Đúng 12g trưa một ngày trung tuần tháng ba, tôi đặt chân lên những thanh tà vẹt trên cầu sông Kwai. Những thanh tà vẹt ấy bây giờ đã thôi không làm công việc của một tuyến đường sắt giao thông...
Lặng lẽ và nhẫn nại, chúng vẫn sống mỗi ngày để đếm nhịp thời gian và nhắc nhớ mỗi người hôm nay về câu chuyện của một lần trong rất nhiều lần, con người từng đày đọa và sát hại con người vì những cuồng vọng chưa bị dập tắt!
Nghĩa trang nơi biên giới
Nghĩa trang chiến tranh Kanchanaburi (Kanchanaburi là một thị trấn nhỏ bé ở gần biên giới Thái Lan - Myanmar, cách Bangkok khoảng 130km về hướng tây) bao giờ cũng là nơi dừng chân đầu tiên của du khách.
Nghĩa trang có một cổng màu trắng, như cổng một ngôi đền, lúc nào cũng mở to cửa đón tiếp; không có tường vây quanh, hàng rào là một hàng cây xanh lá, thấp và gần gũi với mọi người. Nơi đây có khoảng 1.750 nấm mồ xếp hàng ngang dọc thẳng tắp, hướng về một cây thánh giá khổng lồ - đúng hơn là một tượng đài biểu trưng cho nỗi thống khổ mà con người phải gánh chịu do tội ác của đồng loại...
Mọi thứ đều giản dị và lặng lẽ giữ gìn những gì còn lại của một số trong số hàng vạn những tù binh chiến tranh mang quốc tịch Anh, Úc, Mỹ, New Zealand, Hà Lan, Đan Mạch... đã ngã xuống trên mảnh đất này.
Chúng tôi bắt gặp những đóa hoa tươi, những chậu bonsai được đặt bên một số mộ phần. Nhiều du khách đứng lặng yên, có người cứ đi dọc mãi theo các mộ phần, họ đến từ Anh, Úc, Mỹ, Hà Lan và có cả những du khách Nhật.
Mỗi nấm mộ nơi đây được gắn một tấm bia đá ghi họ tên, quốc tịch, ngày mất của từng người. Mỗi tấm bia diện tích chỉ chiếm vài tấc vuông mà sức vang động thì sâu xa hơn nghìn lần trong không gian và thời gian.
Như thông điệp của Fred Seiker - một tù binh may mắn còn sống sót: “Các bạn hãy trở về và kể với mọi người về chúng tôi và hãy nói rằng: chúng tôi đã dành tương lai của mình cho hôm nay của các bạn”.
Ký ức về con đường của tử thần
Đó là con đường sắt dài 415km (gồm 263km trên lãnh thổ Thái Lan và 152km trên đất Myanmar) do quân đội Nhật lên kế hoạch thực hiện để nối liền Bangkok với Rangoon và nhờ đó nối thông sức mạnh quân sự của Nhật từ Singapore, Malaysia, Thái Lan đến Myanmar, chuẩn bị cho cuộc tấn công Ấn Độ.
Kế hoạch xây dựng của các kỹ sư Nhật lúc đó là năm năm, nhưng ở Tokyo người ta chỉ thị phải hoàn thành trong vòng... 12 tháng, làm từ hai phía cho đến khi nào những thanh tà vẹt gặp nhau là xong!
Cuối cùng nó đã được hoàn tất trong 16 tháng (chính thức khởi công 16-9-1942 và hoàn thành ngày 25-12-1943) với sự tham gia của khoảng 61.000 tù binh chiến tranh và khoảng 200.000 lao công người Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Myanmar. Đã có khoảng 16.000 tù binh, 100.000 lao công bỏ mạng vì kiệt sức, bệnh tật, tai nạn và bị đánh đập hành hạ... trong quá trình thi công con đường sắt này.
Một tù binh vô danh được đưa từ Singapore qua Thái trong chuyến đầu tiên tháng 6-1942 đã để lại những lời bất hủ: “Quanh tôi tràn ngập sự chết chóc và kinh hoàng. Tôi biết được thế nào là cuộc sống khổ sai. Tôi chỉ còn biết đến thời khắc mình đang sống, không có ý niệm về hôm qua và ngày mai, chỉ còn điều xảy ra hôm nay mà thôi. Cuộc sống trở nên bèo bọt trong con mắt người Nhật!”.
Trên một đoạn đường dài 5km gần nhà ga Hin Tok có một nơi mà những tù binh Úc gọi là “đèo hỏa ngục”. Ở đó họ phải xẻ núi bằng... tay (chỉ có rất ít thuốc nổ) và làm việc kể cả ban đêm dưới... ánh nến! Ít nhất 700 người đã bỏ mạng ở đây vì kiệt lực và bị đánh đến chết!
Sau đây là lời tường thuật cũng của Fred Seiker (sinh năm 1915 tại Hà Lan, định cư ở Anh từ 1946) - ông từng là tù binh của Nhật từ 1942-1945, hiện là một nhà văn, một họa sĩ: “Chúng tôi làm việc cật lực, giờ nối tiếp giờ, ngày nối tiếp ngày, từ sáng sớm đến tối mịt. Về đến lán trại, sự tra tấn còn kinh khủng hơn khi nhìn thấy những bữa ăn của mình. Người Nhật hiện ra ngay sau lưng khi ai đó vừa chớm ngồi xuống để thở, và một trận mưa roi đổ xuống... Thỉnh thoảng vào nửa đêm, họ đến, lôi một người nào đó ra và giết chết mà không cần lý do”.
Cuộc sống ở đây được đếm từng ngày một, và cái chết là sự giải thoát! Và đó là lý do để Fred Seiker viết nên tác phẩm Lest we forget the railroad of death.
Cầu sông Kwai hôm nay
Chúng tôi đi chầm chậm trên những tấm ván lót dọc giữa lòng con đường sắt đặt trên những thanh tà vẹt bắc trên cây cầu sắt. Cầu sông Kwai bây giờ yên bình soi bóng trên dòng nước xanh biếc. Thỉnh thoảng lại thấy bên dưới có những chiếc canô 7-8 người hoặc những du thuyền chứa được trăm người xuôi dòng đưa du khách lướt đi ngắm nhìn chiếc cầu lịch sử.
Nhìn cây cầu chỉ có hai màu đen trắng (trụ cầu màu trắng, thân cầu sơn đen), tôi chợt hỏi: đó là màu của cái chết hay màu của sự thật đã được phơi bày dưới ánh mặt trời?
Thật ra “cầu sông Kwai” là một khái niệm... chưa có vào lúc nó được xây dựng. Đó là một cây cầu gỗ, gồm 11 nhịp bắc qua sông Mae Klong và mãi sau này mới được đổi tên thành sông Kwai Yai. Cầu được dựng vào tháng 10-1942 và hoàn tất 2-1943. Cầu bị hư hỏng hai lần vào tháng 1 và tháng 6-1945, và các tù binh được huy động đến đây để sửa chữa cầu vào các đợt này.
Có thể nói cây cầu trở nên nổi tiếng và qua đó tuyến đường sắt mang tên “tử lộ” được mọi người biết đến là nhờ bộ phim vĩ đại Cầu sông Kwai do đạo diễn David Lean thực hiện năm 1957. Nói theo cách nói hiện đại, chính David Lean đã góp phần đưa cầu sông Kwai “lên bản đồ thế giới”.
Bên kia cầu, thanh bình dưới những tàn cây là hai chú voi con nhởn nhơ ngắm nhìn du khách đang mua sắm ở một dãy gian hàng bán những món hàng lưu niệm mang dấu ấn Myanmar: những đồng tiền đang lưu hành, quần áo may sẵn và đá quí...
Bên này cầu có một nhà hàng nổi bằng bè trên dòng sông mà từ đây bạn có thể ngắm cầu, ngắm dòng sông, nghe cá quẫy dưới chân và tự vấn mình về một thời đã qua.
Ở một góc nhà hàng có một gian nhỏ trưng bày những bức ảnh đen trắng, kể lại ngập ngừng và nhỏ nhẹ, một phần những gì đã xảy ra trong quá khứ của tuyến đường sắt và cây cầu này...
Người Thái đã đầu tư cho tạo dựng nghĩa trang, viện bảo tàng; cho xây dựng lại cây cầu, trùng tu đoạn đường sắt, đầu máy xe lửa và tổ chức những toa tàu dành riêng cho du khách tham quan; cho xây biệt thự và nhà hàng dọc bờ sông và tổ chức các chuyến du ngoạn bằng thuyền; tổ chức những tiện nghi và dịch vụ khác từ xe đổi tiền lưu động đến chuyện mua bán...
Và nhờ đó, hằng năm nơi biên giới tưởng như hẻo lánh này đã có hàng triệu du khách trong và ngoài nước đến thăm (năm 2001 là 8 triệu, năm 2002: 10 triệu).
Về phần mình, tôi cứ ngắm mãi những bức ảnh ba màu đang trưng bày trên vách nhà hàng: màu đen, màu trắng và màu thời gian đang pha lẫn vào nhau trên những mặt phẳng hai chiều. Và tôi nhận ra sức mạnh của chiếc máy ảnh có thể tạo ra chiều thứ ba: chiều sâu của sự tố cáo mà vạn ngòi bút có khi bất lực...
Hãy đến đây để lắng nghe, để ngắm nhìn và để không bao giờ quên!
Đó là con đường sắt dài 415km (gồm 263km trên lãnh thổ Thái Lan và 152km trên đất Myanmar) do quân đội Nhật lên kế hoạch thực hiện để nối liền Bangkok với Rangoon và nhờ đó nối thông sức mạnh quân sự của Nhật từ Singapore, Malaysia, Thái Lan đến Myanmar, chuẩn bị cho cuộc tấn công Ấn Độ.
Kế hoạch xây dựng của các kỹ sư Nhật lúc đó là năm năm, nhưng ở Tokyo người ta chỉ thị phải hoàn thành trong vòng... 12 tháng, làm từ hai phía cho đến khi nào những thanh tà vẹt gặp nhau là xong!
Cuối cùng nó đã được hoàn tất trong 16 tháng (chính thức khởi công 16-9-1942 và hoàn thành ngày 25-12-1943) với sự tham gia của khoảng 61.000 tù binh chiến tranh và khoảng 200.000 lao công người Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Myanmar. Đã có khoảng 16.000 tù binh, 100.000 lao công bỏ mạng vì kiệt sức, bệnh tật, tai nạn và bị đánh đập hành hạ... trong quá trình thi công con đường sắt này.
Một tù binh vô danh được đưa từ Singapore qua Thái trong chuyến đầu tiên tháng 6-1942 đã để lại những lời bất hủ: “Quanh tôi tràn ngập sự chết chóc và kinh hoàng. Tôi biết được thế nào là cuộc sống khổ sai. Tôi chỉ còn biết đến thời khắc mình đang sống, không có ý niệm về hôm qua và ngày mai, chỉ còn điều xảy ra hôm nay mà thôi. Cuộc sống trở nên bèo bọt trong con mắt người Nhật!”.
Trên một đoạn đường dài 5km gần nhà ga Hin Tok có một nơi mà những tù binh Úc gọi là “đèo hỏa ngục”. Ở đó họ phải xẻ núi bằng... tay (chỉ có rất ít thuốc nổ) và làm việc kể cả ban đêm dưới... ánh nến! Ít nhất 700 người đã bỏ mạng ở đây vì kiệt lực và bị đánh đến chết!
Sau đây là lời tường thuật cũng của Fred Seiker (sinh năm 1915 tại Hà Lan, định cư ở Anh từ 1946) - ông từng là tù binh của Nhật từ 1942-1945, hiện là một nhà văn, một họa sĩ: “Chúng tôi làm việc cật lực, giờ nối tiếp giờ, ngày nối tiếp ngày, từ sáng sớm đến tối mịt. Về đến lán trại, sự tra tấn còn kinh khủng hơn khi nhìn thấy những bữa ăn của mình. Người Nhật hiện ra ngay sau lưng khi ai đó vừa chớm ngồi xuống để thở, và một trận mưa roi đổ xuống... Thỉnh thoảng vào nửa đêm, họ đến, lôi một người nào đó ra và giết chết mà không cần lý do”.
Cuộc sống ở đây được đếm từng ngày một, và cái chết là sự giải thoát! Và đó là lý do để Fred Seiker viết nên tác phẩm Lest we forget the railroad of death.
Cầu sông Kwai hôm nay
Chúng tôi đi chầm chậm trên những tấm ván lót dọc giữa lòng con đường sắt đặt trên những thanh tà vẹt bắc trên cây cầu sắt. Cầu sông Kwai bây giờ yên bình soi bóng trên dòng nước xanh biếc. Thỉnh thoảng lại thấy bên dưới có những chiếc canô 7-8 người hoặc những du thuyền chứa được trăm người xuôi dòng đưa du khách lướt đi ngắm nhìn chiếc cầu lịch sử.
Nhìn cây cầu chỉ có hai màu đen trắng (trụ cầu màu trắng, thân cầu sơn đen), tôi chợt hỏi: đó là màu của cái chết hay màu của sự thật đã được phơi bày dưới ánh mặt trời?
Thật ra “cầu sông Kwai” là một khái niệm... chưa có vào lúc nó được xây dựng. Đó là một cây cầu gỗ, gồm 11 nhịp bắc qua sông Mae Klong và mãi sau này mới được đổi tên thành sông Kwai Yai. Cầu được dựng vào tháng 10-1942 và hoàn tất 2-1943. Cầu bị hư hỏng hai lần vào tháng 1 và tháng 6-1945, và các tù binh được huy động đến đây để sửa chữa cầu vào các đợt này.
Có thể nói cây cầu trở nên nổi tiếng và qua đó tuyến đường sắt mang tên “tử lộ” được mọi người biết đến là nhờ bộ phim vĩ đại Cầu sông Kwai do đạo diễn David Lean thực hiện năm 1957. Nói theo cách nói hiện đại, chính David Lean đã góp phần đưa cầu sông Kwai “lên bản đồ thế giới”.
Bên kia cầu, thanh bình dưới những tàn cây là hai chú voi con nhởn nhơ ngắm nhìn du khách đang mua sắm ở một dãy gian hàng bán những món hàng lưu niệm mang dấu ấn Myanmar: những đồng tiền đang lưu hành, quần áo may sẵn và đá quí...
Bên này cầu có một nhà hàng nổi bằng bè trên dòng sông mà từ đây bạn có thể ngắm cầu, ngắm dòng sông, nghe cá quẫy dưới chân và tự vấn mình về một thời đã qua.
Ở một góc nhà hàng có một gian nhỏ trưng bày những bức ảnh đen trắng, kể lại ngập ngừng và nhỏ nhẹ, một phần những gì đã xảy ra trong quá khứ của tuyến đường sắt và cây cầu này...
Người Thái đã đầu tư cho tạo dựng nghĩa trang, viện bảo tàng; cho xây dựng lại cây cầu, trùng tu đoạn đường sắt, đầu máy xe lửa và tổ chức những toa tàu dành riêng cho du khách tham quan; cho xây biệt thự và nhà hàng dọc bờ sông và tổ chức các chuyến du ngoạn bằng thuyền; tổ chức những tiện nghi và dịch vụ khác từ xe đổi tiền lưu động đến chuyện mua bán...
Và nhờ đó, hằng năm nơi biên giới tưởng như hẻo lánh này đã có hàng triệu du khách trong và ngoài nước đến thăm (năm 2001 là 8 triệu, năm 2002: 10 triệu).
Về phần mình, tôi cứ ngắm mãi những bức ảnh ba màu đang trưng bày trên vách nhà hàng: màu đen, màu trắng và màu thời gian đang pha lẫn vào nhau trên những mặt phẳng hai chiều. Và tôi nhận ra sức mạnh của chiếc máy ảnh có thể tạo ra chiều thứ ba: chiều sâu của sự tố cáo mà vạn ngòi bút có khi bất lực...
Hãy đến đây để lắng nghe, để ngắm nhìn và để không bao giờ quên!
DUYÊN TRƯỜNG
No comments:
Post a Comment