Monday, December 26, 2022

TỎI, GIA VỊ QUÝ Ở MỌI CHÂU LỤC - KỲ 1: THUỐC HAY MỌI THỜI

Tỏi được tìm thấy trong các kim tự tháp của Ai Cập và đền thờ Hy Lạp. Những đoạn văn bản cổ về y học của Ai Cập, Hy Lạp, La Mã, Trung Quốc và Ấn Độ đều mô tả tác dụng chữa bệnh của tỏi.


Rất khó tìm ra cây tỏi xuất phát từ quốc gia nào. De Candolle trong cuốn Nguồn gốc cây trồng đã cho rằng, cây tỏi xuất phát từ phía tây nam của Siberia, sau đó lan sang nam Âu và được trồng ở các nước Latinh giáp với Địa Trung Hải.

Theo tác giả cuốn Trở về Eden, tỏi từ xa xưa của loài người đã được dùng làm thức ăn. Có lẽ nó bắt nguồn từ châu Á nhưng giờ đây được trồng ở nhiều nước, mọc hoang ở Ý và Nam Âu.

Từ thời của các Pharaon, khi Hy Lạp đang ở đỉnh cao của quyền lực, tỏi được đưa vào khẩu phần ăn hàng ngày của các nô lệ và người lao động tham gia vào xây dựng kim tự tháp để phòng bệnh và tăng sức chịu đựng của họ.

Trong thế kỷ thứ năm, nhà sử học Hy Lạp Herodotus viết rằng ở kim tự tháp Ai Cập có những chữ khắc mô tả số lượng tỏi, hành tây và củ cải được tiêu thụ bởi các công nhân và những người nô lệ xây dựng các kim tự tháp vĩ đại của vua Khufu (Cheop).

Văn bản y tế chính thống Codex Ebers của Ai Cập cổ đại mô tả tỏi dành cho chữa trị tăng trưởng bất thường, bệnh tuần hoàn, bất ổn, nhiễm ký sinh trùng. Tép tỏi được bảo quản tốt tìm thấy trong mộ của vua Tutankhamen trị vì từ năm 1.334 đến 1.325 trước công nguyên.

Theo Kinh thánh, các nô lệ Do Thái khi đưa qua Ai Cập được cho ăn tỏi để duy trì và tăng cường sức mạnh và năng suất.

Thời Hy Lạp cổ đại, binh lính được cho ăn tỏi để tăng lòng dũng cảm và tỏi là một phần trong chế độ ăn uống hàng ngày của quân đội. Trong Thế vận hội Olympic đầu tiên, tỏi được các vận động viên sử dụng trước khi tham gia để nâng cao hiệu suất.

Hippocrates, cha đẻ của ngành y đã dùng tỏi trong việc chữa bệnh của mình.

Thời La Mã cổ đại, các bác sĩ trưởng của đội quân của Nero khuyên dùng tỏi để "làm sạch động mạch", tức là sử dụng tỏi để cải thiện tình trạng tim.

Trong một cuốn sách tham khảo về y học, Historica Naturalis, 23 công dụng của tỏi đã được liệt kê, trong đó có nêu công dụng chống lại chất độc và nhiễm trùng, đường hô hấp và nhiễm ký sinh trùng.

Rất khó tìm ra cây tỏi xuất phát từ quốc gia nào. De Candolle trong cuốn Nguồn gốc cây trồng đã cho rằng, cây tỏi xuất phát từ phía tây nam của Siberia, sau đó lan sang nam Âu và được trồng ở các nước Latinh giáp với Địa Trung Hải.

Theo tác giả cuốn Trở về Eden, tỏi từ xa xưa của loài người đã được dùng làm thức ăn. Có lẽ nó bắt nguồn từ châu Á nhưng giờ đây được trồng ở nhiều nước, mọc hoang ở Ý và Nam Âu.

Từ thời của các Pharaon, khi Hy Lạp đang ở đỉnh cao của quyền lực, tỏi được đưa vào khẩu phần ăn hàng ngày của các nô lệ và người lao động tham gia vào xây dựng kim tự tháp để phòng bệnh và tăng sức chịu đựng của họ.

Trong thế kỷ thứ năm, nhà sử học Hy Lạp Herodotus viết rằng ở kim tự tháp Ai Cập có những chữ khắc mô tả số lượng tỏi, hành tây và củ cải được tiêu thụ bởi các công nhân và những người nô lệ xây dựng các kim tự tháp vĩ đại của vua Khufu (Cheop).


Văn bản y tế chính thống Codex Ebers của Ai Cập cổ đại mô tả tỏi dành cho chữa trị tăng trưởng bất thường, bệnh tuần hoàn, bất ổn, nhiễm ký sinh trùng. Tép tỏi được bảo quản tốt tìm thấy trong mộ của vua Tutankhamen trị vì từ năm 1.334 đến 1.325 trước công nguyên.

Theo Kinh thánh, các nô lệ Do Thái khi đưa qua Ai Cập được cho ăn tỏi để duy trì và tăng cường sức mạnh và năng suất.

Thời Hy Lạp cổ đại, binh lính được cho ăn tỏi để tăng lòng dũng cảm và tỏi là một phần trong chế độ ăn uống hàng ngày của quân đội. Trong Thế vận hội Olympic đầu tiên, tỏi được các vận động viên sử dụng trước khi tham gia để nâng cao hiệu suất.

Hippocrates, cha đẻ của ngành y đã dùng tỏi trong việc chữa bệnh của mình.

Thời La Mã cổ đại, các bác sĩ trưởng của đội quân của Nero khuyên dùng tỏi để "làm sạch động mạch", tức là sử dụng tỏi để cải thiện tình trạng tim.

Trong một cuốn sách tham khảo về y học, Historica Naturalis, 23 công dụng của tỏi đã được liệt kê, trong đó có nêu công dụng chống lại chất độc và nhiễm trùng, đường hô hấp và nhiễm ký sinh trùng.

Tại Trung Quốc và Nhật Bản xa xưa, tỏi đã được dùng như một chất bảo quản thực phẩm. Tỏi hỗ trợ hô hấp, tiêu hóa, tiêu chảy và nhiễm giun, chống trầm cảm và tăng cường khả năng tình dục của nam giới.

Tại Ấn Độ, tỏi gắn liền với quá trình chữa bệnh từ khi người ta bắt đầu có tài liệu ghi chép.

Trong văn bản y tế có tên Charaka-Samhita, tỏi được sử dụng để điều trị bệnh tim và viêm khớp. Trong một văn bản y tế cổ, tỏi dùng chữa mệt mỏi, ký sinh trùng, bệnh tiêu hóa và bệnh phong.

Thời Trung cổ, bản thảo Hortulus, một văn bản tham khảo y tế hàng đầu thời đó đã nêu tỏi làm giảm bớt táo bón khi được tiêu thụ với các đồ uống.

Người lao động ở ngoài trời được khuyên nên uống tỏi để ngăn ngừa đột quỵ do lao động nặng. Tỏi được sử dụng khi có đại dịch lớn.

Thời Phục hưng, bác sĩ hàng đầu của thế kỷ 16, tiến sĩ Pietro Mattioli của Siena sử dụng tỏi cho các bệnh rối loạn tiêu hóa, sỏi thận và xuất huyết sau khi sanh. Người Anh chứa tỏi trong tủ thuốc của họ, và nó được sử dụng cho đau răng, táo bón, cổ chướng và bệnh dịch hạch.

Người Mỹ bản địa sử dụng tỏi với trà để điều trị các bệnh cúm. Ngoài ra tỏi còn được dùng để làm lợi tiểu, long đờm, tẩy giun và chữa các bệnh về phổi.

Hương Tâm
Nguồn: Người Đô Thị Online

No comments: