Lên mạng tìm được một bài giới thiệu về ngày ANZAC, xin post lên đây để các bạn nước ngoài biết thêm một ngày kỷ niệm của người công dân Úc:
NGƯỜI ÚC KỶ NIỆM NGÀY ANZAC NHƯ THẾ NÀO?
Anzac Day (Ngày ANZAC) vào 25 tháng Tư là một trong những lễ quan trọng nhất của Úc. Ngày này được người Úc dùng để suy tưởng về ý nghĩa của chiến tranh và để vinh danh những người đã phục vụ đất nước.
Úc thực hiện hành động quân sự lớn đầu tiên với New Zealand trong Đại chiến Thế giới thứ Nhất . Binh sĩ đã đổ bộ vào Gallipoli, Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 25 tháng 4 năm 1915. Quân Úc khi đó được biết đến với tên gọi ANZAC là viết tắt của Australian and New Zealand Army Corps (Quân Úc và New Zealand).
Đã có hàng nghìn người thiệt mạng trong trận chiến này, gồm 60 nghìn lính Thổ và hơn 50 nghìn quân đồng minh, gồm 8709 lính Úc và hơn 2700 lính New Zealand.
Gallipoli là một trân đánh duy nhất nhưng đã làm thiệt mang hơn 15 triệu thường dân. Trận Gallipoli là một chiến tháng lớn đối với Úc và các nước đồng minh, nhưng nó đổi lại một cái giá rất lớn, thiệt hại về con người đối với một quốc gia non trẻ. Nhưng đối với Úc, New Zealand và Thổ Nhĩ Kỳ thì trận đấu này có vai trò quan trọng trong bản sắc quốc gia.
Mỗi năm, ANZAC Day được dùng để tôn vinh sự dũng cảm và hy sinh của tất cả các quân sĩ Úc những người đã thiệt mạng trong các cuộc chiến và hoạt động bảo vệ hòa bình. Năm 2015 kỷ niệm 100 năm chiến tranh Thế giới Thứ nhất nên sự kiện ANZAC năm nay có ý nghĩa hết sức đặc biệt.
Dưới đây là một số cách mà người Úc kỷ niệm Ngày Anzac:
Lễ hừng đông
Lễ lúc Bình minh’ được cử hành lần đầu tiên kể từ thập niên 1920 và ngày nay càng ngày càng có nhiều người tham dự lễ này hơn bao giờ hết.
Trong tất cả các thủ phủ của Úc và hầu hết các thị trấn trên khắp đất nước, nhiều người tụ tập vào lúc bình minh để nhớ Anzacs .
Một số lễ có thể chỉ là việc một vài người tập hợp và dành một phút im lặng. Những buổi lễ lớn hơn có sự tham dự của hàng ngàn người, trong đó có các vị chức sắc và cựu chiến binh. Các lễ long trọng hơn được thực hiện bởi một giáo sĩ và kết hợp với các bài thánh ca, bài đọc, kèn truy điệu và đặt vòng hoa cũng như bắn súng.
Đi hành hương
Những năm gần đây việc những người Úc đi đến thăm các chiến trường có ý nghĩa lịch sử đối với quân đội Úc ngày càng phổ biến.
Vịnh Anzac, ở bán đảo Gallipoli tại Thổ Nhĩ Kỳ, là nơi quân đội Úc đổ bộ, trở thành một trong những điểm hành hương của nhiều người. Lễ Hừng đông tại Vịnh Anzac thu hút hàng nghìn khách du lịch mỗi năm. Năm 2015, kỷ niệm 100 năm trận Gallipoli, sẽ có rất nhiều người tham dự và vé được đưa ra chỉ hạn chế chó 10.500 người mà thôi.
Kèn thu quân
Trong truyền thống quân sự, Kèn Thu quân là cuộc thổi kèn kết thúc các hoạt động trong ngày. Ngày nay Kèn Thu quân vang lên tại các đám tang quân sự và lễ tưởng niệm để báo rằng bổn phận của người chết đã chấm dứt và nay đã tới lúc họ an nghỉ trong hòa bình.
Những âm thanh đầy ám ảnh của tiếng Kèn Thu quân vang lên vào lúc kết thúc ‘Lễ lúc Bình minh’ vang lên vào cuối ‘Lễ lúc Bình minh’.
Phút mặc niệm
Phút mặc niệm được cử hành sau ‘Lễ lúc Bình minh’. Đây là lúc để tưởng nhớ và tỏ lòng tôn kính cùng biết ơn đối với tất cả những người đã phục vụ đất nước.
Trong một sáng kiến độc đáo vào Ngày Anzac năm 2014, Hội Cựu Chiến binh Úc (RSL) bán bản ghi âm ‘Phút Mặc niệm’. RSL là tổ chức hỗ trợ những người đã phục vụ trong Lực lượng Quốc phòng Úc. Bản ghi âm này được hơn 80 quân nhân nam nữ ghi lại. Người nghe có thể mua và lắng nghe 60 giây của Phút Mặc niệm qua điện thoại. Lợi nhuận của việc bán này sẽ được chuyển cho Quỹ ANZAC của RSL.
Cây hương thảo
Cây hương thảo truyền thống được cài vào ve áo trong Ngày ANZAC như một cách tưởng nhớ những người đã khuất. Loại rau thơm này được biết có tác dụng giúp cải thiện trí nhớ và mọc rất nhiều tại bán đảo Gallipoli.
Những nhánh hương thảo được truyền tay trong lễ Ngày ANZAC.
Bữa điểm tâm ‘Gun fire’
Các tổ chức và nhóm cộng đồng thường tổ chức các bữa điểm tâm công cộng sau buổi ‘Lễ lúc Bình minh’. Thực đơn trong những bữa này thường có xúc xích, thịt heo muối, trứng. Món truyền thống ‘Gun fire’ cũng thường được dọn ra, bao gồm cà phê, trà hoặc sữa pha với rượu rum.
‘Gun fire’ khởi nguồn từ từ ngữ quân sự của Anh để chỉ việc binh sĩ Anh dùng trà vào buổi sáng.
Diễn hành Ngày ANZAC
Thoạt đầu chỉ có các chiến binh từng tham dự Thế Chiến I thực hiện cuộc ‘diễn hành Ngày ANZAC’. Tuy nhiên qua nhiều năm tháng, các cựu chiến binh từng chiến đấu trong bất kỳ cuộc xung đột nào có sự tham dự của Úc cũng đều tham dự cuộc ‘diễn hành Ngày ANZAC’.
Cuộc ‘diễn hành Ngày ANZAC’ được tổ chức tại các thị trấn và thành phố trên cả nước. Trong những năm gần đây, thân nhân của các cựu chiến binh cũng tham gia diễn hành.
Người tham dự cuộc ‘diễn hành Ngày ANZAC’ hãnh diện mang các huy chương, huân chương khi đi diễn hành. Chỉ có những người được ban thưởng những huy chương, huân chương này mới được đeo ở ngực trái của họ. Thân nhân tham dự diễn hành thay cho những người đã khuất hoặc quá yếu không thể tham dự mang huy chương, huân chương ở bên phải ngực.
‘Sấp – Ngửa’
Một trong những trò chơi truyền thống được ưa thích trong Ngày ANZAC là trò chơi ‘sấp ngửa’ (Two Up)
Đây là ngày duy nhất trò chơi có tính cờ bạc này của Úc được phép chơi bên ngoài một địa điểm cờ bạc được cấp môn bài.
Trò chơi này khởi đầu từ thập niên 1850 và được nhiều binh sĩ Úc chơi hồi Thế Chiến I.
Một người được chọn từ đám đông (spinner) tung 2 đồng tiền cắc lên không rồi người chơi dự đoán kết quả. Nếu 2 đồng tiền ngửa thì người spinner thắng. Người này sẽ thua nếu hai đồng tiền sấp. Nếu một sấp một ngửa thì spinner thảy 2 đồng cắc lên không trở lại.
Người chơi phải trên 18 tuổi và bất kỳ tiền lời nào thu được từ cuộc chơi sẽ phải bỏ vào hội từ thiện.
Bánh quy ANZAC
Những chiếc bánh quy nguyên thủy là những bánh cứng được cung cấp cho quân nhân tham dự Thế Chiến I. Binh sĩ ăn bánh này để thay thế cho ăn bánh mì. Vì cần phải giữ lâu nên bánh không có trứng. Một số binh sĩ thích nghiền nó ra thành bột để ăn như ăn cháo vì bánh rất cứng.
Các bà mẹ , vợ và bạn gái của quân nhân Úc lo ngại rằng người thân của họ không ăn đủ chất bổ dưỡng do đó họ đã làm ra một công thức mới cho bánh quy Anzac. Họ sử dụng bột yến mạch là chủ yếu. Các thứ khác được trộn vào gồm đường, bột mì, dừa, bơ, xi-rô vàng và bicarbonate soda.
Ngày nay bánh quy Anzac vẫn được chế biến và được một số tổ chức cựu chiến binh dùng để gây quỹ.
Bóng bầu dục Ngày Anzac
Từ năm 1995 hai đối thủ truyền thống của AFL (Australian Football League-Liên đoàn Bóng Bầu dục Úc) là hai đội Collingwood và Essendon đấu với nhau trong Ngày Anzac hàng năm. Trận đấu diễn ra tại Melbourne Cricket Ground và, ngoài giải chung kết ra, đây được coi là trận đấu lớn nhất của mùa bóng bầu dục. Thường thì vé vào xem trận này đều được bán hết sạch từ trước.
Vào cuối trận đấu một cầu thủ được trao huy chương ANZAC, huy chương rất giá trị, vì người này đã thụ hưởng tinh thần ANZAC - kỹ năng, lòng dũng cảm, sự hy sinh, làm việc theo nhóm và công bằng.
Năm 2015, AFL Châu Á sẽ tổ chức 5 trận bóng cho ngày ANZAC. Các cầu thủ tham gia thi đấu vừa là những người Úc ở nước ngoài và người bản địa. Các trận đấu sẽ được tổ chức tại Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Hồng Kong, Nhật và Philippines.
(theo Australia Plus)
No comments:
Post a Comment