Giật mình sắp cạn tháng Mười
Bỗng dưng lòng nhớ một người không quen…
Người miền Nam không mấy ai không biết đến ông. Bởi, cái tên soạn giả cải lương Hà Huy Hà suốt 60 năm qua đã gắn chặt với hàng chục vở cải lương, hàng chục bài vọng cổ từng khiến các bà, các cô, dân mộ điệu từ hang cùng ngõ hẻm thị thành đến đồng quê hiu hắt tốn bao nhiêu là nước mắt. Cải lương của ông, vở nào cũng buồn thê thiết. Nhiều vở, tên tuồng đã hóa thành câu cửa miệng dân gian, thời phố phường chưa ồn ào nhiễu loạn bởi hip - hop, đồng quê chưa giật lẫy với lambada. Đó là những "Người vợ không bao giờ cưới", những "Áo cưới trước cổng chùa"… Thậm chí "Người vợ không bao giờ cưới" có vai đào nữ là Sơn nữ Phà Ca thể hiện tính cách ấn tượng đến độ khán giả gọi luôn tuồng này là "Sơn nữ Phà Ca" - chỉ nhắc cái tên thôi coi như cũng đã đủ tôn vinh tác giả. Đây cũng là vai diễn đã giúp nghệ sĩ Thanh Nga giành giải Thanh Tâm năm 1957 và vượt lên thành nghệ sĩ cải lương số một của miền Nam. Sánh ngang với những soạn giả lẫy lừng như Năm Châu, Viễn Châu…; Hà Huy Hà còn được xem như người thầy lớn của cặp đôi soạn giả cải lương nổi tiếng một thời là Hà Triều - Hoa Phượng.
Rồi cũng ngần ấy thời gian, bao nhiêu lớp học trò miền Nam coi ông - nhà thơ Kiên Giang - như thần tượng. Cái thời choai choai, thương vay khóc mướn trộn lẫn "buồn là buồn Tư Mã, nhớ là nhớ Chiêu Quân" rồi cũng qua đi. Giữa bộn bề cơm áo ngày sau, bao nhiêu thế hệ cựu học trò mơ mộng ngày trước lại vịn vào câu thơ ông viết mà ngậm ngùi tiếc nuối cho một thuở. Rằng: "Hoa tím thôi cài lên áo trắng" - như tên bài thơ thê lương được coi là nổi tiếng nhất mà ông từng viết.
Tôi là một học trò miền Bắc, lớn lên ở miền Nam. Tôi biết đến ông hơi muộn hơn một chút, từ thời sinh viên, cách đây ¼ thế kỷ. Biết, và thích, có thể chỉ vì ông được xem như một "học trò thơ" miền Nam của Nguyễn Bính. Hai thầy trò gặp nhau năm 1946, khi Nguyễn Bính đang lưu lạc ở Miệt Thứ, huyện An Biên (nay thuộc Kiên Giang), và ông - khi đó đang là cậu học trò Trương Khương Trinh mới 17 tuổi.
Rồi cũng ngần ấy thời gian, bao nhiêu lớp học trò miền Nam coi ông - nhà thơ Kiên Giang - như thần tượng. Cái thời choai choai, thương vay khóc mướn trộn lẫn "buồn là buồn Tư Mã, nhớ là nhớ Chiêu Quân" rồi cũng qua đi. Giữa bộn bề cơm áo ngày sau, bao nhiêu thế hệ cựu học trò mơ mộng ngày trước lại vịn vào câu thơ ông viết mà ngậm ngùi tiếc nuối cho một thuở. Rằng: "Hoa tím thôi cài lên áo trắng" - như tên bài thơ thê lương được coi là nổi tiếng nhất mà ông từng viết.
Tôi là một học trò miền Bắc, lớn lên ở miền Nam. Tôi biết đến ông hơi muộn hơn một chút, từ thời sinh viên, cách đây ¼ thế kỷ. Biết, và thích, có thể chỉ vì ông được xem như một "học trò thơ" miền Nam của Nguyễn Bính. Hai thầy trò gặp nhau năm 1946, khi Nguyễn Bính đang lưu lạc ở Miệt Thứ, huyện An Biên (nay thuộc Kiên Giang), và ông - khi đó đang là cậu học trò Trương Khương Trinh mới 17 tuổi.
Nhà báo Thiên Hà chăm sóc nhà thơ Kiên Giang những ngày trước khi nhà thơ tạ thế (31/10/2014).
Biết thần tượng Nguyễn Bính đang ở nhờ ông quản thủ địa bộ tên Lý, Trương Khương Trinh đi tìm. Người nhà ông Lý bảo Nguyễn Bính đang ngủ ngoài đình. Cậu bé chạy ra, thấy một người nằm ngủ ngày trong chiếc nóp, đánh bạo gọi dậy. Dụi mắt nhìn cậu học trò, câu đầu tiên Nguyễn Bính nói với nhà thơ Kiên Giang của tương lai là hỏi xin thuốc lá. Kiên Giang chìa ra gói Cotab còn 2 điếu. Hút xong, Nguyễn Bính cảm ơn bằng cách xé bao thuốc viết tặng cậu học trò 4 câu:
"Có những dòng sông chảy rất mau
Nhớ chi nghĩa bến với duyên cầu
Lá vàng hoa đỏ trôi không kịp
Lưu lạc ai ngờ lại gặp nhau".
Vậy là thành nghĩa thầy trò.
Kiên Giang hỏi thi sĩ bậc thầy sao không ở nhà ông Lý nữa? Nguyễn Bính bảo rằng tại bà vợ ông này đẹp quá, lại cứ nằm trên võng mà ngâm thơ... Nguyễn Bính! Ông chồng phát ghen. Nguyễn Bính ngại quá, bỏ ra ngoài đình ngủ. Kiên Giang sực nhớ có căn nhà bỏ trống của một người giữ sân banh, bèn đưa Nguyễn Bính đến xin ở nhờ, thỉnh thoảng lại xin tiền mẹ mua đồ đến tiếp tế. Nguyễn Bính đặt cho căn nhà hoang một cái tên rất kêu là Mộc Kiều Trang. Cám cảnh ăn nhờ ở đậu, Nguyễn Bính viết thơ dán trước cửa:
Kiên Giang hỏi thi sĩ bậc thầy sao không ở nhà ông Lý nữa? Nguyễn Bính bảo rằng tại bà vợ ông này đẹp quá, lại cứ nằm trên võng mà ngâm thơ... Nguyễn Bính! Ông chồng phát ghen. Nguyễn Bính ngại quá, bỏ ra ngoài đình ngủ. Kiên Giang sực nhớ có căn nhà bỏ trống của một người giữ sân banh, bèn đưa Nguyễn Bính đến xin ở nhờ, thỉnh thoảng lại xin tiền mẹ mua đồ đến tiếp tế. Nguyễn Bính đặt cho căn nhà hoang một cái tên rất kêu là Mộc Kiều Trang. Cám cảnh ăn nhờ ở đậu, Nguyễn Bính viết thơ dán trước cửa:
"Từ dạo về đây sống rất nghèo
Bạn bè chỉ có gió trăng theo
Những thằng bất nghĩa xin đừng đến
Hãy để thềm ta xanh sắc rêu"…
Bài thơ "Tình Trắng" của Kiên Giang, tôi đọc vào tháng 7/1993, khi mới tốt nghiệp đại học. Đó chính là nguồn cảm hứng thôi thúc tôi làm một chuyến lang thang suốt 5 tháng trời, đi gần như khắp "hang cùng ngõ hẻm" của miền Tây sông nước. Và 18 năm sau, nó lại là cảm hứng cho hồi tưởng, giúp tôi viết bài ký "Về xứ Bốn Ngàn" in trên An ninh thế giới, số báo Xuân 2011.
Hơn một năm trước, tháng 9/2013, biết sức khỏe của nhà thơ, soạn giả Kiên Giang - Hà Huy Hà đã yếu hẳn, trong khi vẫn cứ ngày này qua tháng khác lang thang, nay chỗ này mai nơi khác, tôi đã nhờ một bằng hữu, anh Mai Bá Kiếm, phóng viên Báo Phụ nữ TP HCM đã nghỉ hưu, tìm ông và viết một bài về ông cho tôi đăng trên Chuyên đề Văn nghệ Công an. Lang thang cả tuần lễ, anh Kiếm mới tìm thấy ông đang rong ruổi trên một cái xe máy cà tàng ở đâu đó bên kia cầu Rạch Ông, quận 8. Đọc bài của Mai Bá Kiếm, biết ông được một lão bằng hữu giang hồ khác, nhà báo Thiên Hà trước ở Báo Công an TP HCM thường xuyên theo dõi, cưu mang, đón về nhà riêng ở quận 9 chăm sóc và bầu bạn. Tôi cảm thấy yên tâm hơn, dù vẫn rất ngậm ngùi cho số phận lang bạt cho đến tận cuối đời của thi sĩ tài hoa - người của một thời.
Sau bài báo, có không ít nhà hảo tâm, bạn yêu thơ cũng đã đi tìm ông, mong muốn giúp đỡ ông ít tiền cho bớt khó. Trở về, họ đều lắc đầu. Từ thuở lắc lư gác trọ nơi xứ quê sông nước cùng Nguyễn Bính, Kiên Giang - Hà Huy Hà đã sớm coi bạc tiền chỉ bằng nửa con mắt. Câu thơ vỡ lòng mà ông viết, chắc nhiều người còn nhớ:
"Tiền không là lá em ơi,
Tiền là giấy bạc của đời phồn hoa"
Nguyễn Bính sửa lại: "Tiền là giấy bạc của đời in ra".
Không quan tâm đến tiền, nhà thơ Kiên Giang dường như chỉ say đắm một chữ tình. Ông có khá nhiều vợ, toàn những cô, những bà ngưỡng mộ thơ ông. Nhưng rồi chẳng sống được cùng ai lâu dài. Hội Sân khấu TP HCM đã từng quyên tiền tặng nhà tình nghĩa cho ông, nhưng ở chưa quen chỗ, ông đã bán, tiền đem cho ai không rõ, rồi quay về tá túc tại Hội Ái hữu Nghệ sĩ Sân khấu TP HCM nằm trên đường Cô Bắc, quận 1. Rồi sau đó, lầm tưởng mình mới 17 tuổi, ông lại đi bụi đúng nghĩa. Máu lang thang, 85 tuổi ông vẫn không bỏ được nên chẳng bà vợ nào chịu nổi.
Không quan tâm đến tiền, nhà thơ Kiên Giang dường như chỉ say đắm một chữ tình. Ông có khá nhiều vợ, toàn những cô, những bà ngưỡng mộ thơ ông. Nhưng rồi chẳng sống được cùng ai lâu dài. Hội Sân khấu TP HCM đã từng quyên tiền tặng nhà tình nghĩa cho ông, nhưng ở chưa quen chỗ, ông đã bán, tiền đem cho ai không rõ, rồi quay về tá túc tại Hội Ái hữu Nghệ sĩ Sân khấu TP HCM nằm trên đường Cô Bắc, quận 1. Rồi sau đó, lầm tưởng mình mới 17 tuổi, ông lại đi bụi đúng nghĩa. Máu lang thang, 85 tuổi ông vẫn không bỏ được nên chẳng bà vợ nào chịu nổi.
Tháng trước, ông về Kiên Giang, đi Cần Thơ rồi cầm theo một mớ tiền lên Sài Gòn, bảo là để tìm thằng nhỏ bán vé số mà ông tình cờ quen bị tai nạn để giúp. Nhưng rồi, tìm chưa gặp, ông đã lên cơn đột quỵ, vào bệnh viện một tuần thì mất vào ngày cuối cùng của tháng 10/2014…
Rất nhiều tao nhân mặc khách và bạn yêu thơ đã đến viếng ông, sau khi đọc thơ khóc ông của lão ký giả Thiên Hà. Nhân thế lại đành chia tay với một lang thang thi sĩ. Những người tài hoa, nổi tiếng, nghèo mà đầy chất hào sảng như ông quả thật không nhiều. Chỉ có họ mới hiểu hết câu trần gian là cõi tạm. Và theo tôi, cũng chỉ có họ mới thật sự đã sống đến kiệt cùng đời sống. Sống thật. Sống chậm. Sống đẹp. Bởi họ đã chẳng màng chi đến lợi danh hay những phập phù bất trắc của lẽ sinh tử trong đời.
Như trẻ thơ, họ chỉ sống vì yêu và để yêu - như một chuyện tình buồn chẳng bao giờ viên mãn.
Như câu thơ từ lâu lắm ông đã gửi lại cho đời...
Rất nhiều tao nhân mặc khách và bạn yêu thơ đã đến viếng ông, sau khi đọc thơ khóc ông của lão ký giả Thiên Hà. Nhân thế lại đành chia tay với một lang thang thi sĩ. Những người tài hoa, nổi tiếng, nghèo mà đầy chất hào sảng như ông quả thật không nhiều. Chỉ có họ mới hiểu hết câu trần gian là cõi tạm. Và theo tôi, cũng chỉ có họ mới thật sự đã sống đến kiệt cùng đời sống. Sống thật. Sống chậm. Sống đẹp. Bởi họ đã chẳng màng chi đến lợi danh hay những phập phù bất trắc của lẽ sinh tử trong đời.
Như trẻ thơ, họ chỉ sống vì yêu và để yêu - như một chuyện tình buồn chẳng bao giờ viên mãn.
Như câu thơ từ lâu lắm ông đã gửi lại cho đời...
Tình Trắng
Thơ Kiên Giang
Cần Thơ ơi! Hỡi Cần Thơ
Vang bóng ngày xanh phủ bụi mờ
Ai nhặt giùm tôi bao kỷ niệm
Đã xây mồ dưới lớp hoa khô
Ngã tư Tham Tướng im chân mộng
Đôi guốc mòn luyến cát Tây Đô
Hàng bã đậu cao che mái nắng
Ngồi bên đường đợi tiếng trống vô
Xóm Chài ửng nét duyên thôn nữ
Gió thổi lồng bay áo túi hồng
Cô lái đò ngang cười chúm chím
Thầm trêu hàn sĩ lúc sang sông
Cô bán xôi vàng nghiêng nón lá
Nói thầm trong mắt với thư sinh
"Ráng lo ăn học em mua bán
Thi đỗ đừng quên áo vá manh"
Tàu chạy Phong Điền nhớ Cái Răng
Khói vườn xanh thẳm gợn sông trăng
Câu hò Vàm Xáng thương Ba Láng
Rạch Giá phải lòng gái Sóc Trăng
Cắm trại Long Tuyền mua vú sữa
Chia em quả mận, trái dừa tươi
Những ngày nghỉ học lên Bình Thuỷ
Viếng mộ Thủ Khoa hát giữa trời
Bãi trường tết không tiền về xứ
Ngồi bến xe khuya ngóng bạn bè
Em lén trao anh tiền bỏ ống
Nè! Anh lấy đỡ chút tiền xe...
Từ đó về quê rồi nghỉ học
Không bao giờ trở lại Cần Thơ
Con đường kỷ niệm mờ xa khuất
Trường cũ không còn đợi trống vô
Mười mấy năm sau anh trở lại
Với tâm hồn bạn thuở đồng song
Hỏi thăm người cũ, người ơn cũ
Mới biết rằng em đã có chồng
Bấm nút chuông reo ngoài cổng đá
Lá me vàng rụng tựa mưa bay
Bỗng dưng khăn trắng ra ngoài ngõ
Ngẩn mặt nhìn anh đứng lặng người
Em dẫn anh ra viếng mộ chồng
Giữa mùa vú sữa mới ra bông
Nhìn anh quỳ trước bia người khuất
Em kéo khăn tang ủ tấm lòng
Đứa nhỏ gọi anh bằng tiếng chú
Ngậm ngùi viết vội mấy vần thơ
Từ đây xin gọi em bằng chị
Đừng kể nhau nghe mộng học trò
Tiễn anh ra cổng với khăn tang
Với đứa con thơ, với lá vàng
Với chút tiền xe chưa trả lại
Với tình bạn cũ vẫn cao sang
Thôi nhé từ đây cách biệt rồi
Chị vào nuôi dạy trẻ mồ côi
Lâu lâu tôi viết thư thăm chị
Chị đọc hồn tôi giữa bụi đời
Nếu có đến nhà thăm chị nữa
Tôi mời thầy cũ xuống Tây Đô
Thăm cô trò gái thành sương phụ
Để khóc triền miên tuổi học trò!
KIÊN GIANG
Nguyễn Hồng Lam
No comments:
Post a Comment