Sunday, March 31, 2019

HOA KHÊ DẠ LANG CỐC (花溪夜郎谷)

Ông lão Quý Châu 20 năm kiên trì xây đắp nên “Hoa Khê Dạ Lang Cốc” đặc sắc

Tống Bồi Luân (宋培倫)

Dưới chân núi Hoa Khê ở tỉnh Quý Châu, băng qua rừng rậm bao la khi sự hối hả nhộn nhịp của thành phố dần phai mờ, rồi phóng tầm mắt nhìn về phía trước, sắc xanh lá cây sẽ làm nổi bật lên một tòa thành đá độc đáo.

Ông Tống Bồi Luân (宋培倫), 76 tuổi, là chủ nhân của tòa thành này, ông đã dành thời gian suốt 20 năm thiết kế, kiên trì sử dụng đá để xây dựng một tòa thành đặc sắc hiếm thấy cho chính mình, tên là “Hoa Khê Dạ Lang Cốc”.

Khắp nơi trong cốc, chúng ta có thể thấy rõ các cột đá hình người được xây bằng cách dùng các khối đá xếp chồng lên nhau, cao lớn và thẳng đứng sừng sững. Các cột đá hình người này có cột thể hiện sự trầm lặng, có cột thì tập trung suy nghĩ, có cột lại tựa như buông tiếng gào thét. Còn có các loại cột đá khắc hình động vật, các loại vật tổ thể hiện tính ngưỡng khác nhau với các đường nét thô ráp mãnh liệt ngưng kết thành những nụ cười bí ẩn.

Hoa Khê Dạ Lang Cốc  (花溪夜郎谷)

Đi bộ dọc theo dưới chân cốc, có cây cầu nhỏ nước chảy qua, rừng cây trúc um tùm, dòng nước chảy xiết trong động, tất cả tạo nên một cảnh tượng rất đẹp mắt. Leo lên dọc theo bậc đá là một tòa thành cổ cao lớn, vừa đi theo đường mòn nhỏ vừa ngắm và thưởng thức, người ta phát hiện ra mỗi một góc nhỏ của tòa thành đều được thiết kế và xây đắp công phu kỹ lưỡng, mỗi một thiết kế đều kết hợp hoàn hảo với tự nhiên, mỗi một sự kết hợp đều thể hiện một hình ảnh trong trí nhớ về đất nước Dạ Lang cổ xưa, và mỗi một hình ảnh đều mang phong cách cổ rất gần gũi với thiên nhiên.

Ông Tống Bồi Luân năm nay 76 tuổi cho biết, ý tưởng muốn xây dựng “Hoa Khê Dạ Lang Cốc” nảy sinh vào năm 1993. Năm đó khi du lịch đến Mỹ tham quan “Núi Tổng thống”, ông đã bị ấn tượng mạnh, nhưng việc gây ấn tượng đối với ông không phải là tượng đài tôn vinh 4 vị tổng thống, mà là câu chuyện về một gia tộc người da đỏ 3 đời kiên trì thời gian 60 năm để xây dựng công trình tưởng niệm đồ sộ về anh hùng người da đỏ Crazy Horse.


Ông Tống bị câu chuyện “Ngu công dời núi” phiên bản người đa đỏ làm cảm động. Ông nghĩ đến bản thân luôn quan tâm đến dân tộc thiểu số ở Quý Châu, họ cũng giống như người da đỏ vậy, khi nền văn hóa mạnh mẽ khác xâm nhập, đặc tính dân tộc dần dần mai một.

Vào năm 1996, ông Tống xin thôi chức vụ giáo sư đại học và khước từ tất cả dự án kinh doanh. Ông đã lựa chọn sống ở nơi xa xôi héo lánh nhất của thành phố Quý Dương, rồi khổ cực tích góp 300 mẫu rừng. Ông quyết định sống cả đời ở đây, và nỗ lực chịu khổ để hoàn thành tác phẩm này.

Vào 20 năm trước, trước khi ông Tống bắt đầu xây dựng Dạ Lang Cốc, nghề nghiệp chính của người dân trong thôn là mở núi phá đá bán kiếm sống, cho nên mỗi một người đều có trong tay kinh nghiệm về kĩ thuật đục đá. Ông Tống Bồi Luân cho biết, phá đá bán không có gì thú vị, chúng tôi cùng với nhau dùng đá “xây dựng tòa thành”. Trò chơi “xây dựng tòa thành” này đã mất 20 năm.

(Ảnh: Great Big Story)

Ông Tống đem bức tranh trong tim phác thảo ra, người dân thôn dạy ông cách xây đá như thế nào thì hiệu quả nhất. Ông Tống huấn luyện người dân thôn thành nhà thiết kế, còn người dân trong thôn cũng hướng dẫn ông trở thành một thợ đá lão luyện.

Dành thời gian 20 năm, cuối cùng giữa núi xanh nước biếc ông Tống đã hoàn thành kiệt tác của mình. Toàn bộ kiến trúc của “Hoa Khê Dạ Lang Cốc” đều là từ những hòn đá màu sắc rực rỡ xây đắp thành, nhìn từ xa trong rất sống động đẹp mắt.

Sau khi Hoa Khê Dạ Lang Cốc được biết đến vào năm 2016, nó nhanh chóng nổi tiếng đến toàn thế giới, rất nhiều người nước ngoài ngưỡng mộ đến tham quan, và hy vọng thiết kế của mình có thể trở thành một phần của tòa thành đặc sắc này.

(Ảnh: Sina)

Từ lâu vào vài thập niên trước, khi ông Tống Bồi Luân còn sinh sống tại Mỹ, ông đã sáng tác rất nhiều tác phẩm như “tòa thành cổ Dạ Lang, vật tổ Dạ Lang, khuôn mặt Dạ Lang”, trong nước ông cũng sáng tác các tác phẩm lớn về đất nước Dạ Lang như “Dạ Lang Cốc”, còn có rất nhiều tác phẩm nghệ thuật liên quan đến văn hóa Dạ Lang.


Có người gọi ông Tống là “Tào Uyên Minh đương thời”, ông Tống rất hài lòng, ông gật đầu đồng ý bản thân mình đúng là “có bản tính vốn yêu thích núi non” sau khi “lầm lạc vào trong thế tục” với lại “thời gian dài bị trói buộc, thì ông tìm lại trở về với tự nhiên”.


Ông Tống hiện tại sống trong Dạ Lang Cốc, mỗi ngày vào sáng sớm một cách tự nhiên sau khi ngủ thức dậy, việc đầu tiên của ông là chăm sóc mẹ già đã hơn 90 tuổi, sau đó đem các con vật cưng như chó và mèo băng xuyên qua núi rừng yên tĩnh, nô đùa với chim trên cây và sóc trong rừng.


Ông Tống Bồi Luân bày tỏ rằng tòa thành đặc sắc này có thể sẽ không bao giờ hoàn thành, cũng có khả năng vào bất cứ lúc nào đều có thể xây xong. Bởi vì ông chỉ hoàn thành một nửa, “một nửa còn lại, giữ lại cho tự nhiên, giữ lại cho ông Trời, thậm chí giữ lại cho người đời sau, giữ lại cho lịch sử hoàn thành”.

Nguyên Phong
Link tham khảo:


No comments: