Monday, April 1, 2019

BHUTAN VÀ SHILAJIT- BẢO VẬT ĐƯỢC PHẬT DƯỢC SƯ LƯU LẠI CHO CON NGƯỜI

Nếu đã từng đặt chân đến vùng đất Tây Tạng, hẳn không ít người đã được nghe và biết đến Shilajit – linh dược trị bách bệnh mà Phật Dược Sư ban cho con người.

Shilajit: Món quà cuối cùng của Phật Dược Sư

Shilajit được lưu truyền hàng ngàn năm qua ở dãy núi Himalaya, trong tiếng Phạn có nghĩa là người chinh phục núi cao, là món quà của thiên nhiên trong tiếng Nepal và còn được dịch là Hỷ Lai Chi. Theo ghi chép, Shilajit là lời hứa của Phật Dược Sư, là thứ thuốc bí ẩn để cứu nhân loại trong thời mạt pháp. Trong ảnh là một người Bhutan đang đi thu thập Shilajit. (Ảnh: Dakini)

Shilajit được lưu truyền hàng ngàn năm qua ở dãy núi Himalaya. Trong tiếng Phạn, Shilajit có nghĩa là người chinh phục núi cao, là món quà của thiên nhiên trong tiếng Nepal và được dịch ra tiếng Trung là Hỷ Lai Chi. Theo ghi chép, Shilajit là lời hứa của Phật Dược Sư, là thứ thuốc bí ẩn để cứu nhân loại trong thời mạt pháp. Từ 1.000 năm trước, Thánh điển Phệ Đà (y học cổ truyền Ấn Độ) đã xem Shilajit là cơ sở của sự trường sinh, y học Tây Tạng thì xem là linh dược loại bỏ mọi bệnh tật. Himalaya được gọi là núi thánh bởi sự tinh khiết và thiêng liêng của nó, ở đó có rất nhiều người tu hành ẩn dật. Shilajit là bảo vật trong lòng núi Himalaya, được người đời xem là kỳ tích của nơi này.

Nói đến sự hình thành của Shilajit, chúng ta có thể ngược dòng thời gian hàng triệu năm trước, sau sự va chạm của lục địa Ấn Độ – Á Âu đã hình thành núi Himalaya. Khi đó có rất nhiều thực vật từ biển và lục địa bị ép lại bên trong núi đã trải qua hàng triệu năm bị đè nén bên trong vách núi có áp suất cao và lạnh lẽo, trở thành một chất nhựa màu đen tự nhiên, vào mùa hè khi thời tiết khá nóng thì mới thẩm thấu ra bên ngoài từ khe núi.

Shilajit là bảo vật trong lòng núi Himalaya, được người đời xem là kỳ tích của nơi này. (Ảnh: Dakini)

Theo ghi chép trong Thánh điển Phệ Đà, Shilajit đã được nhân loại sử dụng suốt hơn 3.000 năm qua. Họ đánh giá rất cao loại linh dược này và gọi nó là “thứ xua đuổi bệnh tật và nguồn gốc của sức mạnh”, “nguồn gốc trường sinh” của người già, hay còn có tên là “mật hoa của các vị Thần”. Trong 4 bộ sách kinh điển của Y học truyền thống Tây Tạng cũng có ghi chép lại rằng Shilajit vốn là thứ thuốc được Phật Dược Sư ban cho nhằm giúp đỡ nhân loại trong thời đại mạt kiếp.

Y học Tây Tạng chữa bệnh bằng nhân quả

Y học Tây Tạng khám bệnh hoàn toàn khác với các bác sỹ Tây Y, bác sĩ Tây Tạng trước hết xem nhân quả kiếp trước, sau đó là thói quen sinh hoạt trong kiếp này, cuối cùng mới là dùng thuốc.

Khi một người đến khám bệnh, đầu tiên bác sĩ Tây Tạng sẽ nói đến nhân quả, bởi vì đã bị bệnh thì nhất định là bởi vì có những điều cố chấp, tham lam hoặc hận thù đối với những điều gì đó, từ đó dẫn đến sự mất cân bằng trong cơ thể. Khi bệnh nhân tìm đến, đầu tiên bác sĩ sẽ hóa giải tâm bệnh.

Sau đó, các bác sĩ sẽ dành thời gian để tìm hiểu bệnh nhân này, hoàn cảnh sống, thói quen sinh hoạt, ăn uống, thời gian ngủ v.v.. xem xét từng bệnh nhân như một cá thể độc lập. Chẳng hạn, đều là bị bệnh gan, nhưng do nguyên nhân hình thành bệnh của mỗi người khác nhau, vì thế phương pháp chữa trị và thuốc cũng sẽ không giống nhau.

Cuối cùng, nếu bệnh quá nặng, nhất định phải dùng thuốc thì bác sĩ mới kê toa. Có rất nhiều người sùng bái thuốc Tây Tạng, cho rằng chúng rất thần kỳ, thuốc vào bệnh ra. Thế nhưng thuốc Tây Tạng ngày nay không được bằng ngày trước, vốn là 3 viên có thể chữa khỏi bệnh, hiện nay phải dùng đến 15 viên. Điều này có thể là do môi trường toàn cầu bị phá hoại, trái tim con người quá mạnh mẽ làm cho ngũ hành trong môi trường bị phân tán, cây cỏ sinh trưởng trong môi trường không được hấp thu sự cân bằng của ngũ hành, công hiệu tất nhiên sẽ không còn được như trước. Hơn nữa, còn có nguyên nhân là do ngày nay phúc báo của con người ngày càng thấp, có những loại thuốc dần dần biến mất.

Hành vi của con người có liên quan đến bệnh tật

Ngoài môi trường, trái tim của con người mới là nguyên nhân căn bản khiến bản thân mắc bệnh. Nhà Phật cho rằng tham, sân, si hay còn gọi là “tam độc” có thể gây hại cho thân mạng và tuệ mạng của chúng ta, là nguồn gốc của mọi điều phiền não.

Có không ít người đã chỉ ra rằng ngày nay con người ta bị bệnh đều cho rằng là do nguyên nhân bên ngoài, ví dụ như vi khuẩn, môi trường… Tuy nhiên, thì có rất nhiều căn bệnh là do hành vi của chính mình gây nên.

Cận cảnh Shilajit

Điều này có thể thấy được qua nhiều trường hợp của những người dùng Shilajit, họ đều sẽ xuất hiện “phản ứng cải thiện”, có nghĩa là cơ quan bị bệnh sẽ xuất hiện triệu chứng “bệnh nặng”. Từng có nhiều bệnh nhân xuất hiện phản ứng cải thiện đều là ho. Họ ho rất nghiêm trọng, đến mức đêm không ngủ được, rất đau, ho ra nhiều đờm. Đông y cho rằng phổi thuộc Kim, Kim chủ công kích, những người thải độc từ phổi nhiều phần có thể tạo thành “khẩu nghiệp”, thường thì những người thích đứng trên cao, chỉ trích người khác sẽ lấy lý do “vì tốt cho người khác”, thật ra là đang làm tổn thương họ.

Bhutan: Tiểu quốc bí ẩn với mạch chảy Shilajit không ngừng nghỉ

Phía Nam Himalaya có một quốc gia có tên là Bhutan. Nếu như tại nhiều khu vực khác Shilajit đã bị khai thác gần như cạn kiệt, thì những khe núi đá ở quốc gia này vẫn không ngừng chảy ra loại bảo dược trân quý này.

Bhutan được mệnh danh là tiểu quốc hạnh phúc nhất thế giới với dân số chưa đến 70.000, từng xếp vị trí thứ 8 trong danh sách “Thế giới hạnh phúc”. Ở Bhutan cấm buôn bán thuốc trừ sâu và nông dược, họ trồng trọt hoàn toàn dựa vào chất thải từ động vật và nông nghiệp, điều này đã khiến nơi đây trở thành một quốc gia hữu cơ.

Ngày nay khi mà môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, quốc gia hữu cơ Bhutan này đã thu hút ngày càng nhiều người. Môi trường thiên nhiên ở đây rất tốt, phong cảnh tuyệt đẹp, không khí trong lành, mật độ rừng lên đến 72%, con người vô cùng mộc mạc.

Bhutan được gọi là quốc gia vui vẻ nhất thế giới. (Ảnh: Dakini)

Hoàng tộc, chính phủ và người dân Bhutan đều theo Phật giáo, họ dùng chỉ số hạnh phúc (GNH) để thay thế cho Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), nhấn mạnh sự đầy đủ về tâm hồn quan trọng hơn tiền bạc. Họ đưa việc bảo vệ rừng vào trong Hiến pháp, quy định quốc gia phải duy trì ít nhất 60% diện tích che phủ rừng. Họ xem trọng bình đẳng chúng sinh, bao gồm việc tôn trọng thiên nhiên và động vật.

Hoàng gia có chính sách tuyệt đối không hy sinh môi trường tự nhiên để phát triển kinh tế, vì vậy dù có rất nhiều rừng, nhưng Bhutan không có ngành in ấn. Để bảo vệ môi trường, người dân Bhutan dù muốn chặt một cái cây cũng phải được cho phép.

Ưu thế về tài nguyên của Bhutan chủ yếu là rừng, khoáng sản và thủy điện, nhưng ở đây không đặt trọng tâm phát triển bằng việc “buôn bán xuất khẩu trên cơ sở lâm nghiệp”, họ lựa chọn thủy điện làm trụ cột phát triển. Bởi vì thủy điện là nguồn năng lượng tái sinh, không gây vấn đề về tiêu hao tài nguyên, đồng thời cũng tác động rất nhỏ đối với môi trường. Thậm chí để tránh ảnh hưởng đến việc chăn nuôi cá hay gây tổn hại cho các khu rừng lân cận, nhà máy phát điện tại Bhutan còn được xây dưới lòng đất.

Năm 1986, Bhutan đã từ chối vốn hỗ trợ dự án xây dựng đập thủy điện của Ngân hàng Thế giới, bởi vì dự án này sẽ nhấn chìm một khu bảo tồn thiên nhiên. Ở Bhutan không có ngành công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ cũng rất ít, ngay cả nhà máy sản xuất thủy tinh cũng không có, chỉ có ngành thủ công mỹ nghệ truyền thống.


Tuy GDP không cao, nhưng chính phủ dành rất nhiều tiền vốn vào dịch vụ giáo dục và y tế quốc dân. Học phí từ tiểu học đến đại học và chi phí y tế đều được miễn. Dù du khách bị bệnh cũng được miễn phí chữa trị. Chính phủ hoàn toàn không dùng tiền để phát triển quân sự, họ dành nhiều tài nguyên nhất cho người dân vì cho rằng việc giáo dục, hạnh phúc của người dân là quan trọng nhất.

Có thể thấy con người Bhutan sống hài hòa, thuận theo tự nhiên, vô tư vô lo, không ghen tị thù hận… có lẽ chính bởi những lý do đó mà mạch chảy của Shilajit vẫn luôn không ngừng nghỉ trong lòng dãy núi thánh Himalaya tại Bhutan.

Bảo Ngọc
Link tham khảo về Shilajit: