Người dân chen chúc khấn vái tại một ngôi chùa. Ảnh: Dương Thanh
Khi nhận thức còn thấp kém, thiếu tri thức khoa học, nhiều người sẽ “mặc định” về sự tồn tại của thế giới thần linh, ma quỷ, “cõi âm” theo tư duy của họ. Đó thực chất là sự phản ánh sự thực cõi trần cộng thêm trí tưởng tượng và suy diễn. Vì vậy, mới có chuyện bi hài như “mặc cả”, “hối lộ” thánh thần, nhét tiền vào tay tượng Phật, đốt vàng mã nghi ngút, với tư duy “trần sao âm vậy”, càng nhiều lễ vật, thần linh càng phù hộ nhiều.
Nhiều người Việt thiếu tư duy phản biện, rất “nhẹ dạ cả tin”, dễ dàng tin vào những chuyện đồn thổi nhảm nhí mà không cần kiểm chứng, suy nghĩ.
Cùng với đó, là tình trạng lưu manh, lừa đảo, “buôn thần bán thánh”, lợi dụng sự mê muội của đồng bào để làm tiền phát triển như nấm sau mưa. Trong khi chế tài pháp luật chưa đầy đủ, chặt chẽ, sự xử lý, vào cuộc của cơ quan chức năng còn lúng túng, chậm chạp. Thậm chí một bộ phận cán bộ, công chức vẫn có tâm lý và cách ứng xử mang màu sắc mê tín, vô hình trung “tiếp tay” cho tệ nạn.
Khi người ta thiếu niềm tin, cảm thấy bất an trong một xã hội nhiều biến cố, thay đổi bất thường, người ta tìm đến thế giới siêu nhiên, cầu mong sự phù hộ, che chở.
Khi người ta không còn tự tin, sẽ tìm đến thần linh, mong có được phép màu đem lại những điều mà bằng khả năng thực tế, khó hoặc không thể đạt được như giàu có, khỏe mạnh, thành đạt, hạnh phúc.
Những người gặp hoạn nạn, khó khăn, bất hạnh... cũng tìm đến sự che chở của thế lực siêu nhiên.
Một số người “lý luận” rằng: Không được phù hộ tại sao có nhiều người tin, nhiều người mê tín thành đạt, giàu có…
Nhiều chuyên gia đã phân biệt giữa tín ngưỡng và mê tín. Tín ngưỡng là niềm tin, đức tin vào những điều thiêng liêng đem lại sức mạnh tinh thần cho con người. Còn mê tín là tin mù quáng, mê muội, nhảm nhí gắn liền với sự sùng bái, lệ thuộc thái quá, tác động tiêu cực đến xã hội.
Đúng là nhiều người mê tín thành đạt, giàu có. Nhiều quan chức, “đại gia” rất mê tín, chăm đi đình chùa, công đức, khấn vái khắp nơi, trấn yểm đủ kiểu. Nhưng đó chỉ là một cách nhìn phiến diện. Thực tế có rất nhiều người mê tín vẫn nghèo khổ, khó khăn; và rất nhiều quan chức, “đại gia”, dù cực kỳ chăm chỉ cúng bái, nhưng cũng “sập tiệm”, thân bại danh liệt.
Giải pháp cho tình trạng mê tín tràn lan, vẫn là những “đáp án” đã quen thuộc: Hoàn thiện hành lang pháp lý, chế tai xử lý đối với những hành vi mê tín dị đoan, lừa đảo; nâng cao dân trí, phát triển kinh tế, giải quyết việc làm và bảo đảm an sinh xã hội.
Nhiều người Việt thiếu tư duy phản biện, rất “nhẹ dạ cả tin”, dễ dàng tin vào những chuyện đồn thổi nhảm nhí mà không cần kiểm chứng, suy nghĩ.
Cảnh đốt vàng mã nghi ngút, để gửi đồ đạc xuống “cõi âm”.
Cùng với đó, là tình trạng lưu manh, lừa đảo, “buôn thần bán thánh”, lợi dụng sự mê muội của đồng bào để làm tiền phát triển như nấm sau mưa. Trong khi chế tài pháp luật chưa đầy đủ, chặt chẽ, sự xử lý, vào cuộc của cơ quan chức năng còn lúng túng, chậm chạp. Thậm chí một bộ phận cán bộ, công chức vẫn có tâm lý và cách ứng xử mang màu sắc mê tín, vô hình trung “tiếp tay” cho tệ nạn.
Khi người ta thiếu niềm tin, cảm thấy bất an trong một xã hội nhiều biến cố, thay đổi bất thường, người ta tìm đến thế giới siêu nhiên, cầu mong sự phù hộ, che chở.
Khi người ta không còn tự tin, sẽ tìm đến thần linh, mong có được phép màu đem lại những điều mà bằng khả năng thực tế, khó hoặc không thể đạt được như giàu có, khỏe mạnh, thành đạt, hạnh phúc.
Những người gặp hoạn nạn, khó khăn, bất hạnh... cũng tìm đến sự che chở của thế lực siêu nhiên.
Một số người “lý luận” rằng: Không được phù hộ tại sao có nhiều người tin, nhiều người mê tín thành đạt, giàu có…
Nhiều chuyên gia đã phân biệt giữa tín ngưỡng và mê tín. Tín ngưỡng là niềm tin, đức tin vào những điều thiêng liêng đem lại sức mạnh tinh thần cho con người. Còn mê tín là tin mù quáng, mê muội, nhảm nhí gắn liền với sự sùng bái, lệ thuộc thái quá, tác động tiêu cực đến xã hội.
Đúng là nhiều người mê tín thành đạt, giàu có. Nhiều quan chức, “đại gia” rất mê tín, chăm đi đình chùa, công đức, khấn vái khắp nơi, trấn yểm đủ kiểu. Nhưng đó chỉ là một cách nhìn phiến diện. Thực tế có rất nhiều người mê tín vẫn nghèo khổ, khó khăn; và rất nhiều quan chức, “đại gia”, dù cực kỳ chăm chỉ cúng bái, nhưng cũng “sập tiệm”, thân bại danh liệt.
Giải pháp cho tình trạng mê tín tràn lan, vẫn là những “đáp án” đã quen thuộc: Hoàn thiện hành lang pháp lý, chế tai xử lý đối với những hành vi mê tín dị đoan, lừa đảo; nâng cao dân trí, phát triển kinh tế, giải quyết việc làm và bảo đảm an sinh xã hội.
HẢI ĐĂNG