Lịch sử thật lạ kỳ. Khi lớn lên chúng ta gặp nhiều sự kiện trong lịch sử và cho rằng những điều chúng ta biết là sự thật. Tuy nhiên, những điều đó có thể không phải là tất cả. Liệu bạn biết được bao nhiêu sự thật đằng sau những nhận thức sai lầm này?
7 NHẬN THỨC SAI LẦM VỀ LỊCH SỬ.
1. Nếu bạn nghĩ Edison là người đã phát minh ra bóng đèn điện, thì hãy nghĩ lại đi!
7 NHẬN THỨC SAI LẦM VỀ LỊCH SỬ.
1. Nếu bạn nghĩ Edison là người đã phát minh ra bóng đèn điện, thì hãy nghĩ lại đi!
Rất nhiều giáo viên đã giảng rằng Thomas Edison là nhà phát minh duy nhất đã đưa ra một thiết bị soi sáng cả thế giới, và chúng ta tin vào điều đó. Tuy nhiên, thực tế đằng sau nhận thức sai lầm này là Edison không phải là người phát minh đầu tiên và duy nhất. Thay vào đó, Edison là người đầu tiên đã tạo ra một bóng đèn sợi đốt có thể cháy trong thời gian dài. Bóng đèn điện thực chất là thành quả của ba nhà phát minh Humphry Davy, Ngài Joseph Wilson Swan, và Charles Francis Brush. Vào thời điểm Edison tham gia vào cuộc đua thắp sáng thế giới, nhà phát minh người Mỹ này đã tổng hợp lại thành quả từ ba người đàn ông trên. Ông đã cải tiến một ý tưởng có 50 năm tuổi, rồi thương mại hóa sản phẩm của mình để trở nên dễ tiếp cận hơn với công chúng.
2. Buôn bán nô lệ luôn tồn tại trước khi người Châu Âu phổ biến việc này
Trước khi người Châu Âu sử dụng người Châu Phi làm nô lệ trong thời kỳ công nghiệp hóa, thì rất nhiều các cư dân ở Châu Phi đã có hệ thống buôn bán nô lệ riêng cho mình. Tại Châu Phi sở hữu một nô lệ là một phần trong tinh hoa văn hóa, ở đây nhấn mạnh đến sự tôn trọng và tình thân. Chính vì vậy hầu hết các nô lệ đều được đối xử như người hầu theo hợp đồng (indentured servant) với rất nhiều quyền lợi và sự tự do.
3. Marco Polo có lẽ đã hơi phóng đại chuyến du hành của ông đến Trung Quốc
Hay có lẽ ông đã đánh bóng lên rất nhiều. Có một thực tế là các cuốn sách ghi lại những chuyến hành trình của Marco Polo đã tạo nên tiếng vang lớn, song ngày nay nhiều người vẫn tỏ ý nghi ngờ về tính trung thực trong những chuyến du hành của ông. Mâu thuẫn bắt nguồn từ nội dung trong cuốn sách của ông, khi nó chứa những lời mô tả cường điệu hóa về những con quái vật chim đã hạ gục những con voi và cắn xé xác của chúng.
Những miêu tả khác trong quyển sách đã bỏ qua các công trình bất hủ và các khía cạnh văn hóa của Trung Hoa, như là Vạn Lý Trường Thành, trà, tục lệ bó chân, và thư pháp. Hơn thế nữa, ghi chép lịch sử Trung Quốc dưới thời nhà Nguyên không hề liệt kê tên của Marco Polo trong danh sách những khách ngoại quốc đã ghé thăm nơi đây. Tuy vậy, Polo tuyên bố rằng ông đã từng ghé thăm mảnh đất này và thậm chí còn mang về vải lụa và các mảnh vàng, trong đó có một tấm bài vị bằng vàng được Khả Hãn ban tặng trước khi rời đi
4. Những người làm việc trên Kim Tự Tháp Giza đã được trả công!
Trái ngược với nhận định phổ biến là các kim tự tháp được nô lệ xây dựng, di tích khổng lồ này thực ra đã được xây dựng bởi những nhân công lành nghề như một công việc của chính phủ được trả công. Họ được miễn thuế, và sau đó được vinh dự chôn cất trong những hầm mộ nằm ở xung quanh khu vực thi công sau khi chết. Lời đồn đại được cho là đã truyền ra bởi một nhà sử học người Hy Lạp tên là Herodotus khoảng cuối năm 400 TCN.
5. Trái Đất đã là hình cầu trước khi được Christopher Columbus chứng minh!
Không có gì để nghi ngờ khi nói rằng Trái Đất hình cầu. Nhưng sẽ là một nhận thức sai lầm nếu nói rằng Christopher Columbus là người chứng minh thực tế đó bởi vì những học giả Châu Âu từ thời đại của Aristole đã biết đến điều này.
Khi Columbus phải thu hút sự ủng hộ cho chuyến thám hiểm của mình đến vùng đất mới, rất nhiều các học giả đã phản đối quan điểm của ông. Bởi vì Columbus tin rằng kích cỡ Trái Đất là nhỏ hơn, và các học giả không thừa nhận ước tính của ông về khoảng cách tới Ấn Độ.
6. Bắt chước những người La Mã cổ đại – mặc áo choàng toga tới tang lễ và bữa tiệc
Đúng vậy, áo choàng toga không phải là trang phục hàng ngày của người dân La Mã cổ đại. Thay vào đó, trang phục bình thường thông dụng của người La Mã trong suốt thời cổ đại là áo choàng tunic.
Áo choàng toga được đánh giá giống như bộ comlê thời hiện đại nên khá đắt tiền và thường chỉ được mặc trong những dịp đặc biệt, như trong tang lễ hoặc tiệc tùng. Phiên bản áo toga dành cho phụ nữ được gọi là Stola.
7. Vạn Lý Trường Thành không hiệu quả trong việc chống giặc ngoại xâm
Trái ngược với quan điểm thông thường, Vạn Lý Trường Thành không cản được mọi bước tiến của giặc ngoại xâm. Mặc dù thành lũy này có độ cao ngất ngưởng, song rất nhiều quân xâm lược Trung Quốc dường như không gặp nhiều khó khăn khi cố gắng tràn vào lãnh thổ Trung Hoa từ phía Bắc.
Vào triều Tống, Vạn Lý Trường Thành đã thất bại trong việc bảo vệ người dân Trung Quốc khỏi sự xâm lược của Đế chế Mông Cổ, dẫn đầu bởi Thành Cát Tư Hãn. Ông ta và một đội quân gồm 50.000 người đã hành quân qua sa mạc Gobi và vòng quanh Vạn Lý Trường Thành để xâm lược miền Bắc Trung Quốc và cuối cùng, đã đặt dấu chấm hết cho triều Tống.
Tác giả: Deborah Kim , Epoch Times | Dịch giả: Việt Nguyên
(Sưu tầm trên mạng)