Tôi chưa phải là Phật tử, tôi kính Phật, thích nghe giảng và tìm hiểu về đạo Phật. Tôi chưa ăn chay được vì chưa thích và bây giờ có đôi khi ngán thịt cá. Đôi lúc nhìn sự việc xung quanh của đạo pháp, có những cái tôi thấy chưa đúng của những người trong đạo hay có những sự việc người ta làm hơi mâu thuẩn với Phật pháp... Tôi vẫn giữ vững niềm tin vào Phật và chỉ tin Phật mà thôi.
Có khi tìm hiểu và đọc thêm những phân tích và phê bình dù đúng hay không tôi vẫn tiếp tục tin Phật. Nếu có những gì mới lạ mà tôi post lên chỉ để các bạn nghiên cứu và suy nghĩ nhưng phải giữ vững niềm tin nếu bạn là Phật tử. Phật là chân lý là người thầy hướng dẫn chớ không phải làm cho ta mê tín. Đó là điều tôi luôn ghi nhớ và hy vọng các bạn cũng đã biết .
Tôi thích bài sau đây của anh Bu nên post lên để mọi người đọc chơi.(LKH)
ĐI LÍNH SỢ TRÈO ẢI, Ở VÃI SỢ LĂNG NGHIÊM
Hồi tháng 5 năm 2010 bu tui có dịp ghé thăm Thiền viện Thường Chiếu ở Đồng Nai và có duyên may diện kiến Hòa thượng Thích Thanh Từ - người trụ trì Thiền viện. Thời bấy giờ Hòa thượng đã vào tuổi 87, nhưng lòng dạ vẫn chảy bỏng khát vọng Khôi phục Phật giáo đời Trần. Sau khi giả từ Thiền viện Thường Chiếu, bu được Hòa thượng tặng một số sách. Dưới đây bu trích mục ĐƯỜNG LỐI TU CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM HIỆN NAY trong cuốn “Tại sao tôi chủ trương khôi phục Phật giáo đời Trần”. Mời các bạn tham khảo
ĐI LÍNH SỢ TRÈO ẢI, Ở VÃI SỢ LĂNG NGHIÊM
Hồi tháng 5 năm 2010 bu tui có dịp ghé thăm Thiền viện Thường Chiếu ở Đồng Nai và có duyên may diện kiến Hòa thượng Thích Thanh Từ - người trụ trì Thiền viện. Thời bấy giờ Hòa thượng đã vào tuổi 87, nhưng lòng dạ vẫn chảy bỏng khát vọng Khôi phục Phật giáo đời Trần. Sau khi giả từ Thiền viện Thường Chiếu, bu được Hòa thượng tặng một số sách. Dưới đây bu trích mục ĐƯỜNG LỐI TU CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM HIỆN NAY trong cuốn “Tại sao tôi chủ trương khôi phục Phật giáo đời Trần”. Mời các bạn tham khảo
Là tu sĩ Phật giáo Việt Nam, nếu bị người hỏi: “Hiện nay thầy tu theo tông phái nào của Phật giáo ?”.Chắc chắn tu sĩ này sẽ ngẩn ngơ không biết đáp thế nào. Tại sao vậy?
A- LẤY “NHỊ THỜI KHÓA TỤNG” LÀM CÔNG PHU TU HÀNH.
Chùa chiền Việt Nam hơn môt thế kỷ nay đều lấy hai thời khóa tụng làm công phu tu tập. Trong hai thời, đầu hôm tụng kinh Di Đà, sau tụng chú Vãng sanh, tiếp niệm danh hiệu Phật A Di Đà, buổi khuya tụng chú Lăng Nghiêm, hoặc Đại Bi thập chú…Nếu hôm nào có đám cầu an cầu siêu thì tụng chú Đại Bi trước, tụng kinh sau. Công phu tu hành như vậy, biết thuộc tông phái nào. Thế mà đa số nói theo Tịnh Độ. Tụng kinh Di Đà và niệm danh hiệu Phật Di Đà thuộc về Tịnh Độ tông, tụng chú Đại Bi, chú Lăng Nghiêm thuộc mật tông. Nhận xét chín chắn thì hai thời khóa tụng Mật tông chiếm ưu thế.
Hai thời khóa tụng xuất xứ từ đâu? Căn cứ lời tựa quyển Nhị Khóa Hiệp Giải thì xuất phát từ đời nhà Thanh ở Trung Quốc. Vua Thánh Tổ nhà Thanh hiệu Khang Hy (1662-1772) ra sắc lệnh mời Hòa thượng Ngọc Lâm Thông Tú (1614- 1675) cùng một số Hòa thượng hợp tác soạn “Nhị Thời Khóa Tụng”, buộc Tăng , Ni các chùa ở Trung Quốc trong thời này phải ựng dụng tu theo. Nhà Thanh thuộc dân tộc Mãn Châu ở miền bắc Trung Quốc, gần dãy núi Hy Ma Lạp Sơn chịu ảnh hưởng Phật giáo Tây Tạng chuyên tu Mật tông. Nhà vua buộc các Hòa thượng soạn “Nhị Thời Khóa Tụng” đặt nặng Mật tông hơn . Tuy Nhị Thời Khóa Tụng là chủ trương của Tịnh, Mật đồng hành, song nghiêng hẳn về Mật. Nhị Thời Khóa Tụng ra đời khoảng cuối thế kỷ 17 đầu thế kỷ 18 là thời kỳ Phật giáo Trung Hoa đang xuống dốc. không biết Nhị Thời Khóa Tụng du nhập vào Việt Nam lúc nào, chỉ biết từ cuối thế kỷ 19 đến cuối thế kỷ 20, hầu hết các chùa Việt Nam đều lấy hai thời này làm công khóa tu hành. Ai vào chùa tu đều bị bắt buộc phải thuộc hai thời khóa tụng gọi là hai thời công phu, nên có câu “Đi lính sợ trèo ải, ở sãi sợ Lăng Nghiêm”. Thậm chí đến nay (1997) những tu sĩ Phật giáo đến Đàn giới xin thọ giới Sa di, ban giám khảo đàn giới vẫn khảo hạch xem thuộc chú Lăng Nghiêm không.
Chúng tôi chủ trương khôi phục Thiền tông đời Trần, cốt yếu sử dụng tinh thần “khế cơ” của đạo Phật, hướng dẫn người Phật tử tu hành nhịp nhàng theo bước tiến của xã hội. Câu “Tức tâm tức Phật” trong Thiền tông là đem lại sức tự tin mãnh liệt cho người Phật tử. Có tự tin, chúng ta mới có sức mạnh vươn lên, có tự tin chúng ta khẳng định sự thành công trong công tác của mình. Đồng thời nhận rõ Giác ngộ và Niết bàn ngay nơi thế gian này. Ta nghe lục Tổ Huệ Năng nói:
Phật pháp tại thế gian,
Bất ly thế gian giác.
Ly thế mích Bồ Đề,
Kháp như cầu thố giác…
(Kệ Vô Tướng - Kinh Pháp Bảo Đàn)
Phật pháp ngay trong tế gian này, không thể rời thế gian tìm giác ngộ. Nếu rời thế gian tìm giác ngộ, giống như tìm sừng con thỏ. Đức Phật giác ngộ tại cội Bồ đề trong thế gian này. Các bậc A La Hán giác ngộ nguyên nhân, kết quả sanh tử và giải thoát sanh tử cũng trong cõi thế gian này…Duyên giác ngộ “Lý nhân duyên sinh” cũng trong thế gian này …Tại sao chúng ta không ngay đâymà tu, lại cầu mong đến nơi nào cho xa xôi, Tổ tiên chúng ta đã ứng dụng tu hành.
B- VÔ TÌNH THẦY TU TRỞ THÀNH THẦY TỤNG.
Người chân chính xuất gia tu hành, buổi đầu ai cũng quyết tâm cầu giác ngộ giải thoát. Song ở chùa thời gian lâu sự quyết tâm ấy phai nhạt từ từ. Vì vào chùa phải học thuộc kinh để tụng. khi tụng phải rành chuông mõ, phải tập trung âm thanh cho hay, còn phải học tán học đẩu…Khi tụng kinh rành rồi phải đi cúng đám cho Phật tử, chùa ít Phật tử còn đỡ, chùa đông Phật tử thì cúng đám liên tục, còn thì giờ đâu nghĩ đến giác ngộ giải thoát. Cộng thêm Phật tử cúng kính tiền bạc vật dụng nhiều, phải lo gìn giữ tiêu phí, còn nhớ đâu bản hoài lúc sơ phát tâm. Thế là từ thầy tu phát tâm chân chánh, lâu dần biền thành thầy tụng thầy cúng, thật rất đau lòng! Phật dạy:
“Dù tụng nhiều kinh mà buông lung không thực hành thì chẳng hưởng được phần ích lợi của Sa môn, khác nào kẻ chăn bò thuê lo đếm bò cho người.
Tuy tụng ít kinh mà thường y giáo hành trì, hiểu biết chân chánh, từ bỏ tham, sân, si tâm hiền lành thanh tịnh, giả thoát, xa bỏ thế tục, thì dù ở cõi này hay cõi khác, người kia vẫn hưởng ích lợi của Sa môn” (Kinh Pháp cú số 19,20)
Bulukhin
No comments:
Post a Comment