Tây An, Bắc Kinh, Nam Kinh và Lạc Dương là 4 địa linh cố đô Trung Quốc. 4 địa linh này có những lợi thế phong thuỷ gì mà được các bậc đế vương chọn làm nơi tọa lạc?
Lăng Tần Thuỷ Hoàng, Cố Cung, hang Long Môn… là những di sản nổi tiếng thế giới của Trung Quốc. Trong hàng triệu lượt du khách từng đến, liệu có ai từng thắc mắc tại sao các đế vương Trung Hoa xưa kia lại lựa chọn tọa lạc nơi này?
Các triều đại Trung Hoa đều đặc biệt xem trọng phong thuỷ. Vậy chúng ta cùng khám phá những long mạch phong thuỷ của các cố đô lớn này nhé!
Các công trình tiêu biểu của 4 đô thị Tây An, Bắc Kinh, Nam Kinh, Lạc Dương (kknews)
Lạc Dương
Lạc Dương là kinh đô của 9 triều đại Trung Hoa, đây được xem là cái nôi của văn minh người Hán. Nơi này có núi đồi ôm bốn phía; những dãy núi “xương sống” của Trung Nguyên như Hùng Nhĩ, Tần Lĩnh, Phục Ngưu, Ngoại Phương, Thiều Sơn nối tiếp nhau tạo thành bức màn quanh đô thị. Sông Lạc Thuỷ chảy lượn uốn quanh, đi giữa những dãy núi cao tạo cho Lạc Dương thế “dễ thủ khó công”.
Ở trung tâm thành phố Lạc Dương có khu di tích Minh Đường – Thiên Đường.
Thế phong thuỷ độc đáo của Lạc Dương đã được cổ nhân Trung Hoa tổng kết như sau: “Thành Lạc Dương, Bắc dựa Mang Sơn, Nam trông Y Khuyết, Lạc Thuỷ chảy quanh, Đông tựa Hổ Lao, Tây trông Hàm Cốc; là nơi núi sông triều bái, hình thế đứng đầu thiên hạ”.
Nam Kinh
Nam Kinh, thời cổ có tên Kim Lăng, là cố đô của 6 triều đại của Trung Hoa. Nam Kinh có Trường Giang cùng hai hồ Huyền Vũ và Mạc Sầu ở phía Bắc, xung quanh có núi non trùng điệp hùng vĩ.
Phía Tây Nam Kinh là thành Thạch Đầu có thế đất “hổ ngồi”, ở phía Đông Bắc lại có Chung Sơn với thế “rồng cuộn”.
Hai vị trí phong thuỷ này khiến Nam Kinh được mệnh danh là nơi “Rồng cuộn hổ ngồi”. Các dãy núi Chung Sơn, Thạch Đầu, Thanh Long, Phương Sơn… ở xung quanh bốn phía tạo cho Nam Kinh một địa thế mà phong thuỷ học gọi là “Tứ Tượng: Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ”.
Bức tường thành nhà Minh – Bức tường thành lớn nhất thế giới.
Trường Giang là con sông lớn nhất Trung Quốc nên vị trí hạ du Trường Giang khiến Nam Kinh có thêm ưu thế “nắm lấy Trường Giang mà thành nơi đô hội của thiên hạ”.
Bắc Kinh
Bắc Kinh có lịch sử kinh đô tvới chiều dài lịch sử khoảng 3.000 năm. Ở phía Tây, dãy núi Thái Hành chạy hướng Nam – Bắc. Ở phía Bắc, Yên Sơn trùng điệp là bình phong che chắn Bắc Kinh. Hai dãy núi hội tụ lại tạo thành thế “hai rồng chầu Kinh Sư”, đồng thời trở thành hai tay tựa của địa thế “ngai vàng”.
Tử Cấm Thành nằm bên trong tường thành hình chữ nhật với hào sâu bao quanh và tháp canh ở 4 góc.
Sông Vĩnh Định bắt nguồn trên núi cao, xuống đến đồng bằng mở rộng dòng chảy. Hình thế núi sông tạo cho Bắc Kinh thế “tựa núi trông sông”, tụ linh khí vào một điểm, thành bố cục phong thuỷ hoàn hảo.
Tây An
Tây An là tên hiện đại của Trường An, là cố đô 13 triều đại. Vị trí Tây An ở trung tâm bình nguyên Quan Trung, mà Quan Trung bốn phía đều là núi, hệ thống sông ở giữa tạo thành hào nước thiên nhiên. Phía Nam có các núi Chung Nam, Thủ Dương, Thái Bạch và dãy Tần Lĩnh đồ sộ.
Phía Tây có các núi Lục Bàn, Lũng Sơn, Kỳ Sơn che chắn. Phía Bắc có cao nguyên Thiểm Bắc án ngữ. Phía Đông có Ly Sơn và Hoa Sơn tạo thành bức bình phong tự nhiên.
Thành lũy bao quanh thành cổ Tây An xưa.
Ở vòng ngoài, Hoàng Hà tạo thành một hào nước tự nhiên bao bọc phía Tây Bắc, Đông Bắc, Chính Bắc của Quan Trung.
Ở trung tâm của bình nguyên, các sông Vị, Kinh, Lạc, Bá, Phong, Sản, Hào, Linh Chiếu chảy xuôi hướng Tây – Đông tạo thành địa thế “bát thuỷ nhiễu Trường An”. Các thư tịch Trung Hoa tổng kết rằng: “Đất Trường An, ấy là xương sống của thiên hạ, đầu rồng của Trung Nguyên”.
Cái mùi hương đánh động khứu giác, gợi ngay liên tưởng tới một tô canh tập tàng nấu với hoa bông dề bốc khói.
Cuối thu, khi miền Trung đón những cơn mưa bất chợt kèm giông gió cũng chính là mùa bông dề - loài hoa lạ lẫm có một không hai đất Phú Yên. Tiếng là hoa, nhưng không phải để chơi mà là để… ăn rất ngon. Ngon tới mức trở thành “đặc sản”.
Loài hoa ấy cũng được gọi là “khoai”, bởi gốc có củ, ăn được, mát lành. Có điều củ không đặc biệt đáng nói, thứ làm nên “thương hiệu” của cây bông dề chính là hoa và hương hoa.
Sau những ngày hè dài nắng oi, đất vườn khô tới mức rắn câng, nứt nẻ. Nhưng chỉ một cơn mưa rào cuối thu đổ xuống, hôm sau ra vườn đã thấy những ngòi bông dề hình mũi tên long lanh tím biếc trồi lên, vài ba ngày đã bung cánh, khoe lấp ló bên trong những cánh “hoa thật” màu vàng.
Dạo vườn, nếu ai đó vô ý đưa chân giẫm phải hoa, lập tức hương bông dề dậy lên, thơm sực. Cái mùi hương đánh động khứu giác, gợi ngay liên tưởng tới một tô canh tập tàng nấu với hoa bông dề bốc khói. Không chỉ nấu canh, vào chính vụ, hoa bông dề vườn nhà nhiều, mẹ đem luộc cả rổ. Luộc chín vớt ra gắp chấm mắm dằm cá rô đồng ăn cơm cũng rất tuyệt. “Sang” hơn nữa thì đem thái nhỏ rưới đúc bánh xèo cùng với thịt, tôm…
Hái hoa bông dề vừa cữ nhất khi ngòi hoa tím chính vừa tách mào, lấp ló cánh vàng bên trong. Hái sớm, ăn ngon nhưng hoa chưa đủ độ trưởng thành, phí phạm. Hái muộn thì hoa bị già, xơ, giảm cả hương lẫn vị.
Vườn nhà tôi rộng, đất thịt, lại nhiều bóng mát nên rất “thiên thời địa lợi” để trồng cây bông dề. Bông dề trừ trường hợp tới mùa khô đào lấy củ mới phải trồng lại; còn nếu để thu hoa thì chỉ cần trồng một lần, cứ đến hẹn mỗi đầu mùa mưa cây lại tự động trồi lên.
Tuy không ngon như hoa nhưng lá bông dề non cũng là một món rau dùng luộc hoặc nấu canh. Mùa hoa bông dề khá ngắn ngủi nên ăn hết bông rồi người ta sẽ “vớt vát” bằng cách xách rổ ra vườn tìm… lá. Những chiếc lá non xanh nhạt còn cuốn loa kèn vừa đâm lên giữa đọt, đem nấu canh hay luộc tuy không ngon ngọt như hoa, nhưng dù sao vẫn có hương bông dề…
Ngày nhỏ, thú thật, tôi không thích hương bông dề, do nhà trồng nhiều bông dề, ăn quá nhiều đâm ngán. Vậy nhưng, đó là chuyện xa lắc. Lớn lên, khi bắt đầu thấm thía, “nghiện” hương vị bông dề thì cũng là lúc bông dề ngày càng ít đi.
Giờ ở quê không ai trồng bông dề, chỉ có những gốc cây sót lại từ ngày xưa vẫn âm thầm sống, nhẫn nại cho hoa cho lá mỗi đầu mùa mưa. Vườn nhà tôi cũng còn một hai lùm như thế, là “di tích” của vườn bông dề mẹ trồng.
Lý thuyết Trò chơi - Game Theory là gì? Với tính ứng dụng cao, đây không còn là khái niệm quá xa lạ trong nền kinh tế. Đặc biệt đối với những nhà lãnh đạo, việc quản lý một doanh nghiệp đòi hỏi có những chiến lược vận hành thông minh và kiến thức sâu rộng. Vì thế việc cập nhật các thông tin mới luôn là điều cần thiết. Trong bài viết này của Tanca, chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về thuật ngữ thú vị này nhé.
1. Lý thuyết trò chơi - Game theory là gì?
Lý thuyết trò chơi hay game theory là một cách tiếp khá mới mẻ, để phân tích việc đưa ra các quyết định hợp lý được thực hiện bởi những người tham gia vào các hệ thống (trò chơi, kịch bản, v.v.) mà các tham số đã được xác định sẵn. Nó nghiên cứu các tình huống chiến thuật trong đó người chơi chọn các hành động khác nhau để cố gắng tối đa hóa kết quả.
Thuyết này ban đầu được phát triển như một công cụ để nghiên cứu kinh tế học hành vi. Tuy nhiên ngày nay nó được sử dụng trong nhiều ngành khoa học, từ sinh học đến triết học, tâm lý học và logic. Đây được xem là mô hình thu nhỏ của hành vi con người trong các tình huống. Theo đó tồn tại các cấu trúc và các cơ chế khuyến khích có thể dẫn đến hành vi trung thực của người chơi theo cách có thể dự đoán được.
Lý thuyết trò chơi giúp nghiên cứu hành vi con người
Một mô hình game theory chủ yếu bao gồm 3 thành phần:
Người chơi: Là người ra quyết định. Chẳng hạn như các quản lý trong công ty, thành viên xã hội, các nút mạng blockchain, v.v.
Chiến lược: Một tập hợp các quyết định mà người chơi có thể đưa ra. Chiến lược là sự điều chỉnh hành vi mà người chơi thực hiện trong khi xem xét các chiến lược tiềm năng của người chơi khác. Như tăng hoặc giảm giá, tuân theo các giao thức trong mạng hoặc lách luật hoặc tệ hơn, vi phạm nó và gian lận ...
Kết quả: Kết quả khi thực hiện các chiến lược kết hợp với sự tương tác với những người chơi khác trong hệ thống. Với các biện pháp khuyến khích phù hợp, có thể khuyến khích các hành vi nhất định tái diễn với kết quả tương tự. Ví dụ: tiền phạt sẽ khuyến khích người lái xe tuân thủ luật giao thông và thưởng cho những người khai thác một lượng bitcoin nhất định, khuyến khích họ duy trì mạng và tuân thủ các giao thức thay vì phá vỡ chúng.
2. Các thuật ngữ trong lý thuyết trò chơi
Tìm hiểu khái niệm của những thuật ngữ trong game theory
Trò chơi: Bất kỳ tình huống nào mà kết quả phụ thuộc vào hành động của hai hoặc nhiều người ra quyết định (người chơi).
Người chơi - Game: Người đưa ra quyết định chiến lược trong trò chơi
Chiến lược - Strategy: Kế hoạch hành động hoàn chỉnh mà người chơi sẽ sử dụng dựa trên tình huống phát sinh trong trò chơi
Kết quả - Payoff: người chơi nhận được gì khi kết thúc trò chơi
Bộ thông tin - Information set: Thông tin có sẵn tại một thời điểm cụ thể trong trò chơi
Điểm cân bằng - Equilibrium: thời điểm trong trò chơi mà người chơi đưa ra quyết định và kết quả được hình thành.
3. Trò chơi Song đề tù nhân (Thế lưỡng nan của người tù)
Giả thuyết chi tiết về Prisoners’ dilemma
Song đề tù nhân hay còn gọi là Thế lưỡng nan của người tù (Prisoner’s Dilemma). Đây là một trò chơi có tổng 0 = 0 trong lý thuyết trò chơi. Chúng ta có thể tóm tắt song đề một cách ngắn gọn và dễ hiểu như sau:
Giả sử A và B bị bắt quả tang đang ăn trộm tại một cửa hàng tạp hóa. Trong lúc điều tra, cảnh sát đã phát hiện cả hai từng phạm phải nhiều tội nghiêm trọng trong quá khứ. Tất cả các chứng cứ thu thập được khiến phía cảnh sát cho rằng A và B từng liên quan đến 1 vụ cướp nhà băng. Trong quá trình điều tra, cảnh sát đã thẩm vấn từng đối tượng một và đưa ra cùng một số đề xuất với cả hai:
Đề xuất 1: Nếu cả hai bên im lặng và không tiết lộ đối phương, cả hai bên sẽ bị phạt tù 2 năm về tội trộm cắp.
Đề xuất 2: Nếu một trong hai người làm chứng cho người kia và người kia giữ im lặng, người làm chứng sẽ không bị trừng phạt và được trả tự do, trong khi người kia sẽ bị kết án 8 năm tù.
Đề xuất 3: Nếu cả hai đều nhận tội, mỗi người sẽ bị bỏ 4 bốn năm.
Trong trường hợp này, mỗi tù nhân đều có 2 lựa chọn: hợp tác với người kia và giữ im lặng, hoặc phản bội và vạch mặt người kia. Kết quả của mỗi sự lựa chọn phụ thuộc vào sự lựa chọn của người kia. Tuy nhiên, không ai biết lựa chọn của người kia. Dẫu cho có nói chuyện riêng được với nhau, thì cũng không chắc họ có thể tin nhau.
Giả sử trường hợp cả 2 tù nhân đều ích kỷ và muốn giảm thiểu thời gian ở trong tù. Nếu người này cho rằng người kia sẽ không khai ra, lựa chọn tốt nhất của hắn ta là đổ tội. Theo đó hắn ta sẽ được trả tự do, người còn lại sẽ phải ngồi tù 8 năm. Ngược lại, nếu hắn ta tin rằng đối phương sẽ tiết lộ mình, phương án tốt nhất mà hắn ta có thể làm lúc này là đổ tội và khai ra đối phương. Vì nếu phản bội, hắn ta sẽ chỉ bị ngồi tù 4 năm thay vì 8 năm cho việc giữ im lặng. Mặc dù, nếu 2 bên hợp tác và giữ im lặng, cả 2 sẽ được ra tù trong vòng hai năm.
Tuy nhiên, đây không phải là lựa chọn tốt nhất trong môi trường thiếu sự tin cậy lẫn nhau., Vì cả 2 đều không biết gì về đối phương. Do đó, trong trường hợp này, phương án ổn nhất và tối ưu nhất cho cả hai bên là đổ tội và khai ra nhau cho nhau. Sau đó, bất kể lựa chọn của bên kia là gì, bên còn lại chỉ cần chấp nhận một bản án ngắn hơn. Mặc dù kết quả nãy sẽ khiến A và B bị ngồi tù lâu hơn là cùng giữ im lặng.
Xem xét thì kết quả tốt nhất là cả hai cùng hợp tác, thì thời gian ngồi tù chung của họ chỉ là 2 năm. Bất kỳ lựa chọn nào khác đều sẽ dẫn đến thời gian ngồi tù lâu hơn cho cả hai người. Tuy nhiên, cả hai đều bị kết án lâu hơn do mỗi người đều theo đuổi lợi ích ích của riêng mình. Mọi người đều muốn giành ưu thế cho mình bất kể tình trạng của đối phương như thế nào. Vì vậy kết quả của trò chơi này không hề tối ưu cho cả 2. Mọi người đều có động cơ phản bội. Đó là lý do tại sao trò chơi này có tên là song đề.
Tuy nhiên, ở đây chúng ta có thể nhận thấy một vấn đề.
Điều gì sẽ xảy ra nếu giải pháp tốt nhất cho cả hai bên tác động tiêu cực đến xã hội?
Giả sử A và B trong trường hợp này có ý định tấn công hệ thống tiền điện tử. Trong kịch bản giả thuyết này, chiến lược tối ưu nhất có thể xảy ra là A và B đều cùng gian lận để thực hiện vụ tấn công. Mặc dù điều này tốt cho cả hai, nhưng nó không phải là điều tốt cho xã hội. Đó là bởi vì trò chơi họ chơi luôn là trò chơi thắng, và không có hình phạt cho việc thua cuộc.
Vì vậy, để hạn chế hành vi gian lận, đã đến lúc lên ý tưởng trừng phạt.Trong ví dụ trên, giả sử chúng ta nghĩ ra một chiến lược phạt như sau: Đối với mỗi -0,5 đơn vị lợi ích công bị thiệt hại, những kẻ gian lận sẽ bị trừng phạt bằng -6 đơn vị lợi ích.
Nói cách khác, mọi hành vi bị cho là có hại cho xã hội đều bị nghiêm trị. Khi có kẻ gây thiệt hại cho xã hội bằng -0,5 đơn vị lợi ích (tiền bạc, thời gian…) thì sẽ bị xử phạt bội số (-6 đơn vị lợi ích) của thiệt hại gây ra.
Cuối cùng rút ra kết luận rằng: Có nhiều biến thể của song đề tù nhân, nhưng những ví dụ đơn giản này minh chứng cho ý tưởng dùng các mô hình mô phỏng để nghiên cứu hành vi của con người. Các kết quả có thể xảy ra dựa trên các quyết định mang tính hợp lý của con người.
4. Ứng dụng lý thuyết trò chơi trong kinh doanh
Vận dụng game theory vào lĩnh vực kinh doanh
Trong kinh doanh, lý thuyết trò chơi giúp mô hình hóa hành vi cạnh tranh của các tác nhân kinh tế. Các công ty, doanh nghiệp thường đưa ra các lựa chọn chiến lược ảnh hưởng đến khả năng thực hiện các lợi ích kinh tế của họ.
Ví dụ, doanh nghiệp có thể gặp phải tình huống khó xử về việc nên ngừng sản xuất sản phẩm hiện có hay phát triển sản phẩm mới, giá thấp hơn đối thủ cạnh tranh, hay sử dụng các chiến lược marketing mới và thông minh hơn.
Điển hình nhất của việc ứng dụng lý thuyết trò chơi vào kinh doanh có thể kể đến các tiến trình đấu giá, mặc cả,... Đây được xem là cuộc đấu tâm lý giữa người bán và người mua. Bên cạnh đó nó còn được áp dụng trong các tiến trình sau:
Chiến lược đặt hàng hóa
Trong trường hợp các doanh nghiệp cần nhập sản phẩm trong 1 thời điểm cụ thể để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Chẳng hạn như vào các dịp lễ, tết. Lúc này họ sẽ ứng dụng lý thuyết trò chơi để cân bằng tình hình, tránh nhập quá ít hàng làm ảnh hưởng đến lợi nhuận, hay nhập quá nhiều có thể gây tồn kho.
Theo đó họ sẽ mô phỏng số lượng hàng hóa, lợi nhuận có thể đạt được, khấu hao các chi phí như nhập hàng, nhân lực, kho bãi…Thông qua đó áp dụng thuyết trò chơi để ước tính con số đặt hàng phù hợp nhất.
Ước tính doanh thu của doanh nghiệp
Các doanh nghiệp cần phải ước tính doanh thu nhằm đưa ra phương hướng hoạt động và phát triển thích hợp nhất. Do đó, thuyết trò chơi sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tìm ra con số có thể đạt được từ doanh thu một cách gần đúng nhất.
Tối ưu lợi nhuận
Đối với những doanh nghiệp sản xuất nhiều loại hình sản phẩm hoặc những sản phẩm này có giá trị rất cao, Vì vậy họ luôn cần phải mô phỏng các mức chi phí nhằm xác định được nên đầu tư sản phẩm A thế nào, sản phẩm B ra sao.
Thuyết trò chơi sẽ mang đến cho họ hướng phát triển giúp tối ưu lợi nhuận thu được bằng cách chỉ ra những con số gần đúng.
Trước năm 1975, trong vai trò một nhạc sĩ, Nguyễn Đình Toàn sáng tác không nhiều, sự nghiệp của ông nổi bật hơn trong lĩnh vực sáng tác văn học, tiểu thuyết, thơ ca,… Năm 1965, ông viết lời cho ca khúc Tình Khúc Thứ Nhất (và sau đó là Em Đến Thăm Anh Đêm 30) của nhạc sĩ Vũ Thành An, góp phần đưa tên tuổi nhạc sĩ của những bài không tên lần đầu được công chúng biết đến.
Nguyễn Đình Toàn (06/09/1936 - 28/11/2023)
Phải đến sau năm 1975, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn mới bắt đầu tập trung sáng tác ca khúc, trong đó tiêu biểu nhất là những bài như Căn Nhà Xưa, Sài Gòn Niềm Nhớ Không Tên, Mưa Trên Cây Hoàng Lan, Hiên Cúc Vàng, Mai Tôi Đi,…
Trong những nhạc phẩm nổi tiếng của nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn, có một nhạc phẩm vô cùng giản dị và xúc động là Căn Nhà Xưa, được nhạc sĩ viết tặng cho người vợ duy nhất trong đời là bà Thu Hồng. Ông quen biết bà từ khi viết cuốn tiểu thuyết đầu tay mang tên Chị Em Hải (1961). Trong mắt nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn và những người thân cận với gia đình ông, bà Thu Hồng chính là một bà “vợ Tú Xương” nhất mực tần tảo, vun vén chăm lo cho gia đình, chồng con.
Bà nhỏ hơn ông 6 tuổi, mang đôi mắt biết cười và khuôn mặt rạng rỡ. Cả đời bà đã sát cánh bên chồng trong những quãng thời gian khốn khó nhất của cuộc đời: khi ông bị bệnh lao phổi nặng phải chữa trị tốn kém, khi ông tù tội hết lần này đến lần khác trong suốt gần 10 năm trời cố gắng vượt biên,… Về sau này, bà bị bệnh mất trí nhớ lúc nhớ lúc quên, ông đi đâu cũng đưa bà theo cùng, không bao giờ để bà ở nhà một mình.
Nhạc phẩm Căn Nhà Xưa ra mắt công chúng lần đầu tiên vào năm 1991 trong băng Ai Trở Về Xứ Việt của Khánh Ly. Tròn 10 năm sau đó, bài hát một lần nữa làm được công chúng đón nhận qua giọng ca trầm ấm, da diết của nam danh ca Tuấn Ngọc. Ngay từ những câu hát đầu tiên, nhạc sĩ đã kéo người nghe về vùng ký ức xa xăm êm đềm nơi căn nhà xưa:
Em có nhớ căn nhà xưa bên khu vườn cải Nơi những sớm mai nằm nghe Nắng giòn trên mái
Những lời hát giản dị, thủ thỉ mà thấm sâu lòng người. Căn nhà xưa của Nguyễn Đình Toàn cũng chính là căn nhà xưa, căn nhà mộng mơ, căn nhà ký ức của biết bao thế hệ người Việt, đặc biệt là những người Việt xa xứ, những người Việt nơi phố thị nhưng luôn đau đáu về một căn nhà ngoại ô hiền hoà, bình yên bên khu vườn cải. Nơi có những sớm mai thư thả nằm nghe “nắng giòn trên mái”.
Trong một lần được hỏi về hình ảnh “nắng giòn” rất độc đáo này, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn đã trả lời rằng: “Ở Viêt Nam, có những mái nhà bằng tôn, khi chịu sức nóng quá sức nó dãn nở và phát ra tiếng kêu “bụp, bụp” nghe như tiếng đạn nổ giòn vậy. Nên “nằm nghe… nắng giòn trên mái” là thế”. Thế mới thấy, sự nhạy cảm và tinh tế trong những giác quan của người nghệ sĩ đặc biệt quan trọng thế nào. Và có lẽ chỉ những ai đã từng sống trong những căn nhà mái tôn như thế, mới có thể cảm nhận rõ được sự thích thú khi nghe những tiếng “nổ giòn” nho nhỏ thi thoảng phát ra trong những ngày nắng hay tiếng lào xào, lụp bụp chộn rộn trên mái nhà mỗi lúc trời mưa.
Ở đó có những lũ sên bò quanh những vết nứt rêu tường xanh
Ở đó có lá cuốn dây ngoài song có giếng nước soi trời trong có gió mát đêm bình yên có những tiếng chuông gần lắm
pha hòa tiếng cầu kinh ngân nga vang qua sân giáo đưòng từng ngày nghe đã quen
Người ta có thể đem những cảnh trí, những ngôi nhà ở vùng đất này đến tạo dựng ở một vùng đất khác, nhưng không ai có thể đem hết những kỷ niệm, những dấu vết của không gian, thời gian, những dấu ấn của nơi này đem đến nơi khác. Người ta chỉ có thể hồi nhớ bằng những khung hình, những thước phim, bằng thơ ca, bằng âm nhạc và bằng cả tâm hồn mình. Nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn cũng không ngoại lệ. Bằng thứ âm nhạc dung dị, dịu dàng, ông kéo người nghe về vùng ký ức xa xăm với những hình ảnh rõ ràng, chi tiết và chân thực nhất mực: những lũ sên bò quanh, những vết nứt rêu tường xanh, lá cuốn dây ngoài song, giếng nước soi trời trong, gió mát đêm bình yên, những tiếng chuông gần lắm pha hoà tiếng cầu kinh,… Tất cả những chi tiết dù là nhỏ nhất về “căn nhà xưa” dường như chưa bao giờ rời xa ký ức của nhạc sĩ, và tưởng chừng như chỉ cần một đánh động khe khẽ là lại hiện về nguyên vẹn và chân thực.
Ở đó có những tháng năm buồn tênh khốn khó quyết nuôi tình duyên đã trốn thoát qua nhiều phen
Ở đó ngó thấy nghĩa trang kề bên có tiếng khóc hơi đèn nhang có những sớm em tìm đến với những đóa hồng khép nép giữa vòng tay ôm
Căn nhà xưa của nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn nằm ở khu vực đường Trương Minh Giảng (nay là Lê Văn Sĩ), gần nhà thờ Tân Sa Châu, khi ấy vẫn còn là một nơi hoang vu nằm ở giữa khu vực xung quanh là các nghĩa trang họ đạo, nên hình ảnh ngó thấy “nghĩa trang kề bên” và nghe những tiếng khóc hơi đèn nhang hoàn toàn là cảnh tả thực (khu vực Chợ Phạm Văn Hai ngày nay từng là một nghĩa trang lớn).
Cô con gái Nguyễn Đình Phượng Uyên từng tâm sự: “Bài Căn Nhà Xưa bố tôi từng viết tặng mẹ đúng vào ngày sinh nhật mẹ tôi. Lời của bài hát đó đều nói về thuở ban đầu hai ông bà gặp nhau. Nhưng mẹ tôi không nhớ gì cả vì bà bị bệnh mất trí nhớ (Alzheimer) nên tôi cảm thấy đau lòng” .
Từ lời chia sẻ đó, có thể thấy rằng chính ở đoạn hát này, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn muốn nhắc lại với vợ của mình về khoảng thời gian khốn khó mà hai người đã cùng nhau vượt qua. Có lẽ đó là thời gian nhạc sĩ mắc bệnh lao phổi vào lúc chỉ mới hơn 20 tuổi, vừa cưới vợ chưa lâu. Thời đó, y khoa còn chưa phát triển, thuốc chữa bệnh lao đắt đỏ và rất hiếm, nhạc sĩ lại mắc chứng lao phổi rất nặng và thường xuyên ho ra máu. Trong sự ám ảnh về sinh tử mong manh, ông cho ra đời tập thơ Mật Đắng đầy tuyệt vọng.
Sau này, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn kể rằng năm 1985 sau khi ở tù ra, tới dịp sinh nhật vợ nhưng trong tay không còn gì, ông sáng tác Căn Nhà Xưa như là một món quà sinh nhật.
Vợ chồng nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Tất cả những điều đó có lẽ đã đủ để lý giải cho những hình ảnh, ca từ rất lạ trong đoạn hát này. Ví dụ như câu hát: “khốn khó quyết nuôi tình duyên, đã trốn thoát qua nhiều phen” có lẽ chính là để nói đến hoàn cảnh khi đó dù thê lương, cùng cực, người vợ vẫn quyết sát cánh bên chồng, cùng chồng “trốn thoát qua nhiều phen”. Và sự “trốn thoát” ở đây chắc hẳn là trốn thoát lưỡi hái của tử thần. Cuộc sống khó khăn trong ngày tháng điêu linh đã làm cho nhạc sĩ không tránh khỏi sự bi quan, tuyệt vọng, thì lúc đó luôn người vợ luôn kề cận chăm sóc, vỗ về, vực dây tinh thần cho chồng: “có những sớm em tìm đến, với những đoá hồng khép nép giữa vòng tay ôm”.
Ca khúc khép lại bằng những hình ảnh so sánh vô cùng độc đáo và mới lạ:
Nghe sau lưng em có chiếc lá mừng đã đổi màu xanh lấy hương nồng
Hình ảnh chiếc lá đem màu xanh đổi lấy hương nồng khiến người ta dễ hình dung đến công việc sản xuất trà. Để những lá trà xanh biến thành thứ trà đen thơm ngon say mê lòng người thì những lá trà xanh ấy phải trải qua quá trình phơi sao vò sấy vô cùng kỳ công. Và người vợ Thu Hồng của nhạc sĩ cũng giống như những chiếc lá trà xanh kia đã đem tuổi trẻ, nhan sắc của mình hy sinh cho chồng, cho con, đã trải qua bao khó khăn, khốn khó, bao thử thách để trở thành thứ trà đen nồng hương thơm ngát.
Nguyễn Đình Toàn (06/09/1936 - 28/11/2023)
Ngày 21/2/2021, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn gặp một sự đau buồn lớn lao trong đời, đó là người vợ hiền Thu Hồng từ trần. Nỗi buồn đeo đẳng theo ông cho tới gần 3 năm sau đó, khi nhạc sĩ cũng qua đời trong một buổi sáng mùa đông năm 2023.
Phải chăng các họa sĩ cung đình đã bất chấp những quy tắc cơ bản trong hội họa để làm hài lòng đấng quân vương?
Toàn cảnh bức tranh “Càn Long Hoàng đế cung trung hành lạc đồ” (Ảnh: Bảo tàng Cố Cung. Nguồn ảnh: kenh14
“Càn Long Hoàng đế cung trung hành lạc đồ” (乾隆皇帝宫中行乐图tạm dịch: Hoàng đế Càn Long hưởng lạc trong cung) là bức tranh lụa có chiều rộng 168cm, dài 320cm hiện đang được trưng bày trong Bảo tàng Cố Cung, Bắc Kinh.
Tranh được vẽ năm 1763, khi Càn Long bước sang tuổi 53, họa cảnh hoàng đế ngồi trong đình viện ngắm dàn phi tần yểu điệu thả dáng qua cầu. Trong tranh, Càn Long tuy là vị vua Mãn Thanh nhưng lại mặc Hán phục với phong thái ung dung như một tao nhân mặc khách thời nhà Hán.
Điều thú vị là bức tranh cổ này không chỉ được thể hiện bởi 1 mà cùng lúc được vẽ bởi 2 vị họa sĩ cung đình hàng đầu Thanh triều. Trong khi bối cảnh núi non, sông suối trong tranh được khắc họa bằng phương pháp tả thực của họa gia Kim Đình Tiêu thì chân dung Càn Long và các vị phi tần lại do Lang Thế Ninh (họa sĩ người Ý, tên thật là Giuseppe Castiglione) đích thân chắp bút.
Lang Thế Ninh và Kim Đình Tiêu đều là những họa sĩ cung đình nổi tiếng và tài hoa nhất dưới thời nhà Thanh.
Thế mạnh của Kim Đình Tiêu là tạo hiệu ứng hình ảnh sinh động nhưng vẫn cân bằng, trang nghiêm trong khi Lang Thế Ninh có biệt tài khắc họa thần sắc cả trăm nhân vật trong cùng một tranh nhưng ai cũng mang cá tính riêng .
Việc các họa sĩ trong nước và nước ngoài liên thủ vẽ tranh như trên cũng là một trong những đặc điểm nổi bật của hội họa cung đình dưới triều đại của Hoàng đế Càn Long.
“Càn Long Hoàng đế cung trung hành lạc đồ” mở ra một không gian đẹp như tiên cảnh với nhiều loài cây được khắc họa gọn gàng, tỉ mỉ, mang âm hưởng của hội họa thời Tống.
Những mỏm đá, vách núi được vẽ bằng thủ thuật trắc phong (cầm nghiêng bút khi vẽ) tạo cảm giác sắc nhọn, chông chênh, đối lập với mặt nước uyển chuyển và dáng điệu mảnh mai, duyên dáng của những cung tần mỹ nữ đang đi qua cầu.
Ngoài ra, mỗi vật liệu khác nhau trong tranh như vải, gỗ, đồng… cũng đều được Kim Đình Tiêu phác họa bằng một loại bút và loại mực khác nhau.
Từ đây, “Càn Long Hoàng đế cung trung hành lạc đồ” được coi là một bức tranh dễ cảm nhận, nhìn lần đầu cũng hiểu được cái đẹp, thế nhưng nếu phóng to tranh để quan sát, người xem sẽ bị bất ngờ bởi nhiều ẩn ý mà tác giả muốn cài cắm vào.
Họa gia “nhắm mắt” chiều lòng vua
Trao đổi trên một diễn đàn bình luận tranh, nhiều cư dân mạng cho rằng “Càn Long Hoàng đế cung trung hành lạc đồ” đã phạm một lỗi sai cơ bản trong hội họa, đó chính là luật xa gần. Nếu nhìn kỹ tranh, người xem có thể thấy kích thước và vị trí đứng của Càn Long cùng dàn phi tần rất bất hợp lý.
Càn Long có kích thước to lớn bất thường trong tranh, mặc dù thực tế vị vua này chỉ cao khoảng 1m65 (Ảnh: Bảo tàng Cố Cung)
Càn Long tuy ngồi trên đình viện cách xa người nhìn nhưng lại được vẽ to hơn rất nhiều so với các phi tần và người hầu đi lại trên cây cầu. Có thể thấy kích thước của Càn Long cao lớn hơn hẳn so với bất cứ ai trong tranh, ngay cả người đứng cạnh ông trong đình viện!
Theo dữ liệu của Bảo tàng Cố Cung, một chiếc áo long bào của Càn Long có chiều dài thân khoảng 143cm, từ đây có thể tính chiều cao của vị hoàng đế này vào khoảng 165cm. Như vậy, Càn Long vốn không phải người đàn ông cao to nên việc Lang Thế Ninh khắc họa ông như một người khổng lồ trong tranh là hoàn toàn có chủ đích.
Nhiều người xem phán đoán Lang Thế Ninh đã chủ ý vẽ Hoàng đế Càn Long uy nghi, cao lớn, phá bỏ cả những quy tắc phối cảnh để thể hiện vị thế “một người đứng trên vạn người” của thiên tử.
Giả thuyết này càng trở nên thuyết phục khi xét tới yếu tố Lang Thế Ninh vốn là họa sĩ người Ý gắn liền với phong cách hội họa phương Tây (vốn chú trọng phối cảnh và điểm hội tụ trong tác phẩm).
Trên thực tế, phối cảnh cũng là một trong những điểm khác biệt rõ rệt trong phong cách hội họa phương Đông và phương Tây. Trong cuốn sách Chinese brushwork in calligraphy and painting: Its History, Aesthetics, and Techniques, nhà nghiên cứu mỹ thuật Kwo Da-wei từng khẳng định:
“Phối cảnh trong mỹ thuật phương Tây thường tuân thủ khoa học, đúng luật xa gần, họa sĩ cố gắng thể hiện rõ góc nhìn và dẫn dắt người xem theo ý mình. Trong khi đó, mỹ thuật phương Đông ưa sử dụng phối cảnh thẳng (không có chiều sâu) để người xem tự chọn góc nhìn và cảm nhận bức tranh theo cách riêng của họ.”
Các tác phẩm hội họa phương Tây thường chú trọng luật xa gần, tác giả chủ động định hướng góc nhìn cho người xem (Ảnh: Vatican Museum)
Đây chính là lý do các tác phẩm tranh cổ phương Đông nói chung và tranh Trung Quốc nói riêng thường khiến người xem bối rối không biết nên tập trung vào đâu khi xem tranh lần đầu tiên.
Năm nay, nước Pháp giữ vững vị thế là một trong những quốc gia hàng đầu trên lãnh vực sản xuất phô mai. Theo tờ báo Ouest France, danh hiệu ''Phô mai ngon nhất thế giới năm 2023'' đã được trao cho công ty gia đình Berthaut, nằm tại ngôi làng nhỏ Époisses, nhân kỳ Hội chợ thế giới về phô mai lần thứ sáu, tổ chức tại thành phố Tours từ ngày 10/09 đến 12/09/2023.
Phô mai Epoisses tại một cửa hàng Fauchon, Paris, Pháp. (Ảnh minh họa chụp ngày 28/10/2011) AFP - MIGUEL MEDINA
Ra đời vào năm 2013, hội chợ này được tổ chức hai năm một lần, có tên gọi chính thức là ''Mondial du Fromage et des Produits Laitiers'', bao gồm đủ loại phô mai và các thực phẩm chế biến từ sữa (kể cả bơ và kem tươi). Trong khuôn khổ sự kiện, hai cuộc thi cấp quốc tế đã diễn ra trong tuần qua, thu hút các thí sinh đến từ hàng chục quốc gia. Đáng chú ý nhất, ông Vincent Philippe, 46 tuổi, đại diện cho công ty Pháp Maison Bordier ở vùng Bretagne, đã đoạt huy chương vàng dành cho nhà chế biến phô mai tài ba nhất thế giới.
Giải nhì năm nay được trao cho anh Sam Collins người Mỹ, làm việc tại Cow Bell Fine Cheese ở thành phố Portland (Hoa Kỳ). Còn giải ba về tay anh Nick Bayne đại diện cho The Fine Cheese Company ở thành phố Bath (Vương quốc Anh). Toàn bộ các thí sinh đã tham gia thi đấu trong vòng hai ngày liền và được chấm điểm theo 9 đề thi khác nhau.
Phô mai Pháp về đầu trên hơn 1.500 sản phẩm từ 48 quốc gia
Quan trọng hơn nữa là cuộc thi trong tuần qua để bình chọn loại ''Phô mai ngon nhất thế giới'', theo thang điểm của ban tổ chức. Theo tờ báo Ouest France, nhân kỳ hội chợ thế giới lần thứ 6, hơn 250 chuyên gia quốc tế đã được mời nếm thử năm nay 1.550 loại phô mai đến từ khắp nơi trên thế giới. Trong số các tiêu chuẩn đầu tiên của vòng sơ tuyển, phô mai phải được chế biến với ít nhất 50% sữa.
Khi được đem ra nếm thử, sản phẩm không có gắn bất kỳ nhãn hiệu hay ghi chú nào hầu đảm bảo tính ''khách quan''. Các chuyên gia quốc tế xem xét kỹ lưỡng về hình dáng, độ mềm dẻo và tất nhiên là hương vị của mỗi loại phô mai. Trên hơn 1.500 sản phẩm đến từ 48 quốc gia, chỉ có 12 loại phô mai có số điểm cao nhất được đưa vào vòng chung kết. Ban giám khảo chung cuộc gồm 12 thành viên quốc tế cùng nhau nếm thử, bàn thảo trao đổi rồi lấy ra quyết định cuối cùng.
Kết quả là ban giám khảo quốc tế nhân kỳ Hội chợ năm 2023 đã trao giải nhất cho loại phô mai ''tươi'' Époisses làm bằng sữa bò nguyên chất do công ty Berthaut sản xuất. Hạng nhì năm nay là phô mai sữa bò L'Etivaz, loại được ép cứng và nấu chín có vị hạt dẻ thuộc vùng núi Alpes ở Thụy Sĩ. Còn hạng ba là loai phô mai sữa dê Couronne de Touraine của Pháp, có ruột mềm, vỏ ngoài có rắc tro và ướp hoa của công ty Moulin Rodolphe le Meunier, đặc sản của vùng thung lũng sông Loire.
Theo tờ báo Ouest France, danh hiệu ''Phô mai ngon nhất thế giới 2023'' đã khiến cho toàn bộ nhân viên công ty Berthaut (do ông Christophe Prouvost điều hành) cảm thấy phấn khởi và tự hào, chủ yếu cũng vì trong lần trước, công ty này đã để vuột mất giải đầu, chỉ đứng hạng nhì nhân cuộc thi năm 2021. Bên cạnh đó, loại Époisses có một bề dày lịch sử, có từ thế kỷ XVI và bắt nguồn từ cách làm phô mai thủ công của cộng đồng tu sĩ dòng Xi tô (cistercien). Tuy nhiên, vào những năm 1950, loại phô mai này suýt nữa bị ngưng sản xuất do không còn là một sản phẩm thịnh hành, phổ biến.
Công thức làm phô mai Époisses có từ thế kỷ XVI
Dù vậy, công ty Berthaut vẫn quyết định duy trì xưởng chế biến và tiếp tục sản xuất loại phô mai này như một sản phẩm địa phương, ngay tại làng Époisses (chỉ có khoảng 800 dân) và chủ yếu được bán tại các phiên chợ ngoài trời ở trong vùng. Mãi đến nhiều thập niên sau, uy tín của loại phô mai Époisses mới dần được phục hồi, trở nên nổi tiếng nhờ tham gia nhiều cuộc thi cấp quốc tế và được giới phê bình ẩm thực công nhận là một đặc sản của ngôi làng nhỏ Époisses, không nơi nào được quyền sao chép. Hiện giờ, công ty Berthaut tuyển dụng hơn 80 nhân viên, 30% phô mai Époisses được xuất khẩu sang nước ngoài. Sáu thập niên sau ngày được thành lập, xưởng chế tạo phô mai đầu tiên ra đời vào năm 1956, công ty này đã biến phô mai Époisses, thành một trong những món đặc sản có uy tín nhất ở tỉnh Côte-d’Or, thuộc vùng Bourgogne.
Dựa vào các bí quyết gia truyền, vỏ phô mai Époisses có màu vàng cam (ánh gạch nung) do được cọ xát trước với một chút rượu mạnh làm với bã nho. Nhờ cách chế biến này, Époisses tự nhiên đổi màu, không cần đến thuốc nhuộm. Loại phô mai mềm này sau đó được múc ra và đổ vào trong hộp gỗ nhỏ, dễ vận chuyển và bảo quản. Nhờ cách chế biến đặc biệt, phô mai Époisses giữ được những nét độc đáo, cả hương lẫn vị. Phô mai này thường được ăn nguội (trước món tráng miệng) nhưng cũng có thể được dùng như món chính. Chẳng hạn như món phô mai Époisses bọc giấy sáp (loại dùng để làm bánh) rồi đút lò nướng thật nóng (200 độ C) trong vòng 20 phút. Khi phô mai tan chảy trong hộp gỗ, thực khách chấm khoai tây hoặc một lát thịt nguôi vào hộp pho mai thơm phức.
Cũng theo tờ báo Ouest France, trong cuộc thi hồi trung tuần tháng 09/2023, các nước Thụy Sĩ, Anh, Hà Lan, Tây Ban Nha cũng như Pháp là những quốc gia có nhiều triển vọng đoạt giải nhất, nhờ lượng sản xuất phô mai phong phú, đa dạng cho nên có thể đưa vào chương trình dự thi nhiều sản phẩm cùng lúc. Các quốc gia này cũng từng được xướng tên trên bảng vàng những năm trước, nổi tiếng trên thế giới nhờ có truyền thống lâu đời trong nghề làm phô mai.
Năm nay, nhân kỳ Hội chợ phô mai lần thứ sáu (Mondial du Fromage et des Produits Laitiers), có thể nói nước Pháp đã thực hiện được một cú đúp ngoạn mục. Trước hết là huy chương vàng dành cho nhà chế biến phô mai Vincent Philippe, hiện đang sống và làm việc tại thị trấn Noyal sur Vilaine ở vùng Bretagne. Kế đến là giải nhất dành cho phô mai Époisses của công ty sản xuất Berthaut. Cả hai giải thưởng này chẳng khác gì một món quà sinh nhật vào lúc Hội chợ thế giới về phô mai kỷ niệm đúng 10 năm ngày được thành lập (2013-2023).
Hoài Khanh tên thật là Võ Văn Quế, sinh ngày 13/6/1933 tại Đức Nghĩa, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận (có tài liệu ghi ngày 20/3/1934). Từ năm 1957, ông đã hiện diện trên bầu trời thi ca Việt Nam với thi phẩm Dâng rừng. Trước năm 1975, ông viết báo làm thơ, là người chủ trương và điều hành nhà xuất bản Ca Dao, một trong những nhà xuất bản đầy uy tín, có nhiều ấn phẩm giá trị, thu hút được đông đảo người đọc.
Những năm cuối đời, bị đột quỵ Hoài Khanh về trú tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Ðồng Nai. Nhà thơ Hoài Khanh từ trần ngày 23 Tháng Ba, 2016, tại tư gia.
Tác phẩm đã xuất bản:
- Thân phận (thơ, 1962) - Lục bát (thơ, 1968) - Gió bấc - trẻ nhỏ - đoá hồng và dế (thơ, 1970) - Hương sắc mong manh (thơ, 2006) - Trí nhớ hoang vu và khói (tập truyện, 1970)
Đầu bếp Gordon Ramsey đã "bỏ cuộc" khi ăn thử một món ăn truyền thống của người dân địa phương.
Món ăn lạ
Khi nghĩ đến món định ăn vào bữa tối, đại đa số chúng ta sẽ chọn những món phổ biến như cơm hoặc mì, thịt, một ít rau và thịt gà nướng thơm ngon, bổ dưỡng, hoặc một đĩa bánh kếp với các loại sốt. Nhưng có lẽ rất ít người nghĩ đến việc đưa côn trùng vào thực đơn bữa tối của mình.
Ý tưởng đưa côn trùng vào ẩm thực cao cấp có thể khiến một số người ngạc nhiên. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng côn trùng đang được khoảng hai tỷ người trên thế giới ăn - theo thống kê của National Geographic. Một số người cho rằng dế là thực phẩm của tương lai vì chúng là nguồn protein tuyệt vời mà quá trình sản xuất lại bền vững với môi trường.
Món nhận lăn bột chiên.
Nhiều người trong chúng ta sẽ chùn bước khi nhìn thấy một con nhện tarantula gần bếp của mình, chứ đừng nói đến việc bắt nó làm nguyên liệu nấu nướng. Dù vậy, theo The Jakarta Post, nếu đến Siem Reap, Campuchia, du khách sẽ biết đến một nhà hàng có thể chế biến cho bạn "món khai vị tám chân" ngon đến mức sẽ khiến bạn phải suy nghĩ lại về việc ăn côn trùng.
Cây viết du lịch David Leiter cho biết, nhà hàng có tên Bugs Cafe được thành lập bởi một người Pháp xa xứ và một đầu bếp Campuchia địa phương, và nó có một thực đơn ấn tượng gồm các món tapas côn trùng và Bug Mac (bánh kẹp côn trùng).
Tuy nhiên, tại đây, món tarantula tempura (nhện rán tẩm bột) mới là "ngôi sao" trong thực đơn nhà hàng. David Blouzard, người Pháp sáng lập nhà hàng, cho biết đó là món yêu thích của ông trong thực đơn và hương vị của nó làm người ăn liên tưởng đến món cua lột.
Theo kênh Youtube Insider Food, bước đầu tiên trong quá trình chuẩn bị món khai vị từ loài nhện này là rửa kỹ những con nhện để loại bỏ độc tố bên ngoài. Sau đó, chỉ cần tẩm bột và chiên nó trong một cái chảo đầy dầu nóng.
Món tempura nhện tarantula có thể được ăn cùng bộ ba loại nước sốt – ớt ngọt, tương ớt xoài và sốt mayo tự làm. Theo các thực khách từng ăn nhện tarantula, sự kết hợp giữa phong cách chế biến tempura và loài nhện này đã tạo ra một hương vị độc đáo và thú vị bậc nhất.
Ăn côn trùng ở Campuchia
Theo Fine Dining Lovers, việc ăn côn trùng rất phổ biến ở Campuchia. Hoạt động này có thể đã trở nên phổ biến khi đất nước phải đối mặt với nạn đói trên diện rộng trong thời kỳ khó khăn. Đây có thể là lý do tại sao Bugs Cafe cam kết phát triển bền vững và mỗi năm sẽ có thời gian nghỉ bắt nhện tarantula trong mùa giao phối của côn trùng. Nếu tới Campuchia, du khách cũng có thể bắt gặp các quầy hàng bán côn trùng ở các khu phố với đa dạng chủng loại, cách chế biến.
Đầu bếp nổi tiếng thế giới Gordon Ramsey từng nếm thử món nhện chiên ở Campuchia và ông chia sẻ rằng thịt của loài côn trùng này quá đắng.
Cụ thể, trong chương trình thực tế về ẩm thực của mình, đầu bếp Gordon Ramsey đã tự đi tìm bắt nhện ở vùng nông thôn của Campuchia với sự trợ giúp của người bản địa. Sau đó, nhện được đem về xử lý bằng nước muối rồi rán ngập dầu.
Khi nhện đã chín hoàn toàn, ông Ramsey dùng đũa gắp con nhện ra đĩa cho bớt nóng. Dân làng hiếu kỳ đứng tụ tập xung quanh để xem "người phương Tây cảm nhận thế nào về món ăn truyền thống của họ". Ramsey bốc con nhện trên đĩa, bắt đầu ăn từ những chiếc chân màu đen giòn rụm. Nhưng đó chưa phải là thử thách lớn nhất.
Người hướng dẫn viên đi cùng cho biết phần bụng nhện mới là nơi ngon nhất. Đầu bếp Ramsey lấy hết dũng khí đưa phần này vào miệng nhai nhưng cuối cùng ông phải từ bỏ vì "quá đắng". Kể lại trải nghiệm ăn nhện, vị đầu bếp - chủ nhân của hàng loạt nhà hàng cao cấp trên thế giới - mô tả rằng chân nhện giòn, dai, lúc đầu có vị hơi giống thịt gà và cũng có vị ngọt. Tuy nhiên, khi ông ăn tới bụng nhện, một "bọc đắng và chua" trào ra khiến ông không thể đứng vững.
"Sau khi ăn thử, tôi quyết định sẽ không mang món này lên thực đơn bữa tối của chúng tôi", ông nói.
Người xưa coi ngọc là báu vật dưỡng sinh, đeo ngọc không chỉ có công dụng làm đẹp, mà còn đem lại tác dụng kỳ diệu cho sức khỏe con người.
(ảnh minh họa Ziseviolet)
Quan niệm của người xưa về ngọc
Người xưa rất coi trọng ngọc, vàng có giá trị nhưng ngọc lại là vô giá. Ví như ngọc mỡ cừu được thế giới công nhận là chất liệu ngọc tinh xảo, là loại ‘dương chi bạch ngọc’ quý nhất trong số các loại bạch ngọc, có danh tiếng lâu đời trong lịch sử và đã được truyền lại hơn 2.000 năm. Giá của nó rất đắt, có thể gấp mấy lần, thậm chí gấp mấy chục lần vàng. Chất liệu của nó rất tinh xảo, là hội tụ tinh hoa của trời đất, thu thập linh khí của núi sông, từ xưa đến nay mọi người đều nói rằng ngọc có tác dụng thần kỳ, có thể gặp dữ hóa lành và bảo vệ con người được bình an.
Ngọc đã bị chôn vùi dưới lòng đất hàng nghìn, hàng trăm triệu năm, trong ngọc có rất nhiều nguyên tố khoáng chất. Cho nên, mọi người thường nói người dưỡng ngọc, ngọc dưỡng người. Người có sức khỏe tốt, đeo ngọc lâu ngày có thể dưỡng ngọc, thủy đầu (tức là độ trong suốt) của ngọc sẽ ngày càng tốt hơn và sáng hơn. Nếu một người sức khỏe không tốt đeo ngọc trong thời gian dài, các nguyên tố khoáng chất trong ngọc sẽ dần dần được cơ thể con người hấp thụ để đạt được tác dụng bảo vệ sức khỏe.
Ví dụ, phụ nữ thường đeo vòng ngọc ở tay trái vì nó tốt cho tim mạch. Ngọc dùng làm gối sẽ tốt cho não, các hoàng đế sống lâu thời xưa rất thích dùng gối ngọc. Trong cuốn “Bản thảo cương mục” cũng giới thiệu tác dụng bảo vệ sức khỏe của ngọc.
Ngọc mỡ cừu là loại ‘dương chi bạch ngọc’ quý nhất trong số các loại bạch ngọc (ảnh minh họa Zhihu)
Quy tắc khi đeo ngọc
1. Nếu không phải ngọc của mình thì đừng mang theo bên mình, chỉ có ngọc của chính mình mới có thể bảo vệ được mình.
2. Có người gặp phải một số tai nạn, tuy không sao nhưng ngọc đã bị vỡ, đây chính là ngọc giúp bạn tránh được tai họa.
3. Tốt nhất không nên đeo ngọc cổ, đặc biệt nếu trên ngọc có vết máu. Ngọc cổ có ký ức, có thể ghi lại nhiều bất bình, oán hận, có người đeo ngọc cổ bị bệnh kéo dài, thậm chí gặp ác mộng. Vì vậy, nói chung không nên đeo ngọc cổ, đây là quy tắc, khi đeo ngọc cổ có quá nhiều chuyện phiền phức có thể xảy ra.
4. Khi đeo ngọc không đeo loại có vết máu. Ngọc tự nhiên rất ít có vết máu, phần lớn trong số đó được tạo ra bởi những thương nhân vô lương tâm, họ đã đặt ngọc vào khoang bụng của chó mèo còn sống, sau đó chôn sống trong lòng đất trong một khoảng thời gian.
5. Mối quan hệ giữa ngọc và người phụ thuộc vào duyên phận, nếu có duyên thì ngọc có thể dưỡng con người, nhưng nếu không có duyên thì ngọc sẽ mang lại tai họa cho con người.
6. Ngọc mới rất kén chọn chủ nhân và sẽ không dễ dàng trở thành ngọc của bất kỳ ai. Vì vậy, khi mới bắt đầu đeo ngọc mới, bạn sẽ gặp một số trắc trở khó khăn và thường sẽ không thuận lợi. Nhưng nếu bạn vẫn không rời xa ngọc khi mọi chuyện không như ý muốn, thì sau một thời gian ngọc sẽ chấp nhận bạn, sau đó sẽ bắt đầu bảo vệ bạn.
7. Ngọc tiếp xúc với con người lâu ngày sẽ dần dần bị con người ảnh hưởng, con người cũng sẽ bị ngọc ảnh hưởng. Nếu người đeo ngọc là người lương thiện thì ngọc đeo trên người sẽ có đầy đủ năng lượng chính diện và bảo vệ cho con người được bình an. Nếu người đeo ngọc là một kẻ xấu thì ngọc sẽ rất hung bạo và sẽ mang đến tai họa.
8. Người xưa nói: “Cổ chi quân tử tất bội ngọc, quân tử vô cố, ngọc bất ly thân”, có nghĩa là bậc quân tử khi xưa ai cũng đeo ngọc, và đó là vật bất ly thân của họ. Đối với những người tự mình mang theo ngọc, đặc biệt là những người đã mang theo từ khi còn nhỏ, tốt nhất đừng dễ dàng tháo nó ra, nếu không có nguyên nhân gì đặc biệt.
Khi đeo ngọc cũng phải cẩn trọng một số nguyên tắc (ảnh minh họa Reusellcvs)
9. Người xưa nói, ngọc cổ có trí nhớ và linh khí, nên khi đeo ngọc nên đeo ngọc Tân khanh, còn ngọc Lão khanh thì ai biết ngày xưa người như thế nào đã từng đeo nó. Ngọc thường chỉ trung thành với một người, vì vậy bạn không thể mang theo ngọc đã được người khác đeo, đặc biệt là ngọc cổ, phần lớn được chôn cùng với người.
10. Nếu ngọc bị vỡ thì chắc chắn nó đã giúp bạn tránh khỏi tai nạn. Nhưng bạn cần phải bọc nó trong giấy (hoặc vải) rồi đem chôn, đây chính là nguồn gốc của việc “chôn ngọc”. Sau đó, tốt nhất là hãy tự mua cho mình một miếng ngọc khác.
11. Ngọc có linh tính, đeo bên thân 3 tháng cũng đừng tùy tiện tháo ra, tặng cho người khác thì càng không được.
Đeo ngọc có lợi ích gì?
Người xưa coi ngọc như báu vật và đeo nó hàng ngày. Sách y học cổ viết rằng “ngọc là vẻ đẹp của đá, có vị ngọt, tính bình ổn, không độc”. Người ta cũng cho rằng, ngọc là vật chất dồi dào nhất để cơ thể con người dự trữ nuôi dưỡng nguyên khí.
Người ta tin rằng ngậm ngọc, với sự trợ giúp của nước bọt và tác dụng hiệp đồng của nó, giúp sinh nước bọt, chống khát, loại bỏ nhiệt trong dạ dày, làm dịu sự phiền muộn, nuôi dưỡng tim và phổi, làm ẩm cổ họng, nuôi dưỡng tóc. Vì vậy, ngọc không chỉ được sử dụng làm đồ trang sức, đồ trang trí, mà còn được sử dụng cho dưỡng sinh khỏe thân.
Từ xa xưa, các hoàng đế và phi tần của các triều đại đều dựa vào ngọc để dưỡng sinh, như Hoàng đế Tống Huy Tông rất thích ngọc, Dương quý phi thì ngậm ngọc để hạ nhiệt.
Người xưa coi ngọc như báu vật và đeo nó hàng ngày (ảnh minh họa Facebook)
Cơ chế dưỡng sinh của ngọc đã được khoa học hiện đại chứng thực. Theo phân tích hóa học, ngọc chứa nhiều nguyên tố vi lượng có lợi cho cơ thể con người. Chẳng hạn như kẽm, magie, sắt, đồng, selen, crom, mangan, coban, v.v. Đeo ngọc có thể giúp da người hấp thụ các nguyên tố vi lượng, kích hoạt các mô tế bào và cải thiện chức năng miễn dịch của cơ thể. Vì vậy, bác sĩ Trung y nói rằng: “Có một số bệnh không thể dùng thuốc chữa khỏi, nhưng đeo ngọc thường xuyên lại có thể chữa khỏi bệnh”. Đạo lý chính là như vậy. Đeo vòng ngọc có tác dụng massage lành tính lâu dài, không chỉ có tác dụng loại bỏ tình trạng mờ mắt một cách thụ động, mà còn tích lũy nguyên khí, nuôi dưỡng tinh thần.
Dưới đây là tác dụng của một số loại ngọc được các chuyên gia xác định:
Bạch ngọc: Có tác dụng an thần, tĩnh tâm.
Ngọc bích: Tránh tà ác, làm cho con người tràn đầy tinh thần và thể lực.
Phỉ thúy: Có thể làm giảm đau của hệ hô hấp và giúp con người vượt qua trầm cảm.
Ngọc độc sơn: Nhuận tim phổi, thanh nhiệt dạ dày, sáng mắt và dưỡng nhan.
Có một điều cấm kỵ trong chiến tranh mà nhiều quân đội tuân thủ. Đó là khi phi công địch phóng ghế để nhảy dù thoát thân, dù có cơ hội cũng không được bắn hạ. Vì sao?
Vì sao không được bắn phi công thoát thân?
Nếu như chơi một số trò chơi điện tử liên quan đến đề tài chiến tranh, bạn sẽ thấy một kịch bản như sau: Bạn bắn rơi máy bay địch. Người phi công kích hoạt ghế phóng và nhảy dù thoát thân.
Tuy nhiên, bạn đã đưa anh ta vào tầm ngắm. Bớt đi kẻ thù sẽ tốt hơn cho sau này. Bạn nghĩ vậy và quyết định "diệt cỏ tận gốc".
Đấy là trong game. Còn ở ngoài đời, việc bắn hạ một phi công vừa thoát khỏi máy bay được coi là điều cấm kỵ.
Theo luật chiến tranh, việc bắn rơi một phi công đã phóng ghế nhảy dù ra khỏi máy bay là một tội ác.
Tài liệu thực địa 27-10, "Luật chiến tranh trên bộ", nói rằng một phi công khi đã thoát khỏi máy bay thì được coi là một người không tham gia chiến đấu. Điều đó khác với một người lính dù được trang bị vũ khí tận răng và nhận nhiệm vụ nhảy xuống chiến trường để bắn phá.
"Luật chiến tranh không cấm bắn vào lính dù hoặc những người khác đang hoặc có vẻ như đang thực hiện các nhiệm vụ thù địch và đi xuống chiến trường bằng dù. Còn những người không được đề cập đến trong quy định ở trên, những người đang nhảy dù xuống từ máy bay bị bắn hạ thì không được bắn vào", trích dẫn cho hay.
Điều này đã được chính thức hóa vào năm 1977, trong Nghị định thư I của Công ước Geneva.
Nhưng ngay cả trước khi tất cả những quy định đó được hợp pháp hóa trong Công ước Geneva, một số quân đội đã áp dụng quy tắc ứng xử tương tự. Trong Thế chiến II, Đức Quốc xã – vốn nổi tiếng là tàn ác - cũng thường cấm các phi công của mình bắn rơi các phi công của địch thủ trong trường hợp kể trên.
Một chỉ huy người Đức nổi tiếng đã nói với các phi công của mình rằng:
"Là phi công chiến đấu, trước sau như một. Nếu tôi từng nghe nói về bất kỳ ai trong số các bạn bắn ai đó đang trong chiếc dù, tôi sẽ tự tay bắn các bạn".
Về phía Mỹ, Tướng Dwight D. Eisenhower đã ra lệnh cấm bắn vào phi công thoát thân phía đối phương.
Các phi công phía Nhật Bản thì lại không hề do dự như vậy, một phần xuất phát từ suy nghĩ coi việc đầu hàng là điều mất danh dự. Nhiều phi công quân Đồng minh ở Thái Bình Dương nhận thấy rằng việc lao ra khỏi một chiếc máy bay bị bắn hạ đôi khi cũng giống như việc đi vào chỗ chết khác.
Nói tóm lại, dù là chơi điện tử hay ngoài đời, đừng bắn vào những người lính đang thoát thân khỏi máy bay gặp nạn.
Tình thế chẳng đặng đừng
Trên thực tế, ngay cả việc kích hoạt ghế phòng để nhảy dù, một phi công cũng đã tự đưa mình vào tình trạng ngàn cân treo sợi tóc.
Bất kỳ một phi công chiến đấu nào cũng được đào tạo để có thể kích hoạt ghế phòng trong thời điểm nguy cấp. Cơ chế hoạt động của ghế phóng rất đơn giản: Bạn chỉ cần kích hoạt hệ thống và được phóng ra khỏi máy bay nhờ một động cơ tên lửa. Phi công thóat ra ngoài, dù bung và bạn sẽ được hạ cánh an toàn.
Tuy nhiên, trong Thế chiến II, quá trình này rất khác. Ghế phóng ở thời đại đó không được tiện lợi như ngày nay, vì vậy nhiều quá trình phải được xử lý thủ công, mang đến những rủi ro cực kỳ nguy hiểm.
Khi chiếc Grumman TBF Avenger của tổng thống tương lai George HW Bush bị trúng đạn của kẻ thù ở Chichijima, ông đành phải chọn thoát thân ra ngoài khi hai đồng đội của mình đã thiệt mạng.
Trong lúc hỗn loạn, Bush đã phóng ra không đúng cách và va chạm vào đuôi máy bay - may mắn là vết thương của ông khá nhẹ. Ông bị buộc vào một chiếc dù và trôi dạt trên biển trước khi được cứu.
Ngoài ra, cơ chế phóng đúng cách từ một máy bay chiến đấu thời Thế chiến II cũng khác nhau theo từng loại máy bay. Cách thức hiệu quả với P-38 Lightning sẽ không đúng với F4U Corsair.
Mục tiêu của ghế phóng là bảo vệ mạng sống phi công, chứ không phải vì sự tiện nghi cho phi công. Nhiều phi công đã bị các loại chấn thương nghề nghiệp sau khi sử dụng ghế phóng, gồm cả chấn thương cột sống.
Tuy vậy, không thể phủ nhận rằng phát minh này đã giúp giảm thiểu thương vong cho phi công. Dù không được thống kê rõ ràng, nhưng tổng số phi công được cứu thoát trên tất cả các loại ghế phóng trong lịch sử là một con số khá lớn.
Những loài côn trùng nhỏ bé hoàn toàn có thể mang lại cho bạn cảm giác đau đớn khủng khiếp nếu chẳng may bị chúng cắn đấy. Hãy nhớ kĩ những gương mặt nguy hiểm dưới đây để tránh xa chúng ra nhé!
Kiến đạn.
Mức độ đau đớn của các vết cắn sau được xếp theo chỉ số Schmidt, chỉ số này do nhà côn trùng học Justin Schmidt tại Đại học Arizona (Mỹ) lập ra sau “kinh nghiệm” bị 147 loài côn trùng khác nhau cắn. Cảm giác đau được xếp theo cấp độ từ 0 đến 4, theo đó, 0 là đau nhẹ do vết cắn chưa xuyên qua da và 4 là cảm giác đau vô cùng dữ dội.
10. Ong mồ hôi
Mức độ đau 1.0
Ảnh: Internet
Loài ong này thường có màu đen huyền hoặc hơi vàng óng. Quê nhà của chúng ở Bắc Mỹ, nhưng chúng đã sớm bị lãng quên trước loài ong mật nhập cư vốn cho sáp và mật ngon ngọt hơn. Đúng như tên gọi, loài ong này bị thu hút bởi mùi mồ hôi của con người, dù hiếm khi đốt người, nhưng nếu làm chúng tức giận, bạn vẫn có thể nhận một cú chích nhẹ như điện xẹt vào da.
9. Kiến lửa
Mức độ đau: 1.2
Ảnh: Internet
Kiến lửa là loài côn trùng khá phổ biến và có thể bắt gặp trên khắp thế giới. Đây là loài sinh vật ăn thịt hung hăng, số lượng lớn, sinh sản nhanh và hầu như luôn chiếm ưu thế về các nguồn thức ăn. Vết cắn của chúng khá đau, đủ để khiến bạn giật mình và gây ê ẩm, ngứa ngáy vài phút.
8. Kiến Bullhorn Acacia
Mức độ đau: 1.8
Ảnh: Internet
Tên của loài kiến này được đặt theo loại cây Bullhorn Acacia mà chúng sống cộng sinh. Cây Bullhorn cho chúng nơi sinh sống, còn chúng sẽ bảo vệ cây khỏi các loài vật ăn cỏ. Kiến Bullhorn Acacia có thân hình giống ong vò vẽ với cặp mắt khá to. Khi bị chúng cắn, bạn sẽ có cảm giác như “bấm giấy ghim vào mặt” vậy.
7. Ong bắp cày trọc
Mức độ đau: 2.0
Ảnh: Internet
Loài ong này có thân hình khá lớn với các họa tiết màu trắng trên cả thân. Đây là loài ong rất hung dữ và luôn sẵn sàng tấn công con người. Mùa giao phối và di trú của chúng vào khoảng tháng 9 đến tháng 10, đây chính là thời gian chúng hung hãn nhất. Kim của loài ong này có thể chích liên tục nhiều lần, cùng với loại độc tố gây đau mà chúng tiết ra, bạn có thể phải chịu cảnh đau đớn và sưng da vài ngày nếu bị chúng chích phải đấy.
6. Ong vò vẽ
Mức độ đau: 2.0
Ảnh: Internet
Ong vò vẽ là loại ong phổ biến ở nước ta. Dù chúng rất dễ tấn công con người khi tức giận nhưng nhiều người vẫn cho loài ong này sống gần nhà vì chúng có thể ăn các loại côn trùng khác như ruồi hay muỗi. Vết chích của chúng được Justin Schmidt miêu tả rất nóng và đau rát, giống như một điếu thuốc đang cháy cắm vào da.
5. Ong mật
Mức độ đau: 2.0
Ảnh: Internet
Loài ong này mang lại lợi ích kinh tế không hề nhỏ cho con người, đồng thời chúng cũng mang lại sự đau đớn khó chịu. Khi chích, kim của chúng tự động tách khỏi cơ thể và dần “khoan” sâu hơn vào da nạn nhân. Dù sẽ chết sau khi chích, nhưng loài ong này vẫn kịp để lại “ấn tượng khó quên” cho nạn nhân của chúng. Cú chích của chúng khá bỏng rát, giống như ai đó quẹt một que diêm đang cháy lên da bạn.
4. Kiến thợ đỏ
Mức độ đau: 3.0
Ảnh: Internet
Loài kiến này khá dễ nhận dạng với chiếc đầu vuông vắn và cơ thể màu đỏ cam. Tuy chúng khá nhút nhát và tránh xa con người, nhưng một khi cắn, chúng sẽ khiến bạn vô cùng khổ sở đấy. Nọc độc mà chúng tiết ra khi cắn có thể gây sưng, đau hoặc ngứa dữ dội. Justin Schmidt miêu tả cảm giác vết cắn của chúng giống như là “một cái móng chân mọc ngược và đâm ra từ da” vậy. sponsor
3. Ong bắp cày giấy
Mức độ đau: 3.0
Ảnh: Internet
Ong bắp cày giấy khá hiền lành, chúng ít khi tấn công con người trừ khi bị khiêu khích. Nọc độc của loài ong này không chỉ gây đau mà còn có thể gây dị ứng với một số người. Sưng, đau, ngứa và cảm giác bỏng rát như dính axit lên da là những gì mà cú chích của ong bắp cày gây ra. Nguy hiểm hơn là chúng có thể đốt nhiều lần và gây ra các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe như tử vong.
2. Ong bắp cày ký sinh
Mức độ đau: 4.0
Ảnh: Internet
Loài ong này có những cái chân dài và co quắp ở ngón như một chiếc móc câu để giữ lấy con mồi. Chúng có thể được bắt gặp trong những cánh rừng nhiệt đới ở Đông Nam Á, châu Phi và châu Mỹ. Loài ong này khá lành tính và chỉ tấn công khi bị chọc giận. Những đau đớn từ vết chích của loài ong này có thể kéo dài 3-4 phút trước khi dẫn đến suy nhược hoặc thậm chí là ngất xỉu. Tốt nhất bạn đừng bao giờ đến gần những chú ong này nhé!
1. Kiến đạn
Mức độ đau: 4.0
Ảnh: Internet
Bạn có thể dễ dàng nhận biết loài kiến nguy hiểm này dựa vào thân hình to lớn màu đen-đỏ và những chiếc chân dài. Khi bị chúng cắn, bạn sẽ có cảm giác đau đớn như bị đạn bắn trúng. Nọc độc từ loài kiến này có thể gây run và tê liệt tạm thời các chi, thậm chí có khả năng ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương của nạn nhân. Thật khủng khiếp đúng không?