Được làm từ những vật liệu quý và chế tác tinh xảo, ngoài giá trị thẩm mỹ, ý nghĩa cũng như những quy tắc của chuỗi vòng này khiến hậu thế không khỏi bất ngờ.
Triều châu nhà Thanh sử dụng có nguồn gốc từ niệm châu của Phật giáo. (Ảnh qua Internet) |
Triều châu nhà Thanh sử dụng có nguồn gốc từ niệm châu của Phật giáo. Niệm châu là chuỗi hạt được xâu thành dây làm pháp cụ để người tu hành ghi nhớ số lần niệm kinh.
Hoàng hậu Thanh triều đeo triều châu trên cổ và trên vai. (Ảnh qua Baidu) |
Triều châu tại bảo tàng Hắc Long Giang với 108 hạt gỗ và 4 viên phật đầu làm bằng ngọc lục bảo. |
1. Dây đeo: dây xỏ các bộ phận tạo thành triều châu.
2. Hạt châu: gồm 108 hạt.
3. Phật đầu: Cứ 27 hạt được xỏ vào sẽ có 1 hạt phật đầu, ngăn triều châu thành 4 đoạn bằng nhau. Hạt phật đầu có kích cỡ và màu sắc nổi bật hơn hạt châu. Viên phật đầu nằm trên cùng sẽ nối với phật đầu tháp.
4. Đại trụy giác: Viên đá được đính ở sợi dây cuối cùng nối với đỉnh phật đầu tháp.
5. Bối vân: Viên đá nằm giữa phật đầu tháp và đại trụy giác.
6. Kỷ niệm: 3 chuỗi ngọc nhỏ của triều châu, mỗi chuỗi gồm 10 hạt.
7. Tiểu trụy giác: Cuối mỗi chuỗi kỉ niệm sẽ có một viên đá, đó chính là tiểu trụy giác.
Mỗi chuỗi “kỉ niệm” có 10 hạt nhỏ, một bên chỉ có một chuỗi, một bên lại có đến hai chuỗi. Khi đeo triều châu, phật đầu tháp và bối vấn nằm ở sau lưng, ba chuỗi kỉ niệm treo trước ngực.
Chất liệu của chuỗi triều châu vô cùng quý giá, ví như Đông châu (loại ngọc trai nước ngọt được sản xuất tại Đông Bắc), gỗ trầm hương, sứ, ngọc phỉ thúy, mã não và một số loại ngọc quý hiếm khác. Sau khi được gia công, thiết kế tỉ mỉ, chuỗi triều châu vốn sở hữu những chất liệu quý giá càng hiện rõ lên với vẻ đẹp độc nhất vô nhị.
Thật ra triều châu trên phim ảnh khác biệt rất nhiều so với triều châu trong lịch sử. Thực tế, việc đeo triều châu thời nhà Thanh đều phải tuân theo các quy định nghiêm ngặt, chất liệu và cách đeo không hề đơn giản như phim ảnh thể hiện.
Ngoài giá trị thẩm mỹ ra thì triều châu còn mang ý nghĩa đặc biệt gì?
Một chuỗi hạt triều châu quý giá như vậy cũng tương xứng với công dụng của nó, đó chính là phân cấp địa vị. Trong vương triều nhà Thanh, không phải ai cũng có vinh hạnh được đeo lên chuỗi triều châu trân quý này. Ngoài thái hậu, hoàng đế, hậu phi thì chỉ có những người sau đây mới có tư cách đeo triều châu: Quan văn ngũ phẩm, quan võ tứ phẩm trở lên, thị vệ và một số quan viên có cấp bậc cao khác.
Chỉ những quan viên có cấp bậc cao mới có tư cách đeo triều châu. (Ảnh qua Baidu) |
Trong các loại triều châu, triều châu Đông châu được xem là thể hiện độ cao quý nhất nên thông thường, triều châu Đông châu chỉ được Hoàng đế, Hoàng hậu đeo vào những dịp lễ quan trọng để thể hiện vị thế cũng như quyền uy của mình. Phi tần, công chúa, vương gia,… đều không được phép sử dụng triều châu Đông châu.
Riêng với hoàng thái hậu và hoàng hậu, ngoài chuỗi triều Đông châu đeo ở cổ thì họ còn đeo thêm một chuỗi triều châu màu đỏ san hô khác ở phần vai. Cách đeo phức tạp này là để biểu thị sự tôn quý trong thân phận của họ.
Tuy nhiên, cách đeo triều châu này khá rắc rối và phiền phức, đặc biệt gây cản trở khi đi đường cho người đeo. Do đó, vào thời Mãn Thanh, rất ít hậu phi đeo nhiều chuỗi triều châu như vậy. Điển hình như Từ Hy thái hậu. Trong những bức tranh chân dùng của bà, có thể thấy Từ Hy chỉ đeo duy nhất một chuỗi triều châu trên cổ mà không đeo cho phần bả vai.
Tranh vẽ Tuệ Hiền Hoàng Quý phi của Càn Long đế mặc triều phục và đeo triều châu. |
Triều đình nhà Thanh luôn khiến hậu thế phải trầm trồ với những quy tắc đặc biệt, phức tạp. Chưa nói đến những tiêu chuẩn khác, ngay cả một chuỗi triều châu đeo trên cổ cũng bao hàm những ý nghĩa sâu xa đến vậy!
Thiện Thành (t/h) / Theo: Tinh Hoa
Link tham khảo: