi là lỗi người dễ thấy ngay, còn ba phần chìm, lỗi mình chìm nên mình khó thấy, nhưng cũng còn thầm nhận ra rằng mình có phần lỗi.

Thì ba phần nhận đó là lỗi mình, có nghĩa mình còn cơ hội sửa chữa lỗi lầm, nếu chẳng nhận ra chỉ thấy lỗi người mười phần! Thì mãi mãi sẽ đứng ì một chỗ với vô số lỗi lầm mà chẳng bao giờ nhận ra!

Thì thôi có gặp chuyện gì ít ra cũng ba chìm bảy nổi vậy”.

(Sưu tầm trên mạng)