Monday, October 16, 2017

SỐNG CHẾT MẶC BAY, TIỀN THẦY BỎ TÚI

Tối nay đọc nhiều tin về lũ lụt đang xảy ra tại Việt Nam rồi còn thêm cơn bão số 11 ập vào, dân mình khổ quá. Có mấy bài nói về cái nguyên nhân dẫn đến hậu quả cay đắng như thế làm cho tôi chợt nhớ có một câu thành ngữ, tôi lên mạng để tìm một câu giải đáp có lý nhất chứ không phải đoán mò. Vậy:

Xả lũ
Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi là gì?

Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi là cụm từ để chỉ những người vô trách nhiệm, chỉ biết hưởng lợi cho bản thân, không quan tâm người khác khốn khó ra sao, như lão lang băm (thầy lang) chữa bệnh cho người chỉ chăm chăm móc túi tiền của người bệnh, mặc cho người bệnh dùng thuốc của mình sống chết ra sao cũng không quan tâm.

Ngoài ra thì cũng có một tác phẩm văn học với tên là Sống chết mặc bay


Sống chết mặc bay là một tác phẩm của nhà văn Phạm Duy Tốn, được đăng trên tạp chí Nam Phong số tháng 12 năm 1918. Đây là một trong những tác phẩm văn học nổi tiếng nhất của ông. Tác phẩm đã nói lên sự phê phán của ông đối với chế độ phong kiến Việt Nam với đại diện là viên quan phủ đã không quan tâm đến sinh mệnh của những người dân dưới quyền đang phải vật lộn với mưa lũ.

Núi trọc

Sáng tác

Giai đoạn đầu
Ý nghĩa tác phẩm: Đây là văn bản lên án, tố cáo gay gắt bọn quan phủ ăn chơi hưởng lạc, vô trách nhiệm, vô lương tâm đến mức góp phần gây ra nạn lớn cho nhân dân của viên quan phụ mẫu đại diện cho nhà cầm quyền Pháp thuộc.

Ý nghĩa của nhan đề "Sống chết mặc bay"

Nhan đề Sống chết mặc bay đã có dụng ý phê phán tên quan phủ dù trời mưa, đê có nguy cơ bị vỡ nhưng vẫn không thèm quan tâm mà còn ung dung ngồi bên trong đình trên mặt đê để đánh tổ tôm. Trong khi dân phu phải gánh chịu sự thịnh nộ của trời, vừa phải giữ đê để nó không vỡ, ảnh hưởng đến đời sống của các hộ dân sống quanh. Khi thấy người đến báo cáo đê bị vỡ hắn nhẫn tâm đuổi đi mà chẳng quan tâm gì. Phạm Duy Tốn đã viết truyện này để bày tỏ sự thương xót đối với cuộc sống lầm than, cực khổ của nhân dân. Đồng thời, tác phẩm có dụng ý phê phán sự thờ ơ, bỏ mặc dân, vô trách nhiệm của tên quan phủ phong kiến trước cảnh đê bị vỡ, người dân tuyệt vọng dưới cơn thinh nộ của trời.

Người dân đang vật lộn giữ đê chống mưa lũ
Nội dung chính

Bằng lời văn cụ thể, sinh động, bằng sự khéo léo trong việc vận dụng kết hợp hai phép tương phản và tăng cấp trong nghệ thuật, Sống chết mặc bay đã lên án gay gắt tên quan phủ "lòng lang dạ thú" và bày tỏ niềm cảm thương trước cảnh "nghìn sầu muôn thảm" của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên.

Bối cảnh

Truyện lấy bối cảnh của nông thôn Việt Nam vào đầu thế kỷ 20. Nó được lấy bối cảnh trong một đêm khuya, một khúc đê bên sông Nhị Hà (tức sông Hồng) đang bị mưa gió làm vỡ, nhưng trong đình thì tên quan phủ vẫn bỏ mặc người dân dưới cơn thịnh nộ của trời, ngồi chơi tổ tôm với các tên quan lại khác.

Câu chuyện dựa trên hiện trạng trước Cách mạng tháng Tám 1945.

Quan phủ ung dung ngồi chơi tổ tôm trong đình
Cốt truyện

Phản ánh, lên án gay gắt bộ mặt của giai cấp thống trị mà tiêu biểu là tên quan phụ mẫu có vai trò "cha mẹ" của nhân dân mà chỉ ham mê cờ bạc, hết sức thờ ơ, vô trách nhiệm khiến cho nhân dân lâm vào cảnh nghìn sầu muôn thảm.

Nhân vật
Nhân vật chính
Quan phụ mẫu
Nhân vật phụ
Một người dân phu hộ đê
Kẻ hầu người hạ
Thầy đề, thầy đội nhất, thầy thông nhì, chánh tổng

Giá trị nội dung, nghệ thuật

Nội dung:

- Lên án gay gắt bộ máy quan lại của thực dân phong kiến.
- Nỗi thương cảm, tình cảm xót thương của tác giả trước cuộc sống lầm than cơ cực của người dân.

Nghệ thuật

- Tình huống độc
- Biện pháp nghệ thuật tương phản,đối lập
- Chọn chi tiết tiêu biểu, lời văn cụ thể sinh động
- Xây dựng nhân vật điển hình



Nhận xét của các nhà văn, độc giả

Có thể nói với sự khéo léo trong việc vận dụng linh hoạt, nhuần nhuyễn hai biện pháp nghệ thuật cùng với ngôn từ chặt chẽ điêu luyện, phù hợp tương tác với nhau, bài văn đã rất thành công trong việc lột tả hai hình tượng đối lập. Đồng thời cũng lên án những tên quan phụ mẫu đại diện chính quyền lại vô trách nhiệm hay nói đúng hơn là lòng lang dạ sói cứ ung dung, thoải mái trong nhung lụa, hạnh phúc, bỏ mặc người dân trong cảnh lầm than, cơ cực. Hai bức tranh đời này mang đậm đà chất hiện thực và thắm đượm những cảm xúc nhân văn và gợi lên lòng đồng cảm nơi người đọc.

Theo: Lazi.vn

No comments: