Vì sao người ta phải làm như vậy? Dưới đây là một số lý do
1. Lần đầu tiên phong tục xuất hiện trong lịch sử
Theo nhiều thông tin ghi lại thì thói quen này bắt nguồn từ câu chuyện của vua Ngô Vương Phù Sai ở Trung Quốc, vào hơn 2000 năm trước. Ngô Vương Phù Sai sau khi dẫn đại quân thâu tóm nước Việt đã bắt sống Việt Vương Câu Tiễn về làm nô lệ. Tuy nhiên, Câu Tiễn không hề sa sút ý chí mà ngày đêm nếm mật nằm gai, khom lưng quỳ gối cung phụng, nhưng trong lòng lại âm thầm tính kế báo thù.
Phù Sai sau đó cho rằng Câu Tiễn đã có tâm hối cải, liền để ông quay trở lại nước Việt. Đại thần Ngũ Tử Tư sau khi nghe được tin này đã ra sức khuyên can vua Ngô Vương, nhưng Ngô Vương không những không nghe lời khuyên mà ném một thanh kiếm xuống, muốn Ngũ Tử Tư kết liễu cuộc đời để tạ tội.
Sau khi Ngũ Tử Tư qua đời, quả nhiên chỉ sau 10 năm Việt Vương Câu Tiễn đã xây dựng được lực lượng quân rất lớn mạnh tiến vào tiêu diệt nước Ngô, rồi cũng ban cho Ngô Vương Phù Sai một thanh kiếm.
Cầm thanh kiếm trên tay, Ngô Vương vạn lần ân hận chính mình lúc trước không chịu nghe lời khuyên của Ngũ Tử Tư. Trước khi chết, Phù Sai nói với thủ hạ của mình: “Sau khi ta chết, hãy dùng vải trắng phủ lên mặt của ta, ta thực sự không còn mặt mũi nào nhìn Ngũ Tử Tư nữa”.
Đây chính là ghi chép sớm nhất về phong tục phủ vải trắng lên mặt người chết. Về sau, phong tục này dần dần được lưu truyền.
2. Kiểm tra xem người đó còn sống hay không
Mọi người đều biết rằng sau khi một người chết, xác chết phải được để trong nhà vài ngày, phủ giấy lên mặt người đã khuất là một phương pháp để kiểm tra xem họ còn sống hay không, giấy hoặc khăn rất mỏng, nếu người chưa mất sẽ xuất hiện hơi thở. Theo thời gian, giấy sẽ bị thổi bay.
3. Tránh để người viếng thăm hoảng sợ
Phong tục này không hoàn toàn là mê tín vì nó có một số cơ sở khoa học. Cơ bắp của con người bị co rút, đặc biệt là sau khi qua đời đột ngột, một số cơ vẫn có thể co lại. Điều này dẫn đến một số thay đổi trên thi thể của người đã khuất.
Thay đổi cơ bản nhất là khuôn mặt bị biến dạng, trở nên bất bình thường hơn khi còn sống. Để những người đến viếng không sợ hãi, người nhà phải trùm khăn trắng cho tử thi.
Thực tế là con người vẫn có thể cử động nhẹ sau khi chết ví dụ như rung mặt và thậm chí nấc cụt. Che phủ bằng vải trắng có thể giúp mọi người không sợ hãi và hoảng sợ.
4. Ngăn chặn phát tán vi khuẩn
Cơ thể con người dễ sinh vi khuẩn sau khi qua đời, đặc biệt là vào mùa hè. Trong nhà xác, vi trùng rất dễ lây lan từ miệng và mũi của người quá cố, do đó, một tấm vải trắng có thể ngăn chặn sự lây lan của ‘khí độc’, duy trì một môi trường vệ sinh và sạch sẽ.
Theo những người già ở quê, hơi thở cuối cùng của người trước khi qua đời đầy chất độc, nếu người sống không may nhiễm phải mặt sẽ nhanh chóng bị sưng tấy, thực ra đây cũng là do nhiễm vi trùng.
Có thể nói việc phủ một tấm vải lên mặt người quá cố thể hiện sự khôn ngoan của người xưa. Nhiều hành vi mà chúng ta cho là mê tín thực ra đều có cơ sở khoa học đằng sau đó. Chỉ là do thời xưa chưa có khoa học phát triển nên chỉ thực hành từng bước một rồi đúc kết kinh nghiệm truyền lại cho thế hệ mai sau.
Thiên Hà biên tập
Nguồn: sohu