Nếu tối nay không xem "chiếc thìa vàng" có lẽ sự hiểu biết của tôi sẽ thiếu thêm 2 từ "trái sả". Hồi nào tới giờ chỉ biết "cây sả" hoặc "bà xã" chớ đời nào nghe qua "trái sả". Vậy mà có đó bạn, một loại trái nhỏ xíu như hạt tiêu dùng làm gia vị vì nó vừa cay như tiêu và vừa có mùi sả. Lạ quá phải không ?
ẤM BỤNG, GIẢI CẢM CÙNG TRÁI SẢ
Trái sả nhìn giống trái tiêu (nên cũng có nơi gọi là trái tiêu rừng), có mặt ở một vài nơi trong vùng dãy Trường Sơn như Ba Tơ - Quảng Ngãi, Tây Giang - Quảng Nam, thường mọc ở sườn đồi.
ẤM BỤNG, GIẢI CẢM CÙNG TRÁI SẢ
Trái sả nhìn giống trái tiêu (nên cũng có nơi gọi là trái tiêu rừng), có mặt ở một vài nơi trong vùng dãy Trường Sơn như Ba Tơ - Quảng Ngãi, Tây Giang - Quảng Nam, thường mọc ở sườn đồi.
Chuyên gia ẩm thực Bùi Thị Sương cho biết trái sả có công dụng như hạt tiêu, do ít và chỉ có ở khu vực Ba Tơ, Tây Giang nên được nhiều nhà khoa học nghiên cứu công dụng món ăn bài thuốc của loại gia vị này chỉ biết nó có tính nhiệt, ấm bụng, giải cảm.
Có ba loại trái tiêu rừng. Loại đầu tiên tinh dầu cay như tiêu nhưng có mùi sả nên được gọi là trái sả, được nhiều đầu bếp dùng ướp món nướng hay pha chế nước chấm. Loại thứ hai cũng có hình dạng giống tiêu rừng nhưng có mùi thơm chanh. Loại thứ ba hơi giống trái mắt khén nhưng có vị cay mà the của tiêu, rất thơm.
Đầu bếp Nguyễn Hoàng Trung - khu du lịch Văn Thánh (TP.HCM) đoạt giải nhì trong cuộc thi “Chiếc thìa vàng” lần 3-2015 chủ đề “Hương vị quê nhà - hành trình gia vị Việt” - đã tạo ấn tượng lạ khi trình bày các món ăn được chế biến từ trái sả.
Thực đơn đoạt giải của đầu bếp Hoàng Trung gồm chả giò nha đam - tôm nướng hương trái sả - gỏi củ sen, cá tầm nướng xốt trái sả, gà nấu trái sả, bánh kem sữa sôcôla trái cây. Trái sả có thể dùng cả tươi lẫn khô. Nếu dùng trái sả quá nhiều món ăn sẽ có vị đắng.
Muốn giữ được màu sắc tự nhiên của trái sả phải dùng lửa vừa, nếu nhiệt độ quá nóng trái sẽ chuyển màu đen.
Trái sả đập giập rồi ướp vào tôm làm gia vị, sau đó đậy kín, xông đá cuội đốt nóng. Trái sả xay nhuyễn, ướp chung với gia vị và cá tầm sau đó nướng áp chảo, để vừa chín tới nhằm giữ được thịt cá mềm, ngọt. Trái sả được xào lên ướp chung với thịt gà để mùi trái sả quyện vào thịt gà, sau đó nấu nước dùng được nêm nếm cho vừa miệng.
Theo đầu bếp Hoàng Trung, để tránh vị đắng của trái sả với món cá tầm nướng xốt trái sả, 100 gam cá chỉ cần khoảng 5 trái (một muỗng cà phê nếu là trái sả đã xay nhuyễn).
Món cá tầm nướng xốt trái sả nước xốt có vị chua, mặn, ngọt và có mùi sả đặc trưng được làm từ nước ép trái sả với các nguyên liệu như muối, đường, bột ngọt, cà chua (lấy màu) và được đun lửa nhỏ.
LÊ NAM
Theo: Tuổi trẻ online