(Hình minh họa môn đương: Qua kknews.cc)
Trong “Thuyết văn giải tự” ghi rằng: “Môn” là cửa có hai cánh, “hộ” là cửa một cánh. “Môn hộ” là nói cái chỗ chui ra chui vào, không phải nói nguyên cái nhà. “Môn đương” và “Hộ đối” trước hết là một bộ phận tạo thành kiến trúc đại môn của dân cư thời xưa. Khi xưa, trước nhà quan thường có những chi tiết điêu khắc đặt ngay lối ra vào, dùng trấn gia trạch theo phong thủy, trong đó có “môn đương” và “hộ đối”. Ngày nay, loại kiến trúc này đã không còn nhiều lắm.
“Môn đương” nguyên là một đôi trống bằng đá được đặt ở trước cổng lớn. Bởi vì tiếng trống vang, dội và uy nghiêm như tiếng sấm sét, có thể xua đuổi được tà ma, ác khí. Không phải nhà ai cũng được phép dùng Môn đương, mà phải quan lớn từ tam phẩm trở lên mới được dùng.
Nhà của quan văn dùng Môn đương hình tròn, nhà của quan võ dùng Môn đương hình vuông. Quan tam phẩm thì có hai Môn đương, chánh tam phẩm được bốn, nhị phẩm có sáu, nhất phẩm có tám. Chỉ duy nhất trong cung vua mới được bày chín Môn đương. Bởi vậy, chỉ cần đứng từ xa đếm Môn đương là biết nhà của đại quan cỡ nào, và căn cứ vào hình dạng của nó thì cũng biết được đó là là nhà quan văn hay quan võ.
Còn “Hộ đối” là gì? “Hộ đối” chính là đôi điêu khắc bằng gạch hoặc gỗ được đặt ở thanh đà phía trên khung cửa. Phổ biến thường là một đôi hình trụ tròn và ngắn, đặt song song với mặt đất và vuông góc với cửa. Dùng đoạn hình trụ ngắn đại biểu cho “Hộ đối” là chỉ quan niệm trọng nam đinh, ngụ ý khẩn cầu sự hưng vượng cho gia đình.
“Môn” và “Hộ” là các huyệt vị quan trọng trên thân thể người
Trên thân thể người, “Môn” và “Hộ” là các huyệt vị mà thần khí và tà khí nhập xuất. Loại huyệt vị này phần lớn đều khép mở, lên xuống, nhập xuất có kiểm soát. Kết cấu của “Môn” lớn, rất nhiều thứ đều tiến vào và xuất ra ở đây.
Các huyệt vị được đặt tên là “Môn” đều là những huyệt vị rất trọng yếu, đóng vai trò trong việc kết nối âm dương. Ở đầu xương sườn tự do thứ 11 có một huyệt vị gọi là Chương môn. Con người một khi tức giận, không vui thì sẽ cảm thấy đau đớn ở huyệt Chương môn.
Trên phế kinh của thân thể người có hai huyệt vị vô cùng quan trọng là Vân môn và Khí hộ. Vân môn là huyệt thứ hai của phế kinh. Huyệt Vân môn nằm ở vùng ngực trước, trong chỗ lõm của hố dưới đòn, phía trong mỏm quạ xương vai. Huyệt Vân môn chủ quản thông hành kinh khí. Mát xa huyệt Vân môn có thể giảm nhiệt trong ngực, giải trừ những phiền não trong lòng, ho khan, thở hổn hển, đau nhức vai và cánh tay…
Huyệt Khí hộ được coi là nơi cửa ra vào của khí. Khi huyệt Khí hộ mở ra thì khí cơ bắt đầu lưu thông, thông suốt. Khi huyệt Khí hộ khép lại thì khí cơ liền bị thu nạp lại. Mát xa huyệt Khí hộ có thể trị đau ngực, viêm khí quản, khó thở…
“Môn đương, Hộ đối” và hôn nhân hòa hợp
(Hình minh họa: Qua fromyoutube.com)
Người xưa coi trọng hôn nhân phải “môn đương hộ đối”, nam nữ xứng đôi vừa lứa. Các cô gái con nhà giàu, tiểu thư khuê các phải xứng phối với các công tử con nhà giàu. Những cô gái ở tầng lớp thấp hơn thì xứng phối với con trai nhà nghèo. Nhưng điều này cũng không tuyệt đối. “Môn đương hộ đối” là suy xét một cách tổng thể các phương diện chứ không phải chỉ chú trọng vào hoàn cảnh kinh tế gia đình hay địa vị để kết thông gia.
Cổ nhân cho rằng, vợ chồng hòa hợp với nhau, điều quan trọng nhất là có sự tương đồng về thế giới quan và giá trị quan. Trong văn hóa truyền thống của người xưa, họ cho rằng những cặp vợ chồng có giá trị quan giống nhau thì cuộc sống hôn nhân tương đối ổn định, hòa thuận. Trái lại, nếu vợ chồng có sự khác biệt lớn về giá trị quan thì hôn nhân dễ dàng xảy ra mâu thuẫn, xung đột.
Cổ nhân cho rằng rất khó thông qua cuộc sống chung để hòa hợp sự khác biệt về giá trị quan. Bởi vì giá trị quan của một người là có quan hệ mật thiết với hoàn cảnh xuất sinh, trình độ giáo dục và rất nhiều bối cảnh khác của người ấy từ khi sinh ra đến lúc trưởng thành.
Trong cuộc sống hiện thực đã có rất nhiều ví dụ chứng minh điều này. Khi phương diện về bối cảnh gia đình, văn hóa và sự tu dưỡng của hai bên có sự khác biệt quá lớn thì cho dù cố gắng cũng rất khó để sống hài hòa cùng nhau lâu dài. Hơn nữa, ở phương diện giao lưu chia sẻ, thông hiểu lẫn nhau hay giáo dục con cái, quản gia, thói quen sinh hoạt, cách đối nhân xử thế cũng thường thường xuất hiện sự khác biệt nghiêm trọng. Đó là lý người người xưa thường chú trọng đến yếu tố “Môn đương hộ đối” trong hôn nhân.
Quan niệm về hôn nhân ngày nay đã khác xưa rất nhiều, nhưng cho dù là như vậy, các đôi lứa yêu nhau cũng nên xem xét đến các yếu tố “Môn đương hộ đối” để có cuộc sống hôn nhân hòa hợp, bền vững và lâu dài.
An Hòa (dịch và t/h)
Link tham khảo:
No comments:
Post a Comment