'Tam chủng thần khí': Vén màn bí ẩn về ba bảo vật linh thiêng trong lễ đăng quang của Nhật Hoàng
Đến cả các Nhật Hoàng cũng chưa từng nhìn tận mắt các bảo vật này.
Nhật Bản có một nền văn minh cổ kính bao gồm rất nhiều nghi thức đã tồn tại từ hàng ngàn năm trước, trong đó phải kể đến và lễ đăng quang của các Nhật Hoàng. Ngày 30/4 vừa qua, Thái tử Naruhito chính thức kế thừa Ngai Hoa Cúc (Chrysanthemum Throne) từ cha mình, Jōkō Akihito, trong buổi lễ Thần Đạo đầy tôn nghiêm, trở thành Nhật Hoàng thứ 126 với niên hiệu Reiwa (Lệnh Hòa).
Lễ đăng cơ của tân Nhật hoàng Naruhito
Tam chủng thần khí là ba bảo vật linh thiêng được sử dụng xuyên suốt lễ đăng quang của Nhật Hoàng bao gồm thanh gươm Kusanagi no Tsurugi, chiếc gương Yata no Kagami và viên ngọc Yasakani no Magatama.
Các bảo vật này được xem là kho báu Hoàng Gia, là những di sản mang giá trị lịch sử to lớn, có vai trò nối liền Nhật Bản xưa và nay.
Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga công bố niên hiệu mới
Theo truyền thuyết, Tam chủng thần khí được truyền lại từ các vị thần, thấm nhuần quyền lực trao lại cho các đời tân hoàng đế. Điều đặc biệt ở đây là ngay cả các hoàng đế và người chủ trì buổi lễ cũng chưa từng thực sự nhìn thấy ba món đồ này. Chúng thậm chí còn không phải là bản gốc. Cả ba đều là bản sao và đều được bảo vệ trong suốt quá trình diễn ra lễ đăng quang của Nhật Hoàng.
Các vật phẩm được sử dụng trong lễ đăng quang của Nhật Hoàng
Trả lời BBC, các học giả cho biết thông tin về ba bảo vật này là rất hiếm. Theo giáo sư Hideya Kawanishi từ trường Đại học Nagoya: “Chúng tôi không biết chúng được tạo ra khi nào. Chúng tôi chưa bao giờ thấy những món đồ đó. Ngay cả Nhật Hoàng cũng chưa từng được tận mắt nhìn thấy chúng.”
Tam chủng thần khí bao gồm một thanh kiếm, một viên ngọc và một chiếc gương
Trong ba món đồ trên, chiếc gương được xem là vật linh thiêng nhất. Theo văn hóa Nhật Bản, chiếc gương này có khả năng phản chiếu bản chất thật sự của một linh hồn. Xuyên suốt buổi lễ, một chiếc gương tám cạnh sẽ được sử dụng, tượng trưng cho trí tuệ của Hoàng đế.
Trong khi đó, thanh kiếm lại là biểu tượng cho sự dũng cảm của Hoàng đế. Truyền thuyết này được truyền lại từ hàng trăm năm trước khiến nhiều người đặt ra câu hỏi liệu cây kiếm nguyên bản có còn tồn tại đến ngày nay hay không.
Khoảnh khắc trao kiếm và ngọc cho Nhật Hoàng Akihito năm 1989
Nhiều tin đồn cho rằng thanh kiếm đã bị mất từ nhiều thế kỉ trước nhưng là một trong những Báu Vật Hoàng Gia, vai trò của nó trong buổi lễ đăng quang là vô cùng quan trọng. Món cuối cùng trong ba bảo vật là viên ngọc Magatama. Viên ngọc này được làm tại Nhật Bản vào khoảng năm 1000 trước công nguyên. Lúc đầu, viên ngọc được đánh giá cao về giá trị thẩm mỹ nhưng về sau, viên ngọc này đã trở thành một món đồ có tính tượng trưng vô cùng thiêng liêng.
Nhật Hoàng Shōwa trong lễ đăng quang của mình, năm 1928
Ở buổi lễ đăng quang, Magatama là đại diện của lòng nhân từ vĩ đại của Nhật Hoàng. Viên ngọc có màu xanh và nhiều người tin rằng đây chính là kho báu duy nhất còn sót lại cho đến nay trong số ba bảo vật. Các nhà học giả thì lại cho rằng viên ngọc đang được chôn sâu trong Hoàng Cung.
Sau thất bại trong Thế chiến thứ hai, các Nhật Hoàng đã không còn giữ được hào quang thần thánh nữa. Thiên Hoàng Chiêu Hòa, tên thật là Hirohito, người trị vì vào thời điểm đó, cũng chính là người đã từ bỏ sự thần thánh này sau khi bại trận ở Chiến tranh Thế giới Thứ 2.
Nhật Hoàng Chiếu Hòa
Hầu hết người Nhật không xem Hoàng Đế của mình là những vị thần. Họ nhìn nhận Hoàng Đế như những nhà lãnh đạo truyền cảm hứng, như cầu nối gắn kết họ với lịch sử, tâm linh và thần linh.
Cựu Nhật Hoàng Akihito đọc tuyên bố thoái vị
Giáo sư Kawanishi đã có lần giải thích trong một bài phỏng vấn với BBC rằng trong khi một số người vẫn xem Tam chủng thần khí là những đồ vật thiêng liêng thì có rất nhiều người Nhật trẻ “nghĩ về chúng như một đồ trang trí, tương tự như vương miện ở các chế độ quân chủ khác.”
Ba món đồ này đại diện cho sự tiếp nối, điều rất được xem trọng trong văn hóa Nhật Bản. “Chúng thể hiện sự thần bí của Nhật Hoàng và là một biểu tượng cho một hệ thống cổ kính được duy trì từ xưa đến nay.”
Nhật Bản cổ kính...
Giáo sư cũng cho biết thêm rằng các nhà học giả hiện đang nghiên cứu về sự ảnh hưởng của các vật báu đối với quá trình hòa nhập giữa người Nhật Bản cổ và những người mới đến, cùng với vai trò của Nhật Hoàng trong quá trình này.
... nhưng cũng rất hiện đại
Bàn luận thêm về chủ đề này, giáo sư Kawanishi cho biết, Nhật Bản là một nền văn hóa tiên tiến có nguồn gốc vững chắc ở thế khỉ 21. Không chỉ có những câu chuyện thần thoại tuyền thống đặc sắc, Nhật Bản còn tự hào với sự phát triển của công nghệ từ rất sớm. Giáo sư chia sẻ, ba báu vật kia ở thời hiện đại cũng tượng trưng cho ba món đồ mà tất cả gia đình Nhật đều không thể sống thiếu: “ti vi, tủ lạnh và máy giặt.”
No comments:
Post a Comment