Tuy nhiên, cà ri ở mỗi quốc gia sẽ có những đặc điểm khác nhau hết sức đặc trưng, vì những khác biệt trong khẩu vị và khí hậu của mỗi nước.
Nước dùng:
Người Ấn thường dùng sữa chua làm nền cho món ăn này, đây cũng là nguyên liệu khiến cà ri Ấn sánh và có mùi vị khác biệt. Trong khi đó, người Thái thì chủ yếu dùng nước cốt dừa, để tạo độ béo và ngọt dịu, cũng do đó món cà ri Thái thường ở thể lỏng hoàn toàn. Nước Nhật rất hay ăn món cà ri, nhưng họ chủ yếu dùng viên súp để tạo vị hoặc nước dùng làm từ Dashi, một loại nguyên liệu thuần Nhật.
Cà ri Ấn Độ thường sử dụng các gia súc đặc trưng của nền kinh tế chăn thả, là trâu, bò, gà dê và thường ăn kèm với bánh mì Nan hoặc cơm Nị. Còn các loại cà ri Thái khá chú trọng vào việc sử dụng các loại hải sản như tôm, cua, hàu và ăn kèm bún hoặc cơm trắng. Riêng Nhật Bản, mỗi vùng lại có một loại nhân khác nhau tùy vào đặc sản từng nơi, đặc biệt nhất là có vùng còn dùng táo làm loại nhân chủ chốt.
Ở đất nước kinh đô gia vị như Ấn Độ thì cà ri là một tổ hợp gia vị khổng lồ, tuy nhiên được biết đến nhiều nhất chính là tiêu, bột ớt, nghệ, quế, hoa hồi và thì là Ai Cập. Có thể nói, sự kết hợp hài hòa nhưng nồng đậm giữa nhiều loại phụ gia này, đã khiến cà ri Ấn được nhớ đến trên toàn thế giới. Trái ngược hẳn người Ấn, cư dân xứ Phù Tang chủ yếu dùng các gia vị thuần Nhật và có vị thanh như nước tương và rượu Mirin để nêm nếm món ăn.