Friday, February 1, 2019

KHÂU NHỤC (扣肉)

Tôi thấy qua rất nhiều bài viết nói về món "khâu nhục" đăng trên mạng, một món ăn đặc sản của các dân tộc vùng cao ở Việt Nam, cái âm khâu nhục đó na ná như tiếng Quảng Đông Trung Quốc nói về một món ăn gần như đặc trưng của người Hẹ, món ăn mà gần như nhà hàng Trung Hoa nào cũng có bán là "Mai Thái Khâu Nhục" (梅菜扣肉) mà ở Úc tôi cũng thường ăn.

"Mai Thái Khâu Nhục" (梅菜扣肉)
Thật ra món khâu nhục ở Trung Quốc tùy từng địa phương mà cách làm hay thêm những món gia vị khác nhau mà có cái tên gọi khác nhưng chủ yếu vẫn là cách làm món khâu nhục và nổi tiếng nhất vẫn là món của người Hẹ vì họ nấu chung với một món cải đặc sản của vùng Mai Thôn gọi là cải Mai (梅菜 Mai Thái). Họ muối cải và phơi khô gọi là Mai Can Thái (梅干菜), tiếng Anh là Meigan Cai. (Bạn đọc thêm bài tham khảo về cách làm loại cải này bằng tiếng Anh nhé)

梅菜 Mai Thái
Meigan Cai (Mai Can Thái 梅干菜)

Tôi có post video cách làm theo kiểu người Hoa phía dưới, còn bây giờ cái bạn đọc bài giới thiệu cách làm theo kiểu người dân tộc vùng cao của Việt Nam nhé:(LKH)


Khâu Nhục Món Ăn Hương Vị Vùng Cao

Khâu Nhục là một món ăn mà thường được thấy trong những dịp lễ Tết hoặc những sự kiện được diễn ra hàng ngày như đám cưới đám hỏi hoặc ma chay của người dân tộc vùng cao được làm từ thịt lợn nhưng lại mang cho bạn một hương vị thật khác.

Khâu nhục là tiếng hoa đánh vần lại chữ viết tiếng Việt, phát âm tiếng Hoa là khâu nhục. “Khâu” có nghĩa- hấp đến mềm gục, “Nhục” có nghĩa- thịt, nếu dịch đúng nghĩa là thịt gục, hoặc thịt hấp gục. Tùy từng địa phương, món ăn này còn có các tên gọi khác như: “khau nhục”, “khổ nhục”, “nằm khau”. Ngoài ra, tên gọi của chúng còn được bắt nguồn từ chính cách thức xếp trên đĩa và hình dáng giống như một mỏm đồi nhỏ, đang vươn lên, nên người dân tộc Nùng gọi là “khâu” tức đồi.

Món khâu nhục có xuất xứ từ Trung Quốc

Đây là món gần giống như thịt kho nhưng được hấp cách thủy với nhiều loại gia vị, ướp càng lâu càng ngon. Để có món Khâu nhục chuẩn, người ta phải nấu tới nửa ngày cho miếng thịt mềm, sao cho khi ăn như tan ra trong miệng. Món này có nguồn gốc từ người Hoa làm, xuất hiện ở hầu hết các vùng núi phía Bắc.

Món khâu nhục là một đặc sản của dân tộc Tày, Nùng

Nguyên liệu để làm món khau nhục gồm có: thịt lợn ba chỉ, húng lìu, ngũ vị hương, địa liền, tỏi, ớt, rượu, dấm, bột ngọt, hạt tiêu…Khi chế biến món này, phải dùng thịt lợn ba chỉ tươi ngon, cắt thành miếng vuông, khổ 16x16cm (dành cho 6 người ăn), rửa sạch cho vào nồi luộc kỹ. Thịt chín vớt ra để nguội. Cạo sạch phần bì của miếng thịt, dùng vật nhọn châm vào bì thật kỹ, khi thấy bì chảy mỡ ra thì lau sạch, lấy rượu hoặc dấm bôi vào lớp da bì đó cho thấm đều. Tiếp theo cho thịt vào chảo mỡ nóng chao (rán) sao cho vàng đều mới vớt ra.

Khâu nhục thơm ngon, hấp dẫn

Miếng thịt vừa vớt ra khỏi chảo được ngâm ngay vào nước lạnh, cho vào nồi luộc cho thịt săn lại, vớt ra để nguội. Mỗi miếng cắt khoảng 2cm rồi tẩm các loại gia vị cho thật đều. Sau đó xếp các miếng thịt vào bát tô đặt phần bì xuống dưới đáy bát, phần thịt quay lên phía trên để tiện cho việc rắc gia vị được ngấm đều rồi đưa vào nồi hấp cách thuỷ một lần nữa đến khi thịt mềm nhũn thì bỏ ra ăn. Bên dưới bát khau nhục bày các loại gia vị như: rau xanh, mộc nhĩ, ớt.

Khâu nhục trong bữa ăn của người vùng cao

Khâu nhục có độ nhừ của thịt, độ béo của mỡ, độ thơm của các loại gia vị

Món khâu nhục có độ nhừ, khi vừa cho vào miệng cảm giác như miếng thịt, vừa có độ nạc vừa có độ mỡ tan ra trong miệng và cả vị bùi của đỗ xanh, của khoai môn và các thứ gia vị khác quyện lẫn vào nhau, rất thơm, ngon khó tả. Sự hấp dẫn như nuốt trôi đi những chiếc lưỡi phàm ăn đến bướng bỉnh. Bạn đã nếm thử món này chưa?

(Sưu tầm trên mạng)
Link tham khảo:


Cách làm theo kiểu Trung Hoa


No comments: