Nhạc sĩ Hoàng Giác và vợ năm 2017 - Ảnh: Nguyễn Trương Quý
Cảm nhận của tôi, tối thiểu cũng đã không sai trước nụ cười, vẻ rạng rỡ, nét sang cả, phong cách khuê các không bị thời gian ác độc lấy đi khỏi gương mặt, giọng nói của bà Kim Châu.
Người phụ nữ hoa khôi, nổi tiếng một thời của Hà Thành. Người bạn đời như một chiếc phao cưu mang nhạc sĩ Hoàng Giác trên dưới sáu mươi năm. Người đàn bà hương sắc một thời, đã mở rộng vòng tay đón tôi. Bà Kim Châu thương yêu cầm tay, dắt tôi bước vào cái khoảng không gian có phần khiêm tốn, thanh bạch, nhưng không kém phần đầm ấm của ông bà.
Bà reo vui giới thiệu tôi với nhạc sĩ Hoàng Giác. Bà nói với ông về tôi, như thể tôi là đứa cháu được bà thương yêu nhất, lâu ngày mới gặp lại. Bà chỉ tôi ngồi xuống chiếc ghế cách nhạc sĩ Hoàng Giác một chiếc bàn nước nhỏ. Nụ cười đôn hậu, an bình của tác giả Ngày về gửi sang tôi niềm hân hoan bồng bềnh. Nhưng giữa những chân tóc đã bạc của ông, tôi vẫn thấy lấp ló đâu đó, ít nhiều nhẫn nhịn, chịu đựng.
Tôi đặt bàn tay nhỏ bé, run rẩy của mình lên bàn tay tài hoa của ông, nghe được những đợt hơi ấm, từ trái tim ông, ân cần chuyền qua tôi. Không một khoảng cách. Tuy nhiên, nếu không có sự đon đả, cởi mở đầy tình thân của bà, chắc tôi không biết nên mở lời, nên nói với ông điều gì. Tôi chợt nhớ tới điều mẹ tôi thường nhắc nhở: “Chẳng phải khi không một người phụ nữ bỗng trở thành bà Văn Cao, bà Huy Cận...”.
Tôi tiếc mẹ không ở bên cạnh tôi lúc này, khi bà Hoàng Giác mang cuốn album lưu giữ từng bản nhạc của Hoàng Giác, kèm theo ảnh chân dung những người con gái được coi là linh hồn hay nguồn gốc của những tình khúc nổi tiếng của ông.
Bà Hoàng Giác thân ái chỉ tôi thấy từng người. Kể vanh vách từng tên tuổi, thành tích “kẻ thù” của bà, bằng giọng ngân nga tự tin. Thế nhưng, bà vẫn không che giấu được ít nhiều biếm nhẽ khi tôi chỉ bức hình người con gái rất đẹp, đi kèm bản nhạc Mơ hoa, tôi những tưởng đó là chân dung thời thiếu nữ của bà.
Đâu ngờ, bà lắc đầu, cười bao dung, buông gọn: “Bà làm gì mà tân thời được đến thế, con!”. Tôi nhìn qua ông, đã bước qua tuổi 80 nhưng nét phong nhã của một nghệ sĩ đất Thăng Long vẫn còn lưu luyến. Ông nhìn lại tôi, với nụ cười hóm hỉnh, gục gặc đầu nửa như xác nhận, nửa như xấu hổ…
Nói về cuộc hôn nhân mà định mệnh (rất hiếm khi rộng lượng) đã gõ và mở lớn cánh cửa ước mơ thầm kín của mình, bà Kim Châu kể, trước ngày toàn quốc kháng chiến, năm 1945, theo ghi nhận của một một số người cùng thời, thì bà được coi là hoa khôi đường Quán Thánh.
Sinh trưởng trong một gia đình nho phong nề nếp, sắc đẹp của bà không chỉ là đề tài trên môi của nhiều tài tử, giai nhân, bà còn là niềm mơ ước thầm kín của rất nhiều chàng trai Hà Thành. Nhưng những người này đâu biết rằng, chỉ sau một vài lần theo cha mẹ tham dự mấy buổi trình diễn nhạc tại Nhà hát Lớn Hà Nội, trái tim thanh khiết của cô hoa khôi đường Quán Thánh đã thầm trao gửi cho tiếng hát, tiếng đàn của người nhạc sĩ trẻ tuổi mang tên Hoàng Giác.
Điều nên nhấn mạnh ở đây là, không chỉ những người theo đuổi bà, mà ngay người nhạc sĩ trẻ tuổi mang tên Hoàng Giác, cũng không hề hay biết trái tim nàng Kim Châu đã ký thác cho ông, như một ước nguyền trăm năm, bất biến. Bà kể, có thể khi ấy, tác giả Ngày về vẫn chưa ra khỏi giấc mơ đầu đời, bất hạnh. “Ông vẫn còn mụ người vì cái cô hàng xóm, đã lấy chồng, người khiến ông viết bài Mơ hoa con à!...”, bà cười kể.
Tới đây, không một chút ý hướng bênh vực nào hết, tôi trộm nghĩ, nếu không có giấc mơ bẽ bàng kia, liệu nền tân nhạc Việt Nam, giai đoạn mở đường, có thể có một Hoàng Giác, nhạc sĩ mà tài năng được thực chứng ngay tự ca khúc đầu tay? Một tác phẩm nằm trong dòng lãng mạn, nhưng không quá sướt mướt, bi lụy, như đa số những ca khúc tiền chiến, mở đường: “Tan giấc mơ hoa / bóng người khuất xa / đôi đường từ đây / ai bước đi không hẹn ngày...”
Người phụ nữ hoa khôi, nổi tiếng một thời của Hà Thành. Người bạn đời như một chiếc phao cưu mang nhạc sĩ Hoàng Giác trên dưới sáu mươi năm. Người đàn bà hương sắc một thời, đã mở rộng vòng tay đón tôi. Bà Kim Châu thương yêu cầm tay, dắt tôi bước vào cái khoảng không gian có phần khiêm tốn, thanh bạch, nhưng không kém phần đầm ấm của ông bà.
Bà reo vui giới thiệu tôi với nhạc sĩ Hoàng Giác. Bà nói với ông về tôi, như thể tôi là đứa cháu được bà thương yêu nhất, lâu ngày mới gặp lại. Bà chỉ tôi ngồi xuống chiếc ghế cách nhạc sĩ Hoàng Giác một chiếc bàn nước nhỏ. Nụ cười đôn hậu, an bình của tác giả Ngày về gửi sang tôi niềm hân hoan bồng bềnh. Nhưng giữa những chân tóc đã bạc của ông, tôi vẫn thấy lấp ló đâu đó, ít nhiều nhẫn nhịn, chịu đựng.
Nhạc sĩ Hoàng Giác (1924 - 2017). Ảnh: Nguyễn Khánh
Tôi đặt bàn tay nhỏ bé, run rẩy của mình lên bàn tay tài hoa của ông, nghe được những đợt hơi ấm, từ trái tim ông, ân cần chuyền qua tôi. Không một khoảng cách. Tuy nhiên, nếu không có sự đon đả, cởi mở đầy tình thân của bà, chắc tôi không biết nên mở lời, nên nói với ông điều gì. Tôi chợt nhớ tới điều mẹ tôi thường nhắc nhở: “Chẳng phải khi không một người phụ nữ bỗng trở thành bà Văn Cao, bà Huy Cận...”.
Tôi tiếc mẹ không ở bên cạnh tôi lúc này, khi bà Hoàng Giác mang cuốn album lưu giữ từng bản nhạc của Hoàng Giác, kèm theo ảnh chân dung những người con gái được coi là linh hồn hay nguồn gốc của những tình khúc nổi tiếng của ông.
Bà Hoàng Giác thân ái chỉ tôi thấy từng người. Kể vanh vách từng tên tuổi, thành tích “kẻ thù” của bà, bằng giọng ngân nga tự tin. Thế nhưng, bà vẫn không che giấu được ít nhiều biếm nhẽ khi tôi chỉ bức hình người con gái rất đẹp, đi kèm bản nhạc Mơ hoa, tôi những tưởng đó là chân dung thời thiếu nữ của bà.
Đâu ngờ, bà lắc đầu, cười bao dung, buông gọn: “Bà làm gì mà tân thời được đến thế, con!”. Tôi nhìn qua ông, đã bước qua tuổi 80 nhưng nét phong nhã của một nghệ sĩ đất Thăng Long vẫn còn lưu luyến. Ông nhìn lại tôi, với nụ cười hóm hỉnh, gục gặc đầu nửa như xác nhận, nửa như xấu hổ…
Nói về cuộc hôn nhân mà định mệnh (rất hiếm khi rộng lượng) đã gõ và mở lớn cánh cửa ước mơ thầm kín của mình, bà Kim Châu kể, trước ngày toàn quốc kháng chiến, năm 1945, theo ghi nhận của một một số người cùng thời, thì bà được coi là hoa khôi đường Quán Thánh.
Sinh trưởng trong một gia đình nho phong nề nếp, sắc đẹp của bà không chỉ là đề tài trên môi của nhiều tài tử, giai nhân, bà còn là niềm mơ ước thầm kín của rất nhiều chàng trai Hà Thành. Nhưng những người này đâu biết rằng, chỉ sau một vài lần theo cha mẹ tham dự mấy buổi trình diễn nhạc tại Nhà hát Lớn Hà Nội, trái tim thanh khiết của cô hoa khôi đường Quán Thánh đã thầm trao gửi cho tiếng hát, tiếng đàn của người nhạc sĩ trẻ tuổi mang tên Hoàng Giác.
Điều nên nhấn mạnh ở đây là, không chỉ những người theo đuổi bà, mà ngay người nhạc sĩ trẻ tuổi mang tên Hoàng Giác, cũng không hề hay biết trái tim nàng Kim Châu đã ký thác cho ông, như một ước nguyền trăm năm, bất biến. Bà kể, có thể khi ấy, tác giả Ngày về vẫn chưa ra khỏi giấc mơ đầu đời, bất hạnh. “Ông vẫn còn mụ người vì cái cô hàng xóm, đã lấy chồng, người khiến ông viết bài Mơ hoa con à!...”, bà cười kể.
Tới đây, không một chút ý hướng bênh vực nào hết, tôi trộm nghĩ, nếu không có giấc mơ bẽ bàng kia, liệu nền tân nhạc Việt Nam, giai đoạn mở đường, có thể có một Hoàng Giác, nhạc sĩ mà tài năng được thực chứng ngay tự ca khúc đầu tay? Một tác phẩm nằm trong dòng lãng mạn, nhưng không quá sướt mướt, bi lụy, như đa số những ca khúc tiền chiến, mở đường: “Tan giấc mơ hoa / bóng người khuất xa / đôi đường từ đây / ai bước đi không hẹn ngày...”
Các bản nhạc của Hoàng Giác ấn hành những năm 1948-1954 - Ảnh: Nguyễn Trương Quý
Bà Kim Châu kể rất thành thật rằng, giống như thần may mắn đã mỉm cười với giấc Mơ hoa thầm kín của bà, khi song thân tác giả Ngày về nhờ người mai mối bà cho con trai của họ. Lúc đó, nhạc sĩ Hoàng Giác đã 28 tuổi. “Con có biết đàn ông con trai thời đó, 28 tuổi mà vẫn chưa vợ thì kể như là trai già rồi đấy!” - bà Hoàng Giác dí dỏm.
Trở lại với “tình sử” của mình, bà Hoàng Giác tiết lộ, trong gặp gỡ đầu tiên kia, chỉ riêng bà biết, định mệnh đã nghe được lời khẩn nguyện tha thiết của bà. Trong khi tác giả Mơ hoa lại tự hỏi, ông ngủ mơ chăng khi nàng Kim Châu nhận lời cầu hôn của ông? Tới giờ chót, ông vẫn còn hồi hộp, lo lắng.
Bà Hoàng Giác nói, sở dĩ có chuyện ông “hồi hộp, lo lắng” vì ngay khi có tin “Hoàng Giác cầu hôn Kim Châu” dư luận Hà thành đã xôn xao, bàn tán. Rất nhiều người bằng nhiều hình thức khác nhau, lên tiếng cảnh cáo, can ngăn bố mẹ bà không nên gả con gái cho một anh chàng nhạc sĩ “nghèo rớt mồng tơi”, nhưng bà quyết liệt cho thấy, nếu không phải là Hoàng Giác thì bà sẽ không lấy bất cứ một người đàn ông nào khác, dù giàu có, hoặc địa vị tới đâu.
Chuyện tình đẹp của nhạc sĩ trẻ Hoàng Giác với hoa khôi Kim Châu từng gây xôn xao Hà thành. Ảnh: TLHG
Để kết luận chuyện tình đẹp của mình, bà bảo: “Lúc đám cưới diễn ra, bà vừa đúng 19 tuổi con à!”. Rồi bà quay lại khúc phim gia đình ly tán. Đó là thời gian toàn quốc kháng chiến chống Pháp. Hà Nội sơ tán. Nhạc sĩ Hoàng Giác tham gia đoàn Tuyên truyền xung phong. Trong lần được phép về thăm vợ con (khi đó đã tản cư tới Phúc Yên) để đánh dấu ngày gặp lại, Hoàng Giác viết Ngày về. Một Ngày về ngợi ca tình yêu. Một Ngày về đơm hoa cho quá khứ đã tan nát... Một Ngày về mà, “tổ ấm” đôi lứa, cũng là Tổ quốc - người yêu trong ca khúc, cũng là quê hương: “Tung cánh chim tìm về tổ ấm / Nơi sống bao ngày giờ đằm thắm / nhớ phút chia ly, ngại ngùng bước chân đi / luyến tiếc bao nhiêu ngày xanh”…
Bà Hoàng Giác còn kể cho tôi nghe cái tai nạn bất ngờ mà ca khúc Ngày về mang lại. Đúng hơn, đó là cơn bão khủng khiếp đã úp chụp xuống gia đình bà. Bà nói, vào khoảng giữa thập niên 1960, miền Nam Việt Nam dùng ca khúc Ngày về của nhạc sĩ Hoàng Giác làm nhạc hiệu cho chương trình phát thanh chiêu hồi. Thảm họa trên trời giáng xuống cả gia đình, đã biến bà từ vai trò một người vợ yếu đuối, thành người lo toan chuyện cơm áo, chạy vạy nuôi cả gia đình.
Bà Hoàng Giác kể, trong suốt thời gian đằng đẵng ấy, đã có không biết bao đêm thức trắng, cúi xuống chiếc máy may cũ kỹ, cầm lên những que đan sờn tróc để may vá, đan thuê cho người. Thời gian ấy, để cứu sống chồng con, bà cũng không từ bất cứ công việc gì, kể cả những việc chỉ đem lại cho bà một lợi tức bèo bọt...
Kết luận về thời gian bi thương nhất của cuộc đời mình, với nụ cười hãnh diện, bà Hoàng Giác nói: “Thời gian đó, cũng là thời gian bà rất hạnh phúc, con à. Bà cảm thấy hạnh phúc không chỉ vì chia sẻ được hoạn nạn, khó khăn với chồng con, mà còn vì bà từng bắt gặp ông che mặt khóc, khi thấy bà quá cơ cực. Với bà, chừng đó, đã là một đền bù đáng kể rồi, con à...”.
Bà không nói, nhưng tôi biết, biết rất rõ, bà còn được trời đất đền bù cho bà những người con thành đạt. Mà trong số những người con đó, có thể kể nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm, một tài hoa của Hà thành hôm nay.
“Tung cánh chim tìm về tổ ấm...”- chỉ mấy ca từ đơn giản vậy thôi, mà mỗi giây, âm vang một khuếch đại trong tôi, như những dòng thác ầm ầm đập dội bốn vách tường ký ức.
Hoàng Giác sinh năm 1924, quê gốc ở làng Chèm, nay thuộc phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Cha của Hoàng Giác là một người chơi đàn bầu rất hay nhưng lại ham mê quyền Anh, từng giữ chức chủ tịch Liên đoàn Quyền Anh Bắc kỳ.
Bản thân Hoàng Giác cũng là người say mê thể thao. Thuở nhỏ, ông học trường Bưởi. Từ khi còn là học sinh, ông đã tìm tòi học hỏi nhạc theo các tài liệu sáng tác cũng như hòa thanh của Pháp. Năm 1945 ông viết ca khúc đầu tay Mơ hoa. Hoàng Giác chuyên sử dụng nhạc cụ là Hạ Uy cầm và từng nhiều năm làm giảng viên ghi-ta tại Trường Sư phạm Nhạc - Họa Trung ương và Trường Âm nhạc dân lập.
Hoàng Giác sáng tác không nhiều, chỉ khoảng 20 ca khúc. Trong số đó, có những bài hát nổi tiếng và vượt thời gian như Mơ hoa, Ngày về, Lỡ cung đàn...
Hoàng Giác lập gia đình với bà Kim Châu vào năm 1951. Ngày 14.9.2017, ông qua đời tại nhà riêng ở Hà Nội do tuổi cao sức yếu, hưởng thọ 94 tuổi.
Orchid Lâm Quỳnh
Nguồn: Người Đô Thị Online
No comments:
Post a Comment