Tuesday, October 10, 2017

7 NHÀ KHOA HỌC LỚN CHẾT VÌ CHÍNH "CON" MÌNH

Có những phát minh làm thay đổi thế giới, song bản thân những người tạo ra nó lại gánh chịu những hậu quả bất ngờ do chính 'đứa con' mà họ tạo ra.

1. Frantz Reichelt



Với niềm tin có thể biến một chiếc áo khoác thành một chiếc dù cho phi công, Frantz Reichelt (1879 - 1912), một thợ may người Pháp gốc Áo được biết đến với biệt danh “thợ may bay” đã tử nạn vào ngày 4/2/1912 khi ông nhảy từ Tháp Eiffel xuống trong chính thiết kế của mình. Ban đầu người ta cho rằng ông sẽ sử dụng hình nộm đóng thế nhưng vào những phút cuối cùng ông quyết định đích thân thử nghiệm phát minh của mình. Tuy nhiên, thật không may cho Reichelt và di sản của ông, niềm tin rằng phát minh sẽ hoạt động chỉ là một suy nghĩ trong mơ, ông đã rơi xuống mặt đất và ra đi mãi mãi bởi vết thương quá nặng sau cú nhảy định mệnh đó.

2. Max Valier



Max Valier (1895 - 1930) là người đi đầu trong lĩnh vực khoa học tên lửa ở Đức và một trong những nhà sáng lập Hội du lịch không gian mà nhiều thành viên của hội sau này là người chịu trách nhiệm cho các chuyên bay vào không gian thế kỷ 20. Trong những năm 1930, Hội làm việc với các tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng, đợt thử nghiệm đầu tiên Valier ở phía sau chiếc xe tên lửa chứa chất lỏng. Thật không may, loại động cơ này đã hại chính ông.Vào ngày 17 /5/ 1930, một tên lửa Valier đang hoạt động trong phòng thí nghiệm Berlin đã phát nổ, một mảnh thép trong vụ nổ đã đâm trúng vào thân động mạch phổi và cướp đi tính mạng của ông.

3. Otto Lilienthal


Được biết đến như “ông vua tàu lượn” Otto Lilienthal (1848 – 1896) là người đầu tiên thành công khi phát minh ra chiếc tàu lượn đầu tiên của nhân loại và thực hiện thành công nhiều chuyến bay với nó. Nhờ nỗ lực của Lilienthal, cộng đồng khoa học và công chúng bắt đầu nhận ra rằng những cỗ máy biết bay là điều có thể. Lilienthal cũng là người đầu tiên điều khiển được chiếc tàu bay nặng hơn không khí trong khi bay - thành tựu mang lại cho ông biệt danh "Cha đẻ của máy bay". Anh em nhà Wright sau này đã kế tục công việc của ông và coi ông là nguồn cảm hứng cho sáng chế của họ.


Đáng buồn thay, sau hơn 2.000 chuyến bay thử thành công với chiếc tàu lượn, vào ngày 09/8/1896 khi tàu lượn của ông bị mất lực nâng, ông đã rơi từ độ cao 17 mét và bị gãy xương sống rồi qua đời một ngày sau đó.

4. Jean-François Pilâtre de Rozier


Nhà khoa học người Pháp Jean-François Pilâtre de Rozier (1754 – 1785) là phi công đầu tiên bay trên quả bóng khổng lồ hoạt động bằng khí hydro và hơi nóng. Ngày 21/11/1783, cuộc thử nghiệm thứ nhất diễn ra thành công khi De Rozier và người bạn Marquis d'Arlandes bay ở độ cao gần 1000 mét so với mực nước biển.


Trong cuộc thử nghiệm thứ 2, dùng khinh khí cầu bay vượt kênh đào từ Pháp để đến Anh, ông cùng bạn đồng hành Pierre Romain đã tử nạn do khinh khí cầu gặp phải luồng khí nóng, xì hơi và rơi xuống từ độ cao 500m. Điều đáng buồn, vị hôn thê của Rozier cũng mất 8 ngày sau đó vì quá đau buồn. Cái chết của nhà khoa học là một mất mát lớn của ngành khoa học thế giới, song những thành tựu mà ông để lại chính là cơ sở phát triển cho ngành hàng không sau này.

5. Horace Lawson Hunley


Horace Lawson Hunley (1823 – 1863) là một chiến sĩ của quân đội miền Nam trong thời kỳ nội chiến ở Mỹ thế kỷ 19. Là một kỹ sư biển, Hunley đã phát minh ra chiếc tàu ngầm điều khiển bằng tay đầu tiên trên thế giới, một phát minh đã khiến ông mất mạng.


Khi chiếc tàu ngầm đầu tiên được hạ thủy, một cửa phụ của nó bị bỏ quên chưa đóng, và chính sai lầm đó khiến 5 thủy thủ thiệt mạng. Đến chuyến thứ 2, Hunlay quyết định đích thân lên tàu chỉ huy, nhưng con tàu tiếp tục bị chìm mang theo mạng sống của Hunley cùng 7 thủy thủ khác. Điều bất ngờ là tới chuyến ra quân sau cùng, con tàu đã giành vinh quang khi trở thành chiếc tàu ngầm đầu tiên trong lịch sử đánh chìm được một tàu đối phương trước khi chìm hẳn xuống đáy Đại tây dương. Con tàu sau đó được vớt lên, sửa chữa và được đặt theo tên của Hunley.

6. Aurel Vlaicu


Aurel Vlaicu (1882 - 1913) là kỹ sư và nhà sáng chế máy bay sinh ra ở Romania. Ông đã tạo ra chiếc máy bay đầu tiên của nhân loại và thực hiện chuyến bay đầu tiên vào 17/6 /1910. Ông đã chế tác thành công 2 chiếc máy bay và giành được nhiều giải thưởng lớn vào năm 1912. Đến năm 1913, ông bắt tay vào chế tạo Vlaicu 3 nhằm tới mục tiêu vượt dãy núi Carpathians. Nhưng vào đúng lúc này, xuất hiện 2 nhà khoa học khác cũng đang hướng tới mục tiêu giống ông. Với mong muốn trở thành người nhanh chân hơn, ông đã đưa ra một quyết định không khôn ngoan là sử dụng Vlaicu 2 thay vì chờ cho chiếc Vlaicu 3 được hoàn thiện với nhiều tiến bộ hơn. Và quyết định trên đã khiến ông phải đánh đổi bằng chính cuộc sống của mình.

7. Harry K. Daghlian & Louis Slotin


Nhà khoa học người Mỹ Harry K. Daghlian (1921 - 1945) và Canada Louis Slotin (1910 - 1946) là những nhà vật lý cùng tiếp xúc với phóng xạ và thiệt mạng trong cùng một kiểu tai nạn khi làm việc với bom nguyên tử tại phòng thí nghiệm Los Alamos ở New Mexico. Ngày 21/8/1945, Daghlian tình cờ bỏ vonfram cacbua vào một lõi bom chứa plutonium khiến nó trở thành “siêu tới hạn”. Trong cơn hoảng loạn, Daghlian đã không thể ngăn chặn phản ứng hạt nhân. Ông qua đời vì ngộ độc phóng xạ nặng 25 ngày sau đó.


Nạn nhân thứ hai của một tai nạn bất ngờ khác là nhà khoa học nổi tiếng người Canada, Louis Slotin từng làm việc trong chương trình chế tạo bom nguyên tử của Mỹ. Trong một lần tiến hành thí nghiệm, ông vô tình làm rơi bình cầu có chứa chất beryllium vào một bình cầu có chứa chất phóng xạ plutonium cùng các chất hoá học khác và điều này vô tình đã tạo ra phản ứng phân hạch, phát sinh ra sóng nhiệt, dòng ánh sáng chói lòa gây nên bởi quá trình ion hóa. Louis vội chạy ra ngoài và phải đi viện cấp cứu, nhưng 9 ngày sau ông đã qua đời bởi nhiễm phóng xạ nặng.

Pokemon