Toàn cảnh Hội quán Nghĩa An quận 5 thành phố HCM nhìn từ trên cao (Ảnh: Sưu tầm)
Thờ Quan Công, một trong những nét văn hóa của người Hoa vùng Nam Bộ - Ảnh: Sưu tầm
Người Hoa sinh sống tại Việt Nam lập nên những đền thờ, những chùa miếu thờ cúng nhân vật này như một cách bảo tồn những nét văn hóa truyền thống của dân tộc trên đất khách. Trong đó, có thể nói rằng Hội Quán Nghĩa An là một công trình đặc trưng nhất.
Kiến trúc mang đậm văn hóa tâm linh của người Hoa Sài Gòn - Ảnh: Sưu tầm
Tựa bài hát đầy tính đoàn kết của người Triều Châu ở Sài Gòn:
“Dù đi đến nơi nào vẫn nhớ quê nhà,
Tình bên kia không làm bối rối lòng ta.
Nào ta hãy nắm tay nhau và ung dung đi trong cuộc đời,
Đầy sương gió chẳng chút lo lắng khi mình có nhau…”
Nguồn gốc của cái tên Hội Quán Nghĩa An như để tưởng nhớ về gốc gác của những người Hoa gốc Triều Châu. Xưa kia, họ sinh sống tại Nghĩa An, một vùng đất thuộc Quảng Đông, Trung Quốc. Theo bước chân di cư, một bộ phận lớn người Hoa phát triển thành một cộng đồng đông đảo ở đất Sài Gòn, và xây dựng Hội Quán Nghĩa An vào khoảng trước thế kỷ 19 như một nơi hội họp, thờ cúng và thể hiện văn hóa tâm linh của họ.
Những bức hoành phi mang vẻ đẹp của nghệ thuật thư pháp – Ảnh: Sưu tầm
Tới Nghĩa Quán Hội An, du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng những mô hình kiến trúc đặc trưng của người Hoa. Hầu như tất cả các đền miếu đều có kiến trúc hình chữ khẩu với những dãy nhà khép kín vuông góc, với khoảng sân rộng gần 2000m2 phía trước, với hồ phóng sinh mang đậm nét phong thủy.
Cặp kỳ lân bằng đá canh gác hai bên cửa Hội Quán Nghĩa An ở Sài Gòn - Ảnh: bruno18
Từ hai bên cổng lớn vào đến cửa miếu, du khách sẽ phải ngạc nhiên với năm cặp kỳ lân lớn nhỏ bằng đá đặt đối xứng. Nhìn lên là biển chữ “ Nghĩa An Hội Quán” được chạm nổi trên nền cảnh “Lục Quốc phong tướng”.
Hội Quán Nghĩa An còn đặc sắc với những bức tượng, phù điêu bằng gốm trên mái ngói hay các bông hoa chạm ngược, tượng kỳ lân, diềm gỗ trên bộ vì kèo sơn màu đỏ thắm hay những câu đối, tranh vẽ nhiều giá trị. Các hiện vật ấy được chạm trổ một cách tinh tế, thể hiện những điển tích Trung Hoa ở Sài Gòn nhằm răn dạy con cháu đời sau. Không những thế, Nghĩa An Hội Quán còn mộc mạc với những hình ảnh trong sinh hoạt đời thường, mang màu sắc của cuộc sống bao đời của người nông dân thôn dã.
Sân thiên tỉnh được đặt ở không gian rộng rãi (Ảnh sưu tầm)
Đi vào điện chính, bên cạnh tượng Quan Đế cao 300 cm mặc áo gấm xanh, ngồi trên ngai, đặt trong khám thờ chạm viền nhiều lớp tùng - hạc, mai - điểu, mẫu đơn - trĩ, Bát tiên giao chiến thủy quái, còn có hình ảnh của tượng Quan Bình và Châu Xương cao gần 200 cm đứng hầu hai bên. Chùa còn thờ bà Thiên Hậu, Thần Phước Đức và Thần Văn Xương, ngựa Xích Thố, Mã Đầu tướng quân.
Khu chính điện uy nghiêm tại Nghĩa An Hội Quán của Sài Gòn - Ảnh: Sưu tầm
Hằng năm, chùa tổ chức lễ cúng Quan Đế vào ngày 24 tháng 6 âm lịch. Đây là dịp để người Triều Châu ở Sài Gòn hội họp, đồng thời thể hiện lòng tưởng nhớ tới quê cha đất tổ và tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Hoa trên đất khách.
Hội quán thu hút đông đảo Hoa kiều và người dân địa phương tới tham quan, dâng hương (Ảnh sưu tầm)
Có thể nói rằng, Nghĩa An Hội Quán đã bảo tồn một cách trọn vẹn nhất những nét văn hóa cổ xưa của người Trung Hoa tại Sài Gòn. Một ngôi chùa nguy nga, cổ kính, mang những giá trị lớn về kiến trúc và nghệ thuật, được Bộ Văn hóa – Thông tin ký quyết định số 43-VH/QĐ công nhận ngôi miếu là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia ở Sài Gòn.
Loan vtp - Mytour
No comments:
Post a Comment