Bánh LU – triết lý tình yêu của người Pháp
Ít ai biết được rằng, bánh LU – chiếc “bánh Tây” thơm lừng, quyến rũ đầu tiên mà nhiều thế hệ người Việt biết đến ra đời tại Pháp cách nay 170 năm (1846). Đó là “tác phẩm tình yêu” của đôi vợ chồng nghệ nhân làm bánh Jean-Romain Lefèvre và Pauline-Isabelle Utile. Tên gọi bánh LU là viết tắt chữ cái đầu tiên trong tên của họ. Đó không đơn thuần là một thương hiệu mà còn là “ký hiệu” tình yêu giữa hai con người dành trọn cuộc đời và đam mê để tạo nên một “di sản” ẩm thực của người Pháp. Câu chuyện tình yêu đó đã trở thành triết lý để những thế hệ kế thừa sau này tiếp tục làm rạng danh bánh LU. Cho đến nay, thương hiệu bánh LU đã có mặt trên hơn 100 quốc gia với nhiều hình thức, hương vị độc đáo. Có thể nói, mặc dù hiện nay, công thức làm bánh quy bơ được “san sẻ” và người ta tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm khác nhau nhưng bánh LU vẫn được xem là “kiệt tác” của bánh quy bơ, là hiện thân của đỉnh cao trong nghệ thuật làm bánh của người Pháp.
Tại Việt Nam, bánh LU là loại bánh mà người ta thường tìm kiếm ở các cửa hàng bánh kẹo ngoại nhập cao cấp mỗi khi nghĩ đến một thức quà để thưởng thức và trao tặng đậm chất Pháp. Nhiều người Việt sau mỗi chuyến vi vu đến Pháp cũng thường mang về những hộp bánh LU để làm quà. Do đó, không lạ khi vừa qua, Mondelez Kinh Đô đã quyết định đưa “di sản” này vào Việt Nam, chính thức cho ra mắt sản phẩm bánh cookies bơ Pháp LU thượng hạng. Chắc chắn, không đơn thuần chỉ là một sự “du nhập ẩm thực”, bánh cookies bơ Pháp LU còn là gợi ý cho “nghệ thuật tặng quà” với phong cách của người Pháp: trang trọng và hết sức tinh tế.
Phô mai Camembert – triết lý của “kẻ làm vua”
Camembert là loại pho mát mềm, được làm ra lần đầu tại vùng Normandy – Tây Bắc Pháp. Tương truyền, bà Marie Harel là người tìm ra cách chế biến loại pho mát này vào năm 1791. Mặc dù ở Pháp, có hơn 500 loại phô mai khác nhau nhưng phô mai Camembert vẫn được xem là vua của các loại phô mai bởi người ta luôn dùng loại sữa tốt nhất với công thức ủ chuẩn mực nhất khi làm loại phô mai này.
Camembert đạt chuẩn phải có lớp da bên ngoài màu vàng bạc hoặc hơi vàng nâu, bề mặt trơn bóng, có những vết rạn nhỏ, mùi nhẹ, thơm vị phô mai đặc trưng. Và điều khiến phô mai Camembert có thể “xưng vua” là hương vị tinh tế, độ dẻo sánh mềm mịn béo ngậy đến ngất ngây của nó khi đạt độ chín vừa phải.
Bản thân Camembert có thể “tự” trở thành một món ăn ngon khi đút lò, nướng, áp chảo, rô ti… và khi kết hợp với món ăn khác sẽ nâng tầm món ăn ấy lên một bậc. Cho đến nay, loại phô mai có lịch sử hơn 200 năm này vẫn là món ăn mà bạn phải thưởng thức nếu muốn “chạm” đến trái tim của ẩm thực Pháp.
Rượu vang – tinh hoa và danh tiếng
Pháp là một trong những quốc gia châu Âu có lịch sử lâu đời nhất về sản xuất rượu vang. Rượu vang Pháp nổi tiếng khắp thế giới với tên tuổi của các loại rượu tuyệt hảo, xuất xứ từ các vùng sản xuất rượu lâu đời như Bordeaux, Burgundy, Alsace, Provence hay thung lũng sông Rhône.
Với kĩ thuật chưng cất rượu bậc thầy, người Pháp đã tạo ra những chai vang với chất lượng hảo hạng. Uống rượu vang Pháp là cả một nghệ thuật tinh tế và thanh lịch, một cách để khẳng định “đẳng cấp” của người sành điệu. Người Pháp sành vang sẽ biết chính xác loại vang ấy xuất xứ từ đâu, bao nhiêu năm tuổi, nên đi kèm với món ăn gì. Trong các bữa tiệc của người Pháp, một ly vang là không thể thiếu bởi nó sẽ giúp món ăn thêm thăng hoa. Do đó, rượu vang không chỉ là thức uống, mà đó là văn hóa, là tinh hoa và danh tiếng của nước Pháp.
Có thể nói, khám phá những mí mật đằng sau mỗi món ăn, thức uống trứ danh giúp chúng ta có cái nhìn sáng rõ hơn về văn hóa ẩm thực Pháp – nền văn hóa đã thẩm thấu mạnh mẽ vào nhiều quốc gia phương Tây lẫn phương Đông, trong đó có Việt Nam.
Bánh cookies bơ Pháp LU thượng hạng
Lần đầu tiên, Mondelez Kinh Đô quyết định tung sản phẩm bánh cookies bơ Pháp LU – nhãn hiệu bánh quy thượng hạng của Pháp với 170 năm danh tiếng vào thị trường Việt Nam. Bánh cookies bơ Pháp LU được làm từ nguyên liệu hảo hạng với điểm nhấn khác biệt là những chiếc bánh cookies tròn với nhân sô-cô-la độc đáo.
Theo: Đẹp Online
No comments:
Post a Comment