Tuesday, January 31, 2017

BÚN QUA CẦU (过桥米线)

Có thể nói Côn Minh thủ phủ của tỉnh Vân Nam vừa là thành phố của mùa xuân, của hoa, vừa là thành phố của ẩm thực. Những món ăn ở đây rất đa dạng, nhiều chủng loại, của nhiều dân tộc, cũng như nhiều quốc gia khác nhau. Món ăn truyền thống nổi tiếng nhất ở Côn Minh (Vân Nam nói chung) mà ai đi về cũng nhắc đến là món Bún qua cầu (过桥米线). Vì vậy PVTĐ quyết chí phải thử cho bằng được để về còn giới thiệu với ACE trong tập đoàn.


Cơ hội đến bất ngờ vào đêm thứ hai ở Côn Minh, khi cả đoàn mua vé vào Cung đình dạ yến để thưởng thức một chương trình tổng hợp văn hóa nghệ thuật và ẩm thực Trung hoa . Chương trình ca nhạc vũ kịch ở đây thực sự tuyệt vời và ấn tượng. Trong hơn 3 giờ đồng hồ, người xem được hòa mình vào một không khí lễ hội với sự pha trộn tinh tế, độc đáo của hình ảnh và âm thanh, kết tinh nhuần nhuyễn những giá trị văn hóa đặc sắc nhất của các dân tộc tỉnh Vân Nam. Thực khách không chỉ no nê về thị giác và thính giác, vị giác của con người còn được thăng hoa với các món ẩm thực độc đáo mà món thứ nhất được giới thiệu trên bàn tiệc là món bún danh tiếng của Vân Nam đã nói ở trên.


Khi món này bắt đầu được đưa ra, không gian cả khán phòng bỗng tối lại, trên sân khấu màn chiếu từ từ hạ xuống và huyền thoại về món bún này được kể bằng hình ảnh qua một đoạn phim hoạt hình ngắn có phụ đề tiếng anh. Chỉ hiểu lõm bõm, PVTĐ đành phải mượn bản dịch tiếng việt của Phòng du lịch châu Hồng Hà để nghiên cứu, dưới đây là nội dung bản dịch:
Chuyện kể lại rằng, huyện Mông Tự - tỉnh Vân Nam có một thư sinh rất thông minh tuấn tú nhưng thích đi rong chơi và không chuyên tâm học hành. Anh ta có một người vợ xinh đẹp và một cậu con trai còn thơ dại và một ngôi nhà ở bên bờ hồ. Hai vợ chồng rất yêu nhau nhưng người vợ thấy anh chồng không có chí học hành nên rất lo lắng. Một ngày, người vợ nói với chồng: "Anh cả ngày lo chơi bời, không chịu dùi mài kinh sử, không biết vợ con anh tủi hổ vì thua chị kém em?"


Nghe vợ nói, người chồng cảm thấy hổ thẹn, quyết chí làm một phòng đọc sách ở phía nam hồ, một mình khổ công luyện sách. Người vợ hàng ngày từ nhà đi qua cầu mang cơm đến phòng đọc sách cho chồng. Dần dần, việc học hành của người chồng càng tấn tới nhưng chàng lại ngày càng ốm yếu. Người vợ thấy vậy rất đau lòng, nghĩ cách bồi bổ cho chồng. Một hôm, chị mổ gà làm canh, thái thịt, chuẩn bị bún, chuẩn bị đưa bữa sáng cho chồng. Đứa con thơ dại nghịch cho thịt vào bát canh, người vợ trách đứa con nghịch dại, lập tức vớt miếng thịt lên, nhìn thấy miếng thịt chín, ăn thử thấy mùi vị rất thơm ngon, rất thích. Chị liền cho ấm nước , thịt và bún vào làn đem đến phòng đọc sách cho chồng. Vì vất vả quá độ nên người vợ bị ngất trên chiếc cầu ở. Người chồng nghe thấy liền chạy đến, khi gặp thì vợ đã tỉnh lại, mì và canh đều còn nguyên như mới, trên mặt bát canh sóng một lớp mỡ phủ , nước canh bị nguội, tay che ấm nước đun, hơi nước làm bỏng tay, cảm thấy rất lạ, rồi hỏi kỹ càng cách làm từ lúc bắt đầu đến kết thúc, người vợ kể lại rõ ràng từng việc. Sau đó rất lâu, người chồng nói rõ, món ăn này gọi là bún qua cầu. Người chồng nhờ sự chuyên tâm chăm sóc của người vợ nên đã đỗ được cử nhân, việc này được quần chúng truyền miệng thành một giai thoại. Từ đó, bún qua cầu được truyền đi thành món ăn nổi tiếng của Vân Nam.


Đọc đi đọc lại, PV TĐ cũng chẳng thấy ý nghĩa gì đặc biệt của đoạn văn này, nhưng mọi thứ đã đưa lên, cứ ăn cái đã. Đầu tiên người ta bưng đến cho bạn một chiếc đĩa lớn trong xếp những chiếc đĩa nhỏ xinh đựng vài miếng thịt gà, vài lát thịt lợn còn tươi … và một chút rau, hành, một chút nấm đặc sản của Vân Nam. Tất cả được bầy thành hình tròn trông như một bông hoa đang nở với nhuỵ hoa là một quả trứng vàng ươm. Kèm theo một bát mì nguội (xem hình) được chế ra từ bột gạo và đặc biệt là sợi mỳ rất to, trông giống sợi bún ta nhưng to hơn.
Khi bắt đầu ăn, một bát tô canh nóng hổi với lớp mỡ gà béo ngậy được bưng đến cho thực khách Món ăn này được thưởng thức theo một thứ tự nghiêm ngặt. Trước tiên bạn phải thả vào bát quả trứng, dừng một chút, sau đó lần lượt sẽ là thịt, rau, nấm và sau cùng sẽ là mỳ. Sau khi trộn trộn bằng đũa vài nhát thì có thể từ từ thưởng thức, nhớ đừng vội húp, dễ bỏng vì nước bún nóng hổi mỡ … Trình tự ăn rối rắm này cũng là một cách tạo ấn tượng với du khách.
(Sưu tầm trên mạng)


过桥米线 (历史)
.
过桥米线具体始于何年代已无法考证。比较统一的说法是,过桥米线源于滇南的蒙自,已经有100多年的历史。当年一书生为求功名寒窑苦读(有说法是在蒙自县城南湖的湖心亭读书,但此说不确,南湖湖心的烟雨楼为民国时期当地军阀疏浚南湖时仿照嘉兴南湖修建,与传说时间不符合),贤惠的妻子为了让丈夫能在寒冬吃上又有营养又能祛寒的食物,想到了容易制作的米线。用一大砂锅单独盛装鸡汤或猪骨头汤,米线及其它配料另装在其它容器中。吃的时候,将二者混合,就成为一碗热气腾腾营养丰富的米线。这样的分装有两个好处:1. 汤料表面形成的油膜阻断了热气,起到了保温的效果;2. 汤料和主食分装可以避免长时间不吃,主食被泡烂的情况。这位贤妻的发明不仅让她的相公无后顾之忧,发奋苦读,最终金榜题名,更为后人留下一道传统美食。
(theo zh.wikipedia)