Tỏi cổ cứng và mềm
Tỏi được chia ra làm hai loại: cổ cứng và cổ mềm. Tỏi cổ cứng dễ bóc vỏ hơn loại cổ mềm, tuy nhiên dự trữ thời hạn ngắn hơn (3 - 4 tháng). Tỏi cổ mềm được trồng phổ biến hơn do lưu trữ được khoảng 8 tháng. Theo báo Theguardian, có một số loại tỏi đáng chú ý dưới đây:
Tỏi sứ: Vì trông trắng và muốt như sứ nên tỏi được đặt tên này. Đây là loại cổ cứng, mỗi củ chỉ chứa 4-5 tép tỏi. Tỏi sứ trông rất đẹp, giản dị nhưng mùi rất mạnh.
Tỏi sọc tím.
Tỏi sọc tím (rocambole garlic): Tỏi có mùi hương rất mạnh và là gia vị ưa thích của các đầu bếp. Tuy nhiên, khi nấu với lửa lớn thì sẽ mất hương nên cần nấu ở nhiệt độ thấp.
Tỏi Tây Ban Nha (còn gọi tỏi đỏ): Tỏi có màu tím sẫm tuyệt đẹp, một số loại có hương nhẹ, một số loại có hàm lượng đường cao. Tây Ban Nha xuất khẩu một lượng tỏi rất lớn hàng năm sang các nước châu Âu.
Tỏi Tây Ban Nha
Tỏi Ý: Có nhiều tép ở mỗi củ tỏi và hương vị hoang dã, rất nhanh bị mọc mầm.
Tỏi đen hoặc hun khói: Cả hai đều là công nghệ gần đây. Tỏi đen được lên men ở nhiệt độ cao để có vị ngọt và làm tăng hương vị mạnh mẽ cho món ăn. Tỏi hun khói được làm giống như cá hun khói, thích hợp với ăn kèm bánh mì.
Tỏi đen
Tỏi hoang dã: Mọc trong các khu rừng ẩm ướt của nước Anh. Nó có vị dễ thương mỗi khi mùa đến, thích hợp với làm món salad hoặc nhồi vào con gà.
Tỏi ở Việt Nam
Các vùng trồng tỏi nổi tiếng ở nước ta gồm có tỏi Lý Sơn, tỏi Phan Rang, tỏi Bắc Giang, tỏi Kinh Môn (Hải Dương), tỏi Mai Châu, tỏi tía Phù Yên (Sơn La)…
Tỏi tía.
Với diện tích khoảng 300ha, Lý Sơn hằng năm cung cấp cho thị trường khoảng 2.000 tấn tỏi. Tuy củ hơi nhỏ nhưng người tiêu dùng rất ưa chuộng tỏi Lý Sơn, bởi chất lượng củ tỏi được tạo nên từ thổ nhưỡng của vùng đất bazan do hoạt động của hỏa diệm sơn phun trào mấy triệu năm về trước và sự vỡ vụn của san hô thành những hạt cát trắng mịn, cộng với môi trường khắc nghiệt đầy vị biển.
Tỏi tía bản địa được trồng ở hai xã vùng cao Pù Bin, Noong Luông Mai Châu. Nhiều người đã lặn lội lên tận vùng miền núi này để mua được tỏi gác bếp của đồng bào dân tộc. Tỏi tía có tên khoa họcAllium sativum, là loại tỏi củ nhỏ, tép có màu vàng, rất nhiều dầu, vị cay và thơm. Tỏi tía là một đặc sản của Việt Nam mà không một giống tỏi nào trên thế giới có thể so sánh về chất lượng. Tỏi tía có tác dụng hiệu quả trong bệnh mỡ máu cao, gan nhiễm mỡ, huyết áp cao, cúm và ho dai dẳng, giảm béo bụng.
Tỏi Phan Rang.
Tỏi cô đơn đặc sản ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi).
Theo đông y, tỏi có vị cay, tính ôn, hơi có độc, đi vào hai kinh can và vị. Tác dụng thanh nhiệt giải độc, sát trùng, chữa băng đới, trùng tích, huyết lỵ, tiêu nhọt, hạch ở phổi, tiêu đờm, đầy chướng, đại tiểu tiện khó khăn, tả lỵ… Những người có chứng âm hư, nội nhiệt, thai sản, đau mắt, mũi, răng, cổ, lưỡi chớ dùng.
Hương Tâm
Nguồn: Người Đô Thị Online