Có quan điểm cho rằng, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tôn Trung Sơn từng yêu thương một người phụ nữ Nhật Bản. Vậy, “hồng nhan” bí ẩn ấy là ai?
Thông tin tiểu sử công khai của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tôn Trung Sơn chỉ nhắc nhiều tới hai người phụ nữ được công nhận là vợ ông. Một là Lô phu nhân (tức Lô Mộ Trinh) và người còn lại là Tống phu nhân (tức Tống Khánh Linh).
Thông tin tiểu sử công khai của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tôn Trung Sơn chỉ nhắc nhiều tới hai người phụ nữ được công nhận là vợ ông. Một là Lô phu nhân (tức Lô Mộ Trinh) và người còn lại là Tống phu nhân (tức Tống Khánh Linh).
Trên thực tế, còn có một “hồng nhan tri kỷ” khác từng gắn bó với Tôn Dật Tiên, đó là Trần Túy Phân. Thân phận của bà được mô tả chi tiết trong phả hệ của gia đình Tôn Trung Sơn. Vợ cả Lô Mộ Trinh thọ 86 tuổi; Trần Túy Phân thọ 89 tuổi; Tống Mỹ Linh thọ 89 tuổi. Con cháu họ Tôn đều coi ba vị phu nhân này là những bề trên của mình. Nhưng còn một người nữa không hề được ghi chép trong gia phả, đó là người vợ Nhật Bản bí mật của “quốc phụ Trung Hoa”.
Truyền thông Nhật Bản cho hay, theo kết quả nghiên cứu của giáo sư Kubota thuộc Japan Women’s University, “hồng nhan” bí ẩn mang quốc tịch Nhật Bản của Tôn Văn tên thật là Kaoru Otsuki, mẹ của Fumiko Miyagawa. Fumiko sống ở thành phố Yokohama, phía nam Tokyo, Nhật Bản.
Giáo sư Kubota tiết lộ, lần đầu tiên gặp mẹ của Miyagawa Fumiko - một phụ nữ xinh đẹp, trái tim Tôn Trung Sơn đã rung động. Năm 1901, nhà lãnh đạo Trung Quốc đề nghị với cha của Kaoru được cưới người con gái Nhật Bản này. Nhưng ông bố đã vô cùng tức giận, một mực từ chối vì lúc ấy, Kaoru còn quá nhỏ, mới 14 tuổi, kém xa tuổi tác với Tôn Trung Sơn, khi ấy đã “tam thập lục”.
Kaoru Otsuki |
Về sau, Tôn Dật Tiên đã trực tiếp cầu hôn Kaoru. Hai người tổ chức một hôn lễ đơn giản tại Yokohama. Không lâu sau, nhà lãnh đạo phải một mình sang Đông Nam Á và Mỹ. Đến năm 1905, ông mới trở lại Nhật Bản thăm vợ. Năm 1906, con gái của họ ra đời (tức Fumiko Miyagawa). Nhưng trước khi Fumiko chào đời, vì có việc, Tôn Trung Sơn phải rời Nhật Bản. Từ đó trở đi, ông không còn quay trở lại. Thời gian sau, “hồng nhan” bí ẩn của Tôn Trung Sơn - Kaoru Otsuki đã tái giá hai lần, nhưng họ vẫn duy trì liên lạc qua thư. Năm 1970, bà qua đời, thọ 82 tuổi.
Tôn Trung Sơn |
Về phần Fumiko Miyagawa, “giọt máu chung” giữa nhà lãnh đạo Tôn Trung Sơn và người vợ Nhật Bản, được sinh vào tháng 5 năm Minh Trị thứ 39. Một cách viết Hán tự khác của chữ "Fu-mei” (富美) trong tên Fumiko là chữ “Văn”. Cách đặt tên này là phỏng theo chữ “Văn” trong tên Tôn Văn (tên gọi khác của Tôn Trung Sơn) mà lấy từ đồng âm. Fumiko sinh ra không lâu thì được một gia đình nhận về nuôi.
Ảnh cưới Tôn Trung Sơn và Tống Khánh Linh |
Tôn Trung Sơn từng nói với những bạn bè thân thiết ở Mỹ rằng, ông có một người con gái ở Nhật Bản, do một phụ nữ Nhật Bản sinh ra, nhưng không biết tên. Và vị phu nhân ấy chính là Kaoru. Trước khi qua đời, bà có để lại một cuộn băng ghi âm. Cha của Kaoru vốn là một thương nhân có giao dịch làm ăn với Trung Quốc. Trong thời gian trú lại trong nhà Kaoru Otsuki, Tôn Trung Sơn đã gặp và yêu bà. Bốn năm sau, ông ngỏ lời cầu hôn và tiến hành lễ cưới với người con gái Nhật Bản của mình. Khi ấy, Kaoru vẫn còn là một nữ sinh cấp ba ở Yokohama và mới 15 tuổi.
Bí mật này cuối cùng cũng được giáo sư Kubota chứng thực, khi ông tiến hành nghiên cứu tại các nơi như Bảo tàng Lịch sử Hoa kiều thuộc Kobe và phát hiện ra một cuốn băng vô cùng quan trọng. Trên đó có lưu tên một người là “Ôn Bỉnh Thần”. Chỉ những chuyên gia nghiên cứu lịch sử cận đại Trung Quốc mới biết rõ cái tên này. Thì ra, Ôn Bỉnh Thần không chỉ là đồng chí của Tôn Văn, mà còn là một trong số ít những người tường tận các hoạt động của nhà lãnh đạo này trong thời gian ở Yokohama. Thông tin trong cuộn băng đã làm sáng tỏ mối quan hệ bí ẩn giữa Tôn Trung Sơn và Kaoru Otsuki.
Lê Phượng (lược dịch theo People.com.cn)
No comments:
Post a Comment