Ảnh: Zing |
Tạo hình kẹo từ đường và mạch nha là một loại hình nghệ thuật dân gian của người Trung Quốc. Những quầy hàng rong trưng bày các thanh kẹo với nhiều hình dáng sinh động từ lâu đã gắn liền với tuổi thơ của nhiều thế hệ người dân nơi đây.
Món quà này tuy đơn giản, nhưng chứa đựng trong đó nhiều tâm huyết của những nghệ nhân, niềm vui của các em nhỏ và kỷ niệm ấu thơ của biết bao người.
Chỉ với một nguyên liệu duy nhất là mạch nha hoặc đường nấu chảy, những nghệ nhân đã thổi, kéo, nặn chúng thành những miếng kẹo mang hình dáng sinh động, tạo nên biết bao niềm vui cho các khách hàng nhỏ của mình.
Kẹo mạch nha có nguồn gốc từ thời nhà Minh. Vào thời này, người Trung Quốc thường nấu chảy đường, sau đó đổ vào khuôn để tạo nên những hình nhân kẹo nhằm phục vụ cho việc cúng bái trong tôn giáo.
Đến thời nhà Thanh, những chiếc kẹo trở nên phổ biến hơn với thường dân và người ta đã bắt đầu làm và bán chúng trên đường phố.
Kỹ thuật làm loại kẹo rất đa dạng, mỗi người bán kẹo có thể có cách làm khác nhau để tạo nét riêng cho những sản phẩm của mình. Nhưng cơ bản nhất vẫn là đun mạch nha trên bếp đến khi đạt được một kết cấu đặc và dẻo như đất sét.
Sau đó, nghệ nhân sẽ dùng tay ngắt ra một ít mạch nha từ hỗn hợp trên theo kích thước của nhân vật họ muốn nặn.
Từ viên mạch nha đó, họ kéo ra một “chiếc đuôi” dài và dùng miệng ngậm phần cuối của đuôi. Rồi bằng cách tài tình nào đó, các nghệ nhân thổi hơi vào bên trong viên mạch nha qua “chiếc đuôi” này để làm cho viên kẹo phồng lên. Trong lúc thổi, họ nhanh chóng dùng tay để nặn ra hình thù mà khách hàng muốn.
Chiếc đuôi sau đó được cắt đi và viên mạch nha được tô vẽ thêm vài màu sắc để tạo thành sản phẩm cuối cùng.
Trước khi có loại đường mía phổ biến của ngày nay, người Trung Quốc chủ yếu dùng mạch nha, chất keo được làm từ mầm lúa mạch, tạo vị ngọt cho những món ăn của mình, điển hình là loại bánh trung thu truyền thống của Trung Quốc.
Mạch nha có kết cấu đặc dính, trong điều kiện nhiệt độ thấp, dung dịch này sẽ đông cứng lại như đường.
Một loại hình nghệ thuật dân gian khác cũng liên quan đến kẹo mạch nha là vẽ kẹo. Món quà vặt này rất phổ biến trên đường phố của người Trung Quốc thời xưa.
Đối với loại hình này, đường lại là nguyên liệu được sử dụng thay vì mạch nha. Đường được đun chảy đến khi chuyển nâu, sau đó được giữ nóng trên bếp. Kỹ thuật làm loại kẹo này cũng khá đơn giản.
Nghệ nhân múc nước đường bằng một chiếc muỗng lớn, rồi dùng chính chiếc muỗng này và sự khéo léo của mình để rót chúng xuống một mặt phẳng sạch. Dòng chảy màu nâu từ chiếc muỗng sẽ tạo ra những đường nét làm nên hình dáng mà người nghệ nhân muốn vẽ.
Khi đến xem nghệ nhân vẽ kẹo, các khách hàng nhỏ tuổi sẽ được xoay một bàn xoay đặt biệt để quyết định hình của các thanh kẹo. Trên bàn xoay sẽ có một mũi tên và hình ảnh các con vật như cá, rồng, khỉ hoặc các nhân vật quen thuộc với trẻ nhỏ như Doraemon, Hello Kitty…
Khi mũi tên dừng lại và chỉ vào con vật nào, nghệ nhân sẽ tạo hình chính đáp án đó.
Những nét vẽ bằng nước đường sẽ nhanh chóng nguội và khô lại. Các nghệ nhân sau đó dùng một con dao mỏng để cạy hình vẽ ra khỏi mặt phẳng và trao cho khách hàng. Để vẽ ra được một hình thật sắc nét và gọn gàng, họ phải trải qua quá trình luyện tập rất lâu dài. Mỗi người đều
biết cách điều khiển lượng nước đường được rót xuống để tạo ra các nét vẽ dày, mỏng khác nhau, ngoài ra, họ còn phải thao tác thật nhanh vì nước đường rất mau đông cứng lại.
Trong quá khứ, hình ảnh trẻ em quây quanh quầy hàng nhỏ của những người nghệ nhân vẽ kẹo là một hình rất ảnh quen thuộc và thân thương đối với người Trung Quốc.
Tuy nhiên, khi những đứa trẻ bắt đầu có nhiều thú vui hơn trong thời buổi hiện đại, những thanh kẹo mang hình dáng con vật ngộ nghĩnh dần mất đi sự thu hút trên đường phố.
Kẹo mạch nha hay những hàng kẹo nhỏ này đã không còn xuất hiện nhiều như trước kia. Giờ đây, những hình dáng ngộ nghĩnh được làm từ đường chỉ còn tồn tại trong các khu chợ truyền thống, hội chợ dân gian hoặc những triển lãm về văn hóa nghệ thuật đường phố của người Trung Quốc.
Dù vậy, những thế hệ đi trước vẫn sẽ luôn nhớ về những thanh kẹo mang đến hạnh phúc mà cha mẹ mình từng mua cho trong thời ấu thơ.
Món quà này tuy đơn giản, nhưng chứa đựng trong đó nhiều tâm huyết của những nghệ nhân, niềm vui của các em nhỏ và kỷ niệm ấu thơ của biết bao người.
Ảnh: Đầu Thiêu Hiệu/ Ảnh Tương Kí Lục Sanh Hoạt. |
Loại hình nghệ thuật này có tên gốc là “những hình nhân kẹo” với lịch sử hơn 600 năm tại Trung Quốc.
Những quầy hàng rong của người bán kẹo mạch nha thường xuất hiện nhiều nhất trên đường phố vào cuối đông hoặc vào dịp Tết Nguyên đán, vì đây là hai thời điểm diễn ra nhiều lễ hội lớn.
Những quầy hàng rong của người bán kẹo mạch nha thường xuất hiện nhiều nhất trên đường phố vào cuối đông hoặc vào dịp Tết Nguyên đán, vì đây là hai thời điểm diễn ra nhiều lễ hội lớn.
Ảnh: Đầu Thiêu Hiệu/ Ảnh Tương Kí Lục Sanh Hoạt.
Chỉ với một nguyên liệu duy nhất là mạch nha hoặc đường nấu chảy, những nghệ nhân đã thổi, kéo, nặn chúng thành những miếng kẹo mang hình dáng sinh động, tạo nên biết bao niềm vui cho các khách hàng nhỏ của mình.
Đến thời nhà Thanh, những chiếc kẹo trở nên phổ biến hơn với thường dân và người ta đã bắt đầu làm và bán chúng trên đường phố.
Ảnh: Tân Hoa Xã.
Sau đó, nghệ nhân sẽ dùng tay ngắt ra một ít mạch nha từ hỗn hợp trên theo kích thước của nhân vật họ muốn nặn.
Ảnh: Khám Vân Na.
Chiếc đuôi sau đó được cắt đi và viên mạch nha được tô vẽ thêm vài màu sắc để tạo thành sản phẩm cuối cùng.
Ảnh: Ký Lục Ảnh Tương Sinh Hoạt.
Mạch nha có kết cấu đặc dính, trong điều kiện nhiệt độ thấp, dung dịch này sẽ đông cứng lại như đường.
Ảnh: Michelle Mo.
Ảnh: Chu Tiểu Ảnh Mỹ.
Nghệ nhân múc nước đường bằng một chiếc muỗng lớn, rồi dùng chính chiếc muỗng này và sự khéo léo của mình để rót chúng xuống một mặt phẳng sạch. Dòng chảy màu nâu từ chiếc muỗng sẽ tạo ra những đường nét làm nên hình dáng mà người nghệ nhân muốn vẽ.
Khi mũi tên dừng lại và chỉ vào con vật nào, nghệ nhân sẽ tạo hình chính đáp án đó.
Ảnh: Steemit.
Những nét vẽ bằng nước đường sẽ nhanh chóng nguội và khô lại. Các nghệ nhân sau đó dùng một con dao mỏng để cạy hình vẽ ra khỏi mặt phẳng và trao cho khách hàng. Để vẽ ra được một hình thật sắc nét và gọn gàng, họ phải trải qua quá trình luyện tập rất lâu dài. Mỗi người đều
biết cách điều khiển lượng nước đường được rót xuống để tạo ra các nét vẽ dày, mỏng khác nhau, ngoài ra, họ còn phải thao tác thật nhanh vì nước đường rất mau đông cứng lại.
Ảnh: Khám Vân Na.
Tuy nhiên, khi những đứa trẻ bắt đầu có nhiều thú vui hơn trong thời buổi hiện đại, những thanh kẹo mang hình dáng con vật ngộ nghĩnh dần mất đi sự thu hút trên đường phố.
Ảnh: Điêu khắc Trung Dị Văn Tinh Bắc Kinh.
Kẹo mạch nha hay những hàng kẹo nhỏ này đã không còn xuất hiện nhiều như trước kia. Giờ đây, những hình dáng ngộ nghĩnh được làm từ đường chỉ còn tồn tại trong các khu chợ truyền thống, hội chợ dân gian hoặc những triển lãm về văn hóa nghệ thuật đường phố của người Trung Quốc.
Dù vậy, những thế hệ đi trước vẫn sẽ luôn nhớ về những thanh kẹo mang đến hạnh phúc mà cha mẹ mình từng mua cho trong thời ấu thơ.
Phi Đan
Theo Zing
No comments:
Post a Comment