Nước sâu chảy chậm, người cao quý ăn nói cẩn trọng (ảnh minh họa Vandieuhay)
Nói năng cẩn trọng là cảnh giới của một người
Người xưa có câu: “Thủy thâm tắc lưu hoãn, nhân quý tắc ngữ trì”, ý nói rằng nước sâu chảy chậm, người cao quý ăn nói cẩn trọng, từ tốn. Đây là một câu ngạn ngữ có nguồn gốc từ trong “Lễ ký”.
Bình thường, nước càng sâu thì càng chảy chậm. Trên mặt nước dù có sóng to gió lớn, nhưng dòng nước ở chỗ sâu vẫn duy trì tốc độ chảy chậm, dường như là tĩnh lại. Cũng giống như người cao quý nói chuyện, sau khi trải qua quá trình suy xét, cân nhắc thì biểu lộ ra sự chậm rãi và từ tốn, người càng cao quý thì càng không tùy tiện biểu đạt thái độ của mình hoặc tùy ý đưa ra kết luận.
Nước nông thì ồn ào, nước sâu thì tĩnh lặng; nước nông chỉ cần nhìn thoáng qua là thấy được đáy, còn nước sâu thì không nhìn tới đáy được. Con người cũng vậy, người không có chiều sâu thường nói năng không suy nghĩ, tuy nói hùng hồn, lưu loát, nhưng không có trọng điểm, cân nhắc không chu toàn; Còn người có nội hàm sẽ nghĩ sâu tính kỹ, cân nhắc cẩn trọng trước khi nói, cũng sẽ không tùy tiện bày tỏ thái độ của mình, nói chuyện và làm việc tương đối từ tốn, cẩn trọng. Tất nhiên, cẩn trọng không có nghĩa là người đó luôn do dự, mà họ cần một khoảng thời gian nhất định để suy nghĩ và cân nhắc lợi hại.
Người cao quý không bao giờ nói năng lung tung, nghĩ gì nói đó. Một số người thường không thích nói chuyện lan man hay ngồi lê đôi mách, nhưng khi nói chuyện thì lời nói của họ ngắn gọn mà sâu sắc, rõ ràng, lại hợp lý, mỗi câu đều có ý nghĩa thâm sâu, người như vậy mới là người cao quý.
Mặc dù họ thường trông có vẻ không giỏi ăn nói, nhưng thực ra họ đã biết được chân tướng và hiểu rõ đạo lý đằng sau. Đây chính là ý nghĩa câu nói của Lão Tử “đại biện nhược nột”, nghĩa là người rất giỏi hùng biện nhưng nhìn lại như là ấp úng.
Trong “Đạo Đức Kinh” của Lão Tử nói: “Thánh nhân lấy nhân từ, cần kiệm, và không dám đứng trước thiên hạ làm 3 báu vật.” Nhân từ làm cho người ta dũng cảm, tiết kiệm làm cho người ta rộng rãi, không dám đứng trước thiên hạ lại giúp người ta trở thành người đứng đầu thiên hạ. Lấy lễ nghĩa làm đạo đức, im lặng khiêm nhường, tiến lùi có chừng mực, không bộc lộ tài năng, không lấy mình làm chủ, đó là đức của lễ.
Người cao quý ăn nói từ tốn (ảnh minh họa Songdep)
Có chiều sâu không nhất thiết phải thể hiện ra bên ngoài, thứ có thể khiến người ta nhìn thoáng qua là thấy đáy chỉ có thể là chỗ nước nông, sở dĩ nước thâm sâu tĩnh lặng là vì nó gánh vác quá nhiều, tấm lòng rộng lớn, có thể dung chứa được hàng trăm dòng sông trong và đục. Đây là cảnh giới của ăn nói thận trọng.
Lời nói thận trọng không phải là “im lặng là vàng”, cũng không phải là “muốn nói nhưng lại ngập ngừng”, cũng không phải là “gặp người chỉ nói vài lời, mà không thể bộc lộ hết nội tâm”, cũng không phải là “gặp người thì dùng lời của người để nói chuyện, gặp quỷ thì dùng lời của quỷ để nói chuyện.”
Nói năng cẩn trọng để tránh tai họa
Trong “Luận ngữ _ Lý Nhân” có câu nói: “Quân tử ăn nói chậm rãi, làm việc nhanh nhẹn”. Vì vậy, quân tử phải thận trọng trong lời nói và hành động của mình, lời nói và việc làm đều phải cân nhắc cẩn thận. Lúc bình thường đừng tranh cãi với người khác, trổ tài nói nhanh cũng không có ích gì, ngược lại còn có thể dẫn đến tai họa.
Tử Cống từng đến thỉnh giáo Khổng Tử để xin lời khuyên về cách cư xử với bạn bè, Khổng Tử nói: “Trung cáo nhi thiện đạo chi, bất khả tắc chỉ, vô tự nhục yên” (Luận Ngữ _ Nhan Uyên), nghĩa là nếu bạn bè sai lầm thì phải chân thành khuyên nhủ cho khéo léo, nếu bạn bè không chịu nghe lời thì hãy im lặng để tránh tự rước lấy nhục.
Nói nhiều cũng vô ích, có những người lại thích thể hiện sự hiểu biết, kiến thức của mình trước mặt người khác, cố gắng hết sức để phô trương lời nói của mình, cho rằng mình là người có tài ăn nói và có đạo lý rõ ràng. Nếu gặp ai đó khen ngợi một cách khách khí, người đó lại càng trở nên không kiêng nể gì cả.
Những người thực sự trí tuệ và có nội hàm là những người vững vàng và thận trọng. Những thay đổi trong cảm xúc của họ sẽ không thể hiện rõ trên khuôn mặt. Cho dù trong lòng có bất mãn đến đâu, họ cũng sẽ không dễ dàng thể hiện ra ngoài.
Họa từ miệng mà ra, vậy nên cần phải cẩn trọng lời nói (ảnh minh họa Meeyland)
Tăng Quốc Phiên từng nói: “Ngôn ngữ chậm rãi, cử chỉ đoan chính, thì đức sẽ thăng hoa”. Bản thân Tăng Quốc Phiên có đặc điểm là bước đi vững vàng và lời nói chậm rãi, nhưng từng câu từng lời của ông đều rất uy lực.
Nếu nói chuyện quá hấp tấp thì dễ mắc sai lầm, lời đã nói ra như bát nước đổ đi sẽ khó lòng lấy lại được. Hầu hết chúng ta chỉ cần dành 2 năm để học nói, nhưng lại dành suốt quãng đời còn lại để học cách im lặng.
Những người có tính nóng nảy thường bốc đồng, ít có khả năng đạt được những điều lớn lao; Những người có tính khí trầm ổn thì suy nghĩ chu đáo, có tầm nhìn xa và có nhiều khả năng đạt được thành công hơn.
Người xưa có câu: “Giữ miệng, nói ít, không lan truyền” là “người nhân từ”. Bởi vì người đối diện với chúng ta, nhưng lòng họ có thể cách chúng ta đến vạn dặm, nên chúng ta phải luôn cẩn trọng trong từng ngôn hành.
Theo: Vision Times
No comments:
Post a Comment