Thursday, March 28, 2019

THẦN CỜ BẠC ĐẤT THÁI LAN

Nói thật với các bạn hồi nào tới giờ tôi chỉ biết Quan Nhị Ca (關二哥) tức ông Quan Thánh Đế Quân, người mà cả hắc bạch giang hồ đều thờ phượng cho tới hôm nay mới vừa xem một clip video của "Challenge Me" về đề tài "Ngôi đền Thần Cờ Bạc trên trụ sở Công An" thì mới thấy lạ và biết thêm một nhân vật truyền kỳ được tôn thành thần trong thời cận đại, được người dân Thái Lan và vài nước vùng Đông Nam Á thờ phượng hương khói hàng ngày và càng ly kỳ hơn trên mạng quảng cáo đầy rẩy các loại bùa của ông thần cờ bạc này.

Nhị Ca Phong Miếu

Tôi tìm được một ít chi tiết về ông mà Challenge Me không có nhắc:

Ông tên thật là Trịnh Trí Dũng (鄭智勇), thưở bé được gọi là Phong (豐), người gốc Triều Châu (潮州), thôn Kỳ Viên (淇園鄉), trấn Phụng Đường (鳳塘鎮), huyện Triều An (潮安縣), Trung Quốc, sinh năm 1851 tại Thái Lan, mất năm 1937.

Tôi tìm được một bài viết về nhân vật này nên post luôn cả clip video cho các bạn xem nhé, còn bạn nào biết chữ Hoa thì đọc link tôi kèm theo phía dưới:(LKH)


NHỊ CA PHONG (二哥豐)

Mấy ngày nay mình thấy dân Thái Lan ra quân rầm rộ bán amulet, tranh ảnh của ngài Nhị Ca Phong. Ngài được ca ngợi là ông tổ của ngành Casino Thái Lan nên ai thờ ngài đều tin rằng sẽ may măn trong canh bạc. Nhưng ít ai biết rằng ngoài chuyện tiền bạc trên sòng bài, ngài còn độ trong các lĩnh vực khác như kinh doanh, trị bệnh, thăng quan tiến chức...


Nhị Ca Phong là cố vấn đặc biệt cho Hoàng gia Thái Lan, thời vua Rama V. Ông được xem như ông tổ của sòng bài Thái Lan. Trước khi các sòng bài phát triển như ngày hôm nay, Nhị Ca Phong có đề xuất với vua Thái Lan là nên mở sòng bài để kiếm thêm nguồn ngân sách cho đất nước. Lúc đầu vua Thái Lan chần chừ vì cho rằng bài bạc là xấu, gây hại cho con người, kiềm chế sự phát triển kinh tế và tạo nên sự hỗn loạn về trị an. Tuy nhiên, Nhị Ca Phong đề nghị vua Thái Lan cho ông cai quản 1 sòng bài nhỏ trong một thời gian, ông sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có vấn đề xảy ra.


Kết quả là trong một thời gian ngắn, người ta vào sòng bài chơi ngày càng nhiều và mang lại khoản thu nhập đáng kể cho Hoàng Gia Thái. Trái ngược với những dự đoán bi quan của vua Thái Lan. Kinh tế Thái Lan ngày càng phát triển thịnh vượng,

Vì sự đóng góp của ông với Thái Lan nên vua Rama V cho xây đền của ông trên nước Thái. Có lần chính quyền Thái Lan muốn phá đền Nhị Ca Phong để xây trụ sở cảnh sát. Sau đó liên tục xảy ra tai nạn chết người cho các viên cảnh sát nên chính quyền Thái Lan lập tức xây dựng lại đền của Nhị Ca Phong.


Cũng giống như Quan Nhị Ca (Quan Vũ – của Trung Hoa), không những ngành công an, cảnh sát cũng thờ Nhị Ca Phong mà các tay anh chị giang hồ cũng thờ Ngài, đến các tay cờ bạc các loại cũng thờ ngài nốt.

Tương truyền, có lần nước Thái lâm vào cảnh dịch bệnh tràn lan, vị lương y của Thái cũng tên Phong (vị này cũng nổi tiếng và giỏi như Lương Y Lê Hữu Trác bên mình) cầu nguyện trước tượng của Nhị Ca Phong. Kết quả là bệnh dịch tự nhiên giảm dần và biết mất khỏi đất nước Thái.


Vì công đức và sự linh ứng của ngài mà không những người Thái thờ cúng ngài mà còn lan sang các nước Đông Nam Á khác như Lào, Campuchia, Trung Quốc, Singapor (Đặc biệt người Sing rất chuộng mô hình amulet đeo). Lúc sinh thời, ngài thường hay uống trà, bánh ngọt, cà phê nên khi cúng, khấn vái ngài, người ta thường hay cúng cà phê, thuốc lá, trà thơm lúc sáng sớm.

No comments: