Những kẻ phản phúc luôn luôn đặt quyền lợi cá nhân lên trên hết . Lòng dạ của chúng chỉ hướng về lợi và danh . Cho nên muốn sử dụng chúng, người ta luôn luôn lấy lợi danh làm mồi để nhử . Một khi chúng đã say mồi rồi thì bất kể nhân, bất kể nghĩa, ơn nưóc coi như không, nợ nhà coi như không .
Lã Bố đời Hán mạt là một nhân vật điển hình .
Lã Bố là con cái nhà ai không ai biết rõ , chỉ thấy sách chép là con nuôi Thứ sử Kinh Châu là Đinh Nguyên .
Bố mày tằm, mắt phượng, khí vũ hiên ngang, tay cầm cây Phương thiên họa kích nặng trên tám mươi cân , người đời đều khen phục tài nghệ .
Khi Đổng Trác kéo binh về triều muốn chuyên quyền làm loạn, liền bị Đinh Nguyên cản trở . Trác muống giết Đinh Nguyên nhưng không hạ thủ được vì bên cạnh Đinh Nguyên có Lã Bố . Trác hợp các tướng lại bàn :
- Lã Bố là tay phi thường . Nếu ta được người ấy thì còn lo gì việc thiên hạ .
Lý Túc thưa :
- Chúa Công chớ lo. ToTi với Lã Bố vốn người đồng châu . Tôi biết rõ hắn là đứa hữu dũng vô mưu , thấy lợi thì quên nghĩa . Vậy xin đem ba tấc lưỡi đi thuyết Bố , khiến háan phải chấp tay lại hàng .
Đổng Trác mừng rở , hỏi :
- Cần đem theo vật gì để dụ ?
Thưa :
- Tôi nghe Chúa Công có con ngựa Xích Thố , ngày đi ngàn dặm . Nếu được con ngựa ấy với một ít vàng ngọc để mua chuộc lòng hắn, rồi tôi sẽ lâ"y lời thuyết dụ. Lã Bố ắt phản Đinh Nguyên lại hàng Chúa Công .
Trác có ý tiếc ngựa . Lý Nho nói :
- Chúa Công muốn lấy thiên hạ mà lại tiếc một con ngựa sao ?
Trác vui vẻ nghe theo . Lại lấy ra một ngàn nén vàng . Mười hạt minh châu và một chiếc đai ngọc giao cho Túc . Túc đem ngựa và lễ vật trại Bố .
Lâu ngày được gặp lại người cũ . Bố rất vui mừng. Nhưng được của tặng nhiều, lại nghe những lời tưng bốc hứa hẹn, Bố lại mừng vui gắp ngàn gấp muôn . Bố hỏi Túc :
- Tôi muốn giết Đinh Nguyên dẫn quân quy hàng Đổng công. Nên chăng /
Túc xuýt xoa đáp:
Túc xuýt xoa đáp:
- Được thế thì công lớn nào bằng . Nhưng phải cẩn mật và thi hành gấp mới được .
Bố hẹn với Túc hôm sau sẽ đến hàng .Túc từ biện.
Bố hẹn với Túc hôm sau sẽ đến hàng .Túc từ biện.
Đêm ấy, vào lúc anh hai, Lã Bố cầm gươm vào trướng Đinh Nguyên. Đinh Nguyên đương chong đèn gnồi đọc sách , thấy Bố vào, bèn hỏi :
- Đêm khuya con vào có việc gì đấy ?
Bố trợn mắt hén :
- Đường đường một kẻ trượng phu như ta, đâu thèm làm con cái nhà mày !
Đinh Nguyên kinh hải hỏi :
Đinh Nguyên kinh hải hỏi :
- Phụng Tiên ! Sao con đổi lòng như vậy ?
Bố không thèm đáp, vung gươm chém một nhát, rồi xách thủ cấp Đinh Nguyên bước ra hô lớn :
- Bớ tả hữu ! Đinh Nguyên là kẻ bất nhân, ta đã giết rồi . Vậy ai theo ta thì ở lại, ai không theo thì cứ việc đi .
Quân sĩ liền giải tán quá nửa .
Sáng hôm sau. Lã Bố đến tìm Lý Túc. Túc dẫn vào ra mắt Đổng Trác . Trác hết sức vui mừng, sai dọn tiệc thết đãi . Đoạn đứng dậy cúi đầu vái và nói :
- Trác này được tướng quân như hạn lâu gặp mưa rào .
Lã Bố mời Đổng Trác ngồi lên, rồi sụp lạy và thưa :
- Nếu Minh Công cho phép, Bố này xin bái làm nghĩa phụ .
Trác mừng lắm, sai lấy giáp vàng bào gấm ban cho Bố, rồi cùng yến ẩm cho đến chiều .
Từ ấy uy thế Trác càng ngày càng lớn . Trong triều, ai thuận với Trác thì sống, ai nghịch thì chết. Nắm được trọn quyền bính trong tay , Trác lăm le muốn tiếm ngôi rồng . Nhưng thấy cơ hội chưa thuận tiện mới phế Vua Thiếu Đế lập vua Hiến Đến , và tự tôn làm Tướng quốc, dâng sớ không phải xưng tê, vào chầu khỏi phải lạy , ra vào cung cấm tự do .
Trác hết sức tàn bạo, gian ác, và dâm dật vô độ . Nhiều người lập mưu giết Trác nhưng đều thất bại , bị Trác tru di . Tào Tháo bổn thân vào dinh Trác để thích khách . Cơ mưu bị lộ, Tháo trốn thoát .Quan tư đồ là Vương Doãn phải dùng đến liên hoàn kế để trừ nạn cho nước cho dân .
Nguyên Vương Doãn có một nàng ca kỹ nhan sắc kiều diễm, lại có lòng thương nước thương nhà . Vốn biết hai cha con Đổng Trác là tuồng hao sắc . Vương Doãn bàn cùng Điêu Thuyền, dùng sắc nước làm cho hai cha con căm ghét lẫn nhau, sát hại lẫn nhau . Điêu Thuyền ưng thuận . Tư Đồ bèn mời Lã Bố đến dinh , sai Điêu Thuyền ra dâng rượu . Thấy Lã Bố say mê Điêu Thuyền, Tư Đồ xin gả làm vợ và hẹn chọn ngày lành đưa dâu . Qua hôm sau Tư Đồ lại mời Đổng Trác sang và cũng sai Điêu Thuyền ra dâng rượu . Và cũng như Lã Bố , Đổng Trác đắm sắc Điêu Thuyền. Tư Đồ xin dâng về hầu hạ . Đổng Trác hết sức mừng, liền rước ngay về dinh .
Bị mắc mưu Vương Doãn, Lã Bố tưởng rằng Đổng Trác mượn tiếng rước dâu rồi đoạt luôn vợ mình . Và mắc mưu Điêu Thuyền, Đổng Trác ghen Lã Bố muốn trêu ái thiếp của mình. Từ ấy hai cha con giận ghét nhau vì Điêu Thuyền .
Khi nhận thấy mối thù của hia bên đã sâu , Vương Doãn xúi Lã Bố giết Đổng Trách .
Một hôm Vương Doãn nói cùng Lã Bố :
- Thái sư gian dâm con gái lão, đoạt vợ của Tương quân, khiên cho thiên hạ đàm tiếu sỉ vả . Nhưng thiên hạ không cười Thái sư mà chỉ cười Doãn này và tướng quân đó thôi . Doãn đã già rồi đành chịu bó tay, chẳng đáng kể . Chỉ tiếc cho tưóng quân là bậc cái thế anh hùng mà đành chịu để kẻ khác làm nhục !
Lã Bố nghe qua, uất khi 'xung thiên, đập tay xuống án, thét lên một tiếng ! Vương Doãn vội ngăn lại, xin lỗi :
- Chết ! Chết ! Lào phu trót lỡ lời . Xin tướng quân bớt giận .
Bố nghiến răng nói :
- Ta thề giết thằng giặc già để rửa nhục này .
Vương Doãn khích thêm mấy lời nữa . Bố nói :
- Tôi đã muống giết thằng giặc già ấy, nhưng còn ngại chút tình cha con, e người đời đàm tiếu đó thôi .
Vương Doãn cười nhạt :
- Tướng quân họ Lã, Thái sư họ Đổng kia mà ! Huống hồ hôm trước vì ghen, cầm kích mà lao vào mình tướng quân, thử hỏi Thái Sư có nghĩ đến tình cha con nữa chăng ?
Thấy Bố đã quyết trả thù . Vương Nga Doan bèn bày mưu kế .
Lã Bố theo kế của Vương Doãn giết được Đổng Trác và lấy được Điêu Thuyền làm vợ thứ .
Sau đó kinh thành bị du đảng của Đổng Trác cướp phá, Lã Bố phải bỏ cả vợ con, chạy sang Nam Dương đầu hàng Viên Thuật.
Nước Trung Hoa lúc bấy giờ luôn luôn loạn lạc . Anh hùng mỗi người chiếm cứ mỗi nơi , đánh nhau không ngớt . Lã Bố lập được nhiều chiến công, danh tiếng lẫy lừng . Nhưng rồi bị Tào Tháo bắt được , Lã Bố xin Tào Thái tha chết :
- Minh Công phải lo lắng chẳng qua chỉ vì tôi mà thôi . Nay tôi đã phục, Ngài làm Đại tướng, nếu cho tôi làm Phó tướng, ắt việc bình định thiên hạ không khó gì nữa .
Tào Tháo chưa quyết, hỏi Lưu Bị :
- Nghĩ thế nào ? Hỡi ông !
Bị thở dài đáp:
- Thừa tướng không thấy cái gương Đinh Nguyên và Đổng Trác đó ư ?
Tào Tháo giật mình liền sai lôi Lã Bố xuống lầu thắt cổ .
Xem chuyện Lã Bố có người luận rằng:
- Vì Tào Tháo là người đa nghi, lại bị Lưu Bị đánh trúng vào nhược điểm nên Lã Bố bị giết . Nếu Tàu Tháo dùng Lã Bố thì Bố không phản Tháo bao giờ , vì Tháo biết chiều theo thị hiếucủa mỗi người , nên những kẻ gần Tháo phần nhiều đều bị Tháo chinh phục . Đối với Lã Bố , chỉ làm thỏa mãn lòng ham muốn của y là sai khiến y một cách dễ dàng . Sẵn tài dùng người trong tay , Tào Tháo nắm giữ Lã Bố không khó .
Cũng có lý . Song Tào Tháo là giống Lang, Lã Bố là giống Sói . Hai bên hiệp lại với nhau chỉ vì lợi . Vì lợi mà hiệp nhau thì nhất định sẽ tan lìa nhau, sát hại lẫn nhau cùng vì lợi . Tào Tháo là kẻ phản phúc, Lã Bố cũng là kẻ phản phúc, hiệp nhau lại thêm tai hại cho dân lành. Trừ bớt đi một tên là đỡ bớt một phần hại cho dân , cho nước .
Những tấm gương xưa
(đăng trong mạng Nguyễn Hữu Kính)
No comments:
Post a Comment