Mặc kimono kín là thế nhưng phụ nữ Nhật Bản để hở ở đâu, hở thế nào cũng là ý đồ nghệ thuật cả đấy nhé! Và bộ phận hở đó là…
Kimono từ lâu đã gần như trở thành một biểu tượng văn hóa của đất nước Mặt trời mọc. Với tên gọi bắt nguồn từ ý nghĩa “một thứ để mặc”, Kimono thực sự rất phổ biến đối với người dân nơi đây.
Mọi già, trẻ, gái, trai Nhật Bản đều ít nhất mặc Kimono vài lần trong đời, đặc biệt là trong các dịp trọng đại như lễ cưới hay lễ tốt nghiệp.
Hình ảnh kimono được sử dụng trong lễ cưới
Nếu so sánh với hàng trăm loại trang phục truyền thống của các quốc gia khác, Kimono có lẽ là một trong số những quốc phục “kín cổng cao tường” nhất.
Một bộ Kimono truyền thống đúng chuẩn có thể lên tới gần 20 lớp áo với đủ mọi loại dây, nơ thắt. Phía dưới người mặc Kimono cũng sẽ sử dụng tất trắng để đi cùng dép xỏ ngón đế gỗ đặc trưng.
Mặc được bộ Kimono như thế này xong chắc cũng mất cả tiếng vì quá nhiều lớp!
Đọc đến đây thánh nào phán là bàn tay hay mặt thì sai bét rồi nhé. Trang phục đã kín như vậy, che cả mặt cả tay nữa thì sống sao nổi, vậy nên hai thứ này hở ra là điều đương nhiên rồi!
Bộ phận đặc biệt mà chúng ta đang nói đến phải là chiếc gáy cơ.
Tóc người mặc cũng luôn phải được búi cầu kì lên cao với mục đích để lộ hoàn toàn phần gáy phía sau.
Khác với quan niệm phương Tây nơi phụ nữ phải “vòng nào ra vòng nấy” mới được coi là thu hút, chiếc gáy mới là bộ phận thể hiện sự quyến rũ của một cô gái tại Nhật. Cách nghĩ này đã có từ rất lâu trong lịch sử nước Nhật, thậm chí trước cả thời kì Edo.
Người dân nơi đây cho rằng gáy của phụ nữ là điểm đặc biệt và “hút mắt” bạn khác giới nhất trên cơ thể. Một cô gái với chiếc gáy thon thả, cuốn hút được coi là cực kì duyên dáng và quyến rũ tại đất nước này.
Đặc biệt với các Geisha, phần gáy luôn được chăm chú hơn bình thường rất nhiều. Phía sau cổ những nghệ giả này cũng được trang điểm, tô vẽ cẩn thận y hệt khuôn mặt với phấn gạo trắng và chỉ để lộ từ 2 đến 3 đường màu da thật.