Khổng Tử là một tư tưởng gia nổi tiếng thế nhân. Những điển cố chân thực về con người ông đều được thuật lại trong những sách xưa.
Trong Luận Ngữ có chép, Tử Trương hỏi Khổng Tử:
“Làm thế nào để có thể xử lý được các việc chính sự trị quốc?”
Khổng Tử đáp: “Tôn trọng ngũ đức, trừ dứt tứ ác, như vậy có thể xử lý được các việc triều chính”.
Tử Trương lại hỏi: “Vậy ngũ đức là gì?”
Khổng Tử đáp: “Người quân tử có thể tạo phúc cho bách tính mà không cần đền đáp ân huệ; khích lệ dân chúng chăm lo làm việc mà không để họ oán trách; mong cầu nhân đức mà không tham lam của cải tiền bạc; trang trọng mà không kiêu ngạo, uy nghiêm mà không hung hãn”.
“Tôn trọng ngũ đức, trừ dứt tứ ác, như vậy có thể xử lý được các việc triều chính”. (Ảnh: Wikimedia Commons)
Tử Trương nói: “Làm sao có thể làm được việc tạo phúc cho bách tính mà không cần đền đáp?”
Khổng Tử trả lời: “Để bách tính làm những việc có thể tạo ra lợi ích cho họ, đó chẳng phải không cần đến quân vương mà dân chúng cũng có tài sản sao? Hãy cho dân chúng lựa chọn công việc và thời gian phù hợp để họ làm việc. Như vậy có ai còn phải oán thán nữa? Tự bản thân nên là cầu nhân đức, lại càng phải làm được chữ ‘nhân’, lúc đó hà cớ gì phải tham lam? Quân tử đối với người, không so đo tính toán, của cải nhiều hay ít cũng đều không bạc đãi bỏ rơi họ, đó chẳng phải trang trọng mà không kiêu ngạo ư? Quân tử y phục chỉnh tề, mắt không sắc ác độc, khiến cho người người nhìn thấy đều sinh tâm kính nể, đó chẳng phải uy nghiêm mà không hung hãn sao?”
Tử Trương nói: “Vậy tứ ác là gì ạ?”
Khổng Tử đáp:
“Không giáo huấn mà tuỳ tiện lạm sát thì là ngược đãi; không khuyên răn dạy bảo mà yêu cầu thành công thì gọi là bạo; không thúc đốc mà đột nhiên muốn thực hiện xong công việc thì gọi là cướp; cũng giống như ngoài mặt là cho họ tài vật, nhưng thực ra là keo kiệt bủn xỉn, đó gọi là tiểu nhân”.
"...không thúc đốc mà đột nhiên muốn thực hiện xong công việc thì gọi là cướp; cũng giống như ngoài mặt là cho họ tài vật, nhưng thực ra là keo kiệt bủn xỉn, đó gọi là tiểu nhân”. (Ảnh: Wikimedia Commons)
Khổng Tử còn dạy: “Bất tri mệnh, vô dĩ vi quân tử dã; bất tri lễ, vô dĩ lập dã; bất tri ngôn, vô dĩ tri nhân dã.” Nghĩa là: “Không hiểu thiên mệnh thì không thể làm quân tử; không biết đạo lý lễ nghĩa thì không thể lập thân trong thế gian; không giỏi phân biệt được lời nói của người khác thì không thể thực sự hiểu họ”.
Thành ngữ có câu: "Nửa bộ Luận Ngữ trị thiên hạ", thiết nghĩ việc này đều phụ thuộc vào cảnh giới đạo đức và tâm tính của mỗi người. Đây cũng là tâm huyết một đời của Khổng Tử. Người xưa coi trọng việc dùng đức giáo hoá dân chúng, thực hiện “vô vi nhi trị"...
Ngẫm xem việc trị quốc ngày nay dường như đã dần xa cách với đạo lý này, vậy nên càng trị mà càng loạn. Những bậc đương quyền đều không hiểu được việc chuyển biến tâm tính, đạo đức con người mới là phương châm trị quốc tốt nhất. Đây cũng là ảnh hưởng đáng tiếc nhất của những quốc gia tin theo “vô thần luận" vậy.
Anh Kỳ (biên dịch)
Theo: Zhengjian.org
No comments:
Post a Comment