Sunday, January 15, 2017

CÓ THẬT KHÔNG BIẾT KHÔNG CÓ TỘI?

Thông thường trong cuộc sống, khi có người phạm phải sai lầm gì đó, người ta hay an ủi bằng cách nói: :"Người không biết không có tội" (不知者無罪). Theo tôi đây chì là những lỗi nhỏ thông thường, chớ không phải mù quáng, đần độn làm những việc sai trái rồi nói tại tôi không biết.
Chúng ta đọc bài sau đây để suy nghĩ nhiều hơn:


CÓ THẬT KHÔNG BIẾT KHÔNG CÓ TỘI?
PHẬT TỔ ĐÃ TRẢ LỜI NHƯ THẾ NÀO?

Đương thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết pháp luôn hiển đắc hòa ái rất thân thiện, dễ gần. Ngài thường xuyên nói về những sự vật và những vấn đề gần gũi quen thuộc trong cuộc sống mà các đệ tử rất thích nghe. Để giúp cho chúng sinh dễ hiểu và có đủ khả năng lý giải nên lời ngài giảng đều rất thấu đáo, từ bình dị đến thâm nhập, ngài đại lượng dùng ví dụ so sánh mà từ tốn mang đạo lý tới cho mọi người, các đệ tử đều cảm thấy rất thân thiết gần gũi và thiết thực dễ hiểu.
Một hôm khi Đức Phật Thích Ca thuyết pháp xong, một đệ tử hướng về ngài xin thỉnh giáo về vấn đề “Không biết không có tội”, có thật là không biết không có tội?


Đối với vấn đề này Đức Phật Thích Ca Mâu Ni không trả lời trực tiếp mà đưa ra ví dụ: Bây giờ có một cái gắp than, nó bị lửa đốt cho nóng bỏng nhưng bằng mắt thường lại nhìn không thấy được. Nếu con đi lấy cái gắp than đó, giữa việc con biết là nó đang nóng bỏng hay không biết nó đang nóng bỏng, cái nào sẽ gây ra tổn hại nghiêm trọng?
Đệ tử thoáng suy nghĩ đáp rằng: đương nhiên không biết nó đang nóng bỏng là rất tai hại. Bởi vì không biết nên không có sự chuẩn bị, không đề phòng trước nên bị bỏng.
Phật Thích Ca Mâu Ni hòa ái nói tiếp: Đúng vậy! Nếu biết cái kẹp than ấy nóng bỏng thì tâm sẽ kinh đảm đề phòng, khi cầm lấy nó sẽ không dám vô ý dùng tay không mà nắm chặt. Từ đó đủ thấy không phải “Không biết không có tội”, mà không biết sẽ là tai hại lớn nhất. Mọi người vì vô minh không hiểu chân lý nên mãi trầm luân chìm sâu trong bể khổ.


Đạo lý: Thường người vô minh, hồ đồ, chính là những người chịu tổn hại lớn nhất, bởi vì họ không thể thông qua phân tích của tự thân mà hiểu được bối cảnh, cũng như không lường trước được hậu quả của sự việc. Chỉ có “hữu tri” mới giúp người ta sáng suốt, mới thấy được chân lý. Vì thế đối với những sự tình nào bạn không nhìn thấu được sự vật thì đừng vội đưa ra kết luận, càng không nên hùa theo số đông chỉ bởi vì người ta thế – rất nhiều người thế nên tôi cũng thế. Đặc biệt với đoàn thể những người tu tâm hướng thiện, nhất định càng cần nên thận trọng trong từng lời nói.
Khi người ta bị những lời nói dối lừa mị, chính tà bất phân, thiện ác bất minh, thì họ chỉ làm những việc “nối giáo cho giặc” mà thôi. Hậu quả tự mình chuốc lấy!
Nguồn: Nhân Vi Ái
Biên tập: Thiên Thiên


不知者真的無罪嗎?
佛祖這樣說……看後驚出一身冷汗!


這個故事,會對總以「不知者無罪」來給自己開脫的人有所警示。
釋迦牟尼說法的時候總是顯得和藹可親,經常說些弟子熟悉、愛聽的事物。為了使眾人能夠理解,他說得總是深入淺出,用大量的比喻娓娓道來,弟子們都覺得非常親切。
一天,釋迦牟尼說法後,有個弟子向他請教「不知者無罪」是不是真的。
對於這個問題,釋迦牟尼並沒有有直接回答,而是做了一個比喻:「現在有一把火鉗,它被燒得火燙,但肉眼卻看不出來。如果你去拿這把火鉗,是知道它燒得火燙受害嚴重,還是不知道它燒的火燙受害嚴重?」
弟子想了想回答:「應該是不知道它被燒得火燙受害嚴重。因為不知道才沒有一點準備,被燙的時候就來不及採取防範措施。」


釋迦牟尼和藹地說道:「是啊!如果知道火鉗燒得火燙而去拿,就會心驚膽戰深懷戒心,不敢絲毫大意拿的時候不會用力去抓。可見,並不是「不知者無罪」,而是不知者受害最大。人們就是因為不明真理,所以才會在苦浪里翻騰沉淪。」
悟道:往往是愚昧、懵懂的人才最容易受到最大的傷害,因為他們無法通過分析得知事件的背景和可能產生的後果,只有「有知」才可以使人明智,找到真理。所以對於你不了解的事物,不要輕易下結論,更不要人云亦云,尤其是對修心向善的修鍊團體,一定要慎言啊。
當人們被謊言欺騙下正邪不分,善惡不明,那麼他們只能是助紂為孽!造下的後果只能是自己承受!
來源:因為愛
責編:天天

(網上搜查)

No comments: