Hồi đó nói đến Triều Châu tôi biết là họ rất khổ, rất cực, qua Việt Nam hay bất cứ một xứ nào họ cũng làm công rất vất vả nhưng cần kiệm nên sau này những nhà đại gia người Hoa trong vùng Đông Nam Á đa số là gốc gác Triều Châu. Bây giờ khi biết được Sán Đầu ngày xưa là một hải cảng lớn của phía nam nên mới hiểu tai sao người Triếu Châu ra nước ngoài nhiều và khi họ mở nhà hàng thì thường thêm hai chữ "hải tiên" (海鮮) có nghĩa là đồ biển. Cũng như tôi cứ tưởng Triều Châu thuộc tỉnh Phúc Kiến vì tiếng nói hai bên na ná giống nhau ai dè Triều Châu lại thuộc tỉnh Quảng Đông.
Thành phố Triều Châu
Hôm nay chúng tôi sẽ sang thành phố Triều Châu để tham quan. Điểm đầu tiên là công viên chiếc tàu đầu đỏ (Hồng Đầu Thuyền Công Viên 紅頭船公園) bên bờ sông Hàn, đặc biệt trong công viên là một chiếc tàu đá thật lớn có lẽ tượng trưng cho những chuyến hải hành, Tôi nghe có tiếng đàn hát nên đi vào bên trong thì ra có một số người lớn tuổi tập trung lại với nhau đàn hát. Tôi không hiểu nhưng âm thanh của lời ca tiếng nhạc làm tôi nhớ lại thời nhỏ tôi đi theo bà nội xuống Cầu Xéo, Cần Thơ vào xem ban hát Tiều tập hát trong đó. Chúng tôi chỉ ở lại đây khoảng hơn nửa tiếng rồi lên xe đi qua nơi khác.
Hồng Đầu Thuyền Công Viên
Xe chạy quanh trong thành phố Triều Châu mới biết thành phố lớn và phát triển lắm. Nếu mấy ngày trước chúng tôi qua Hạ Môn biết được sự đóng góp và đầu tư của người Đài Loan thì Triều Châu được góp công sức của người Triều Châu hải ngoại mà nhiều nhất là do người Tiều ở Thái Lan. Người Triều Châu qua các nước vùng Đông Nam Á rất nhiều như ở Việt Nam, Campuchia. Lào và nhất là Thái Lan,...Đặc điểm khi nói đến người Triều Châu thì hay nghĩ đến món uống mà gọi là "trà công phu" mặc dù Phước Kiến mới là nơi sản xuất trà nổi tiếng. Ngoài ra ẩm thực Triều Châu cũng có phong cách riêng với những món đồ biển trở thành thương hiệu của nhà hàng Tiều cộng thêm những món gọi là đặc sản mà ở Việt Nam đã trở thành quen thuộc và ngôn ngữ miền nam đã chấp nhận những từ "hia, chế,..." trở thành thói quen xưng hô của người miền Tây Nam bộ dù bạn là Hoa hay Việt.
Trần Từ Hoành cố cư
Xe đưa chúng tôi đến một ngôi nhà cổ mà người dẫn đoàn nói là nhà của một đại gia họ Trần xây dưng cả trăm năm trước có tên là Trần Từ Hoành cố cư (陳慈黉故居). Đây là một căn nhà cổ có cả chục gian mà bây giờ được giữ gìn làm nơi tham quan cho du khách đến Triều Châu. Tôi nghĩ chắc là phải tốn rất nhiều tiền lắm và dường như đại gia này làm ăn ở nước ngoài đem tiền về cũng như khi lên đảo Cổ Lãng Tự ở Hạ Môn nhiều đại gia cũng đem tiền về xây biệt thự trên đó..
Bây giờ mời các bạn đọc một đoạn của Wikipedia nói về Triều Châu nhé:
LỊCH SỬSau đó chúng tôi đến một thắng cảnh nổi tiếng nhất của Triều Châu là chiếc cầu nổi đầu tiên trên thế giới. Đó là cầu Quảng Tế (廣濟橋) mà trước đây tôi đã giới thiêu cho các bạn rồi bây giờ đến đây xem tận mắt mới thấy cái đẹp của nó. Hiện nay cầu chỉ cho người đi bộ ngắm cảnh chớ không phải để qua lại thông thương vì trên sông đã có 2 chiếc cầu mới hiện đại bắt qua.
Năm 214 trước Công Nguyên, Triều Châu là một vùng đất không phát triển thuộc Nam Hải quận (南海郡) của nhà Tần. Năm 331 dưới thời Đông Hán, Hải Dương huyện (海陽縣) được thành lập là một phần của Đông Quan Quận (東官郡). Đông Quan quận đã được đổi tên thành Nghĩa An quận (義安郡) năm 413. Quận này trở thành một châu năm 590 vào thời đầu nhà Tùy; đầu tiên là Tuần châu (循州, Xunzhou), sau đó là Triều châu (潮州, Chaozhou) vào năm sau đó. Năm 1914, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc sáp nhập hai châu Triều và Tuần thành Triều Tuần đạo (潮循道).
Trong một thời gian ngắn thời nhà Tùy và đầu nhà Đường, Hải Dương huyện đã được gọi là Nghĩa An huyện (義安縣). Tên của nó vẫn là Hải Dương cho đến năm 1914, khi đó được đổi thành Triều An huyện (潮安縣) để tránh nhầm lẫn với thành phố cấp huyện Hải Dương của tỉnh Sơn Đông.
Thủ phủ của chính quyền Quảng Đông năm 1951 là Triều An huyện, một phần của nó được tạo ra với tên gọi Thành phố Triều An năm 1953 và cuối năm đó được đổi tên thành Thành phố Triều Châu (cấp huyện). Năm 1955, tỉnh lỵ được chuyển đến Sán Đầu. Thành phố Triều Châu bị bãi bỏ 5 năm sau và được tái lập lại năm 1979. Năm 1983, tình hình lại quay trở lại như trước vời việc Triều An bị bãi bỏ và trở thành một phần của Thành phố Triều Châu. Triều Châu đã trở thành một thành phố trực thuộc tỉnh tháng 1 năm 1989, và một thành phố cấp phó châu tháng 1 năm 1990. Thành phố Triều Châu cùng thành phố Sán Đầu gần nó được gọi chung là Triều Sơn. Tên gọi này được dùng cho một khu vực hành chính-chính trị chung bao gồm hai thành phố từ năm 1958 đến năm 1983. Trong 5 năm tiếp theo, Thành phố Sán Đầu đã là một thành phố có cấp cao hơn có chứa Triều Châu trong nó. Hiện nay, Triều Châu và Sán Đầu ngang nhau về cấp hành chính. (Theo Wikipedia)
Cầu Quảng Tế (còn có tên là cầu Tương Tử)
Đến thăm cầu Quảng Tế là phải qua thành cổ Triều Châu vì nó chỉ là ngang mặt. Một cổng thành hoành tráng và đi vào là một khu phố cổ bày bán đủ món hàng mà người Triều Châu ngày xưa thường dùng. Tôi nói ngày xưa vì những món đồ này là thời hơn nủa thế kỷ trước tôi đã thấy có ở trong nhà tôi như những cái quả tròn đan tre, tráp đựng đồ, khuôn bánh Trung Thu, khuôn bánh lá liễu bày bán... Có món "Triều Châu tam bửu" rao mời mà tôi không dám ăn thử. Đi dài trong khu vực này tôi chỉ dám ăn một món ngon mà anh dẫn đoàn giới thiệu là món bò viên. Thật sự với viên đầu tiên cho ăn thử đã làm cho bạn mê rồi, nó thơm như thời trước ăn ở Việt Nam, nó thật dòn và thật to như trái banh bong. Tôi phải mua thêm để ăn vì biết chắc là khó ăn được lần thứ hai nếu không trở lại Triều Châu.
Cổng vào Thành cổ Triều Châu
Ngay ngã tư chính trong cổ thành có rất nhiều cổng chào xây bằng đá rất đẹp. Có một nhà hàng treo tấm bảng quảng cáo là bán đồ ăn "Triều Châu chánh hiệu" cũng như ở Úc nhà hàng Triều Châu nào cũng nói mình là chánh hiệu Trong khu vực còn có một ngôi chùa Quan Âm rất bề thế. Cả đám chúng tôi vào chùa lễ Phật xong là từ từ đi trở ra phía trước lên xe đi ăn trưa.
Tây hồ - Triều Châu
Hàn Văn Công từ
Đến Triều Châu tôi mới biết nhân dân ở đây tôn kính nhất là Hàn Dũ vì nơi tham quan kế là Hàn Văn Công Từ (韓文公祠) nơi thờ ông. Tôi nhớ có lần đã post một bài truyền thuyết về ông, một sự tích khi vua Đường giáng chức ông cho về làm thứ sử Triều Châu. Dù đến nhậm chức và làm quan ở đây không quá 8 tháng nhưng ông đã làm được rất nhiều công ích: Trục xuất cá sấu sông Hàn, giải phóng nô lệ,hồi sinh giáo dục và đó là nền tảng để dân theo. Chúng tôi ở đây khá lâu, một phần vì mưa, một phần vì anh dẫn đoàn rất hăng say kể về các sự tích về Hàn Dũ và giải thích các chi tiết trong đền thờ này.Chúng tôi trở về khách sạn sớm hơn mọi ngày vì bữa ăn tối nay sẽ do chúng tôi tự chọn món tùy thích và sau khi ăn xong là đi shopping Sán Đầu đêm cuối.