Saturday, March 30, 2019

BÀI HỌC TỪ NHỮNG DÒNG SÔNG: CHO ĐI ĐỂ ĐƯỢC NHẬN LẠI


Giở bản đồ thế giới ra, ta thấy những vệt núi màu nâu, đồng bằng rộng lớn màu xanh lục, vùng gò đồi và thung lũng màu vàng nhạt và xanh nhạt đan cài trộn lẫn vào nhau. Nhiều dòng sông lớn uốn khúc quanh co, ao hồ lấm tấm như sao, tựa những viên ngọc sáng khảm trên mặt đất.

So với nước biển, thì nước trên lục địa chẳng thấm tháp vào đâu. Nhưng nói về con số thì nước trên lục địa cũng tương đối lớn. Sông, hồ, ao đầm, băng tuyết và nước ngầm đều là nước lục địa, có đến hơn 47,97 triệu kilômet khối. Trong đó, khối lượng băng tuyết hơn 24 triệu kilômet khối, nước ngầm khoảng 23,4 triệu kilômet khối. Ngoài ra, còn có nước trong đất, băng vĩnh cửu dưới đất, nước đầm lầy, nước sinh vật. Riêng tổng khối lượng nước của sông hồ, chưa tới 1,76 triệu kilômet khối. Số lượng tuy ít nhưng nước sông hồ có quan hệ rất lớn đến con người.

Sông lớn cuồn cuộn chảy về biển cá. Tổng lượng nước đổ vào biển cả mỗi năm của sông ngòi trên toàn thế giới lên tới hơn 37 nghìn kilômét khối. Năm này qua năm khác, nước số chảy hoài chảy mãi. Nước ở đâu ra mà nhiều vậy? Tại sao nó có thể chảy mãi không ngừng?


Không từ các dòng suối nhỏ thì không thành sông, biển. Thì ra, sông lớn là do nhiều sông nhánh hợp thành. Nước sông có nguồn gốc từ nước mưa, nước ngầm và nước băng tan. Quy cho cùng, thì đều là nước từ khí quyển rơi xuống.

“Nước chảy chỗ trũng”. Nước mưa, nước tuyết tan hoặc nước suối đều chảy theo các dốc núi hình thành khe nước, suối nhỏ, rồi hợp lại thành sông. Trên dòng chảy, sông lại tiếp nhận thêm nước mưa, nước ngầm, càng nhiều nước để chảy cuồn cuộn…

Vĩ đại nhất chỉ có thể là sông Amazon ở nam Mỹ. Lưu lượng nước đỏ ra biển của Amazon lên đến 300.000 mét khối một giây (11.000.000 cu ft/s) trong mùa mưa, trung bình 209.000 mét khối một giây (7.400.000 cu ft/s) trong khoảng thời gian từ 1973 đến 1990. Amazon cung cấp khoảng 20% lượng nước ngọt trên thế giới đổ vào đại dương.

Sông Congo cũng là một con sông có lưu lượng nước rất lớn. Lưu vực sông Congo có diện tích 4.014.500 kilômét vuông (1.550.000 sq mi), với lưu lượng tại cửa sông từ 23.000 mét khối một giây (810.000 cu ft/s) đến 75.000 mét khối một giây (2.600.000 cu ft/s), trung bình 41.000 mét khối một giây (1.400.000 cu ft/s).


Sông Trường Giang là sông lớn thứ năm thế giới về lưu lượng nước, với hơn 30.000 mét khối một giây, gần gấp đôi Mississippi hoặc Mekong, ba lần so với Saint Lawrence, bốn lần so với sông Danube hay Columbia, và hơn mười lần suối nhỏ như Rhine hoặc sông Nile.

Sông Nin bắt nguồn từ hồ Victoria ở khu vực xích đạo có mưa quanh năm nên lượng mưa khá lớn. Tới Khác-tum sông Nin nhận thêm nước từ phụ lưu Nin Xanh ở khu vực cận xích đạo, lưu lượng trở nên rất lớn, mùa nước lũ lên tới 90 000 m³/s; đến biên giới Ai Cập mặc dù sông Nin chảy giữa miền hoang mạc và không nhận được thêm phụ lưu nào nữa, nước sông vừa ngấm xuống đất, vừa bốc hơi mạnh, gần biển lưu lượng nước giảm nhiều nhưng ở Cai-rô (Ai Cập) về mùa cạn lưu lượng vẫn còn 700 m³/s.

“Nước Hoàng Hà từ trên trời xuống, chảy hoài ra biển không trở về”. Đây là thủ pháp khoa trương của nhà thơ Lý Bạch. Nhưng đúng là nước Hoàng Hà từ “trên trời” xuống, còn “không trở về” thì ở góc độ nào đó là hoàn toàn không đúng. Do hạn chế nhận thức của thời đại, Lý Bạch khó có thể nói rõ sự thay đổi tuần hoàn của nước.


Nước trên lục địa, suy cho cùng, đều là nước trên trời rơi xuống bằng nhiều hình thức (mưa, tuyết, sương, mù) nước ngầm cũng là do nước mưa ngấm xuống đất. Các loại nước mưa này chủ yếu đều bắt nguồn từ biến cả.

Ước tính, lượng nước mưa hàng năm trên lục địa vào khoảng hơn 100 nghìn kilômét khối. Một phần trong đó bị động thực vật hấp thu, một phần ngấm xuống đất thành nước ngầm, một phần bốc hơi trở lại vào khí quyển, một phần hình thành suối nhỏ đi rồi hợp thành sông, chảy ra biển. Sau đó lại bốc hơi, lại mưa, không ngừng tuần hoàn, lặp đi lặp lại.

Nước là một lực lượng vĩ đại, nó không ngừng làm thay đổi bộ mặt quả đất. Do tác dụng xâm thực, bào mòn xông xói… của dòng chảy, trên mặt đất hình thành các ghềnh đá, vực sâu, núi đá, hang động cùng đồng bằng rộng lớn. Đồng thời nó cũng ảnh hưởng tới sự biến đổi của thời tiết và khí hậu, thúc đẩy sự trao đổi không ngừng giữa vật chất và năng lượng.


Sông cuồn cuộn chảy không mệt mỏi, tô điểm giang sơn thêm đẹp, mang lại thuận tiện tưới tiêu, đi lại cho con người. Đồng thời, nó cung cấp một cách vô tư tài nguyên động lực to lớn cho loài người.

Nước là nguồn gốc của sự sống. Nơi có nước, cây cối tốt tươi, động vật phong phú, sức sống tràn trề, dân cư đông đúc. Hàng triệu năm nay bằng trí tuệ và đôi bàn tay của mình, loài người đã nắm vững quy luật chuyển động và biến hóa của nước, xây dựng nên các đập nước, trạm điện, điều tiết nguồn nước, phát điện năng, làm cho sông ngòi mang lại hạnh phúc cho loài người.

Nguồn: theki.vn