Những tài liệu cổ cho biết giống gà cảnh độc lạ từng đi vào hội họa châu Âu này xuất phát từ Hà Lan với tên gọi là Hollands kuifhoen (gà mào Hà Lan). Tuy nhiên, nguồn gốc chính xác của chúng vẫn chưa được biết. Ngoài cái mào, chúng còn có những chiếc chùm lông mào lớn, gần như che phủ toàn bộ đầu.
Loại lông mào này làm hạn chế tầm nhìn của chúng, và có thể ảnh hưởng đến tính khí của chúng. Vì vậy, mặc dù thường được thuần hóa, nhưng gà Ba Lan thường nhút nhát và dễ sợ hãi, chứ chúng không phải là giống hung dữ nhất hành tinh như vài người nhận xét.
Gà cảnh Ba Lan chủ yếu được lai tạo như một loài chim cảnh, người ta thường tuyển những con chim chất lượng nhất để trưng bày, ngoài ra giống gà này có năng suất trứng khá cao. Song chúng hiếm khi ấp trứng.
Ngoài cái mào, gà Ba Lan còn có những chiếc chùm lông mào lớn, gần như che phủ toàn bộ đầu
Mặc dù nguồn gốc của giống gà độc lạ từng đi vào hội họa châu Âu của Ba Lan không rõ ràng, tuy nhiên có giả thuyết cho rằng tổ tiên của chúng được người Mông Cổ châu Á mang đến Trung và Đông Âu vào thời trung cổ. Người Ba Lan đã tiêu chuẩn hóa giống gà này từ gà Hà Lan nhập khẩu và tuyên bố rằng họ có giống gà thuần chủng vào thế kỷ 16.
Người ta thấy trong các bức tranh từ thế kỷ 15 vẽ những con gà có nét giống gà Ba Lan, từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 18 thì gà Ba Lan được miêu tả rộng rãi trong các bức tranh của Ý và Hà Lan. Theo chuyên gia về gia cầm Bruno Dürigen, một con gà mào Hà Lan đã được họa sĩ động vật người Hà Lan Jan Monckhorst vẽ vào đầu năm 1657.
Người mua gà Ba Lan chủ yếu để làm cảnh, vì vẻ ngoài độc đáo, thậm chí rất kỳ lạ của giống gà này, tuy nhiên năng suất trứng của chúng thì xuất sắc
Ngày nay ở nước Pháp giống gà Ba Lan độc lạ từng đi vào hội họa châu Âu được xem là những nhà sản xuất trứng xuất sắc. Hiệp hội Gia cầm Hoa Kỳ cho biết giống gà này nhập khẩu vào nước Mỹ từ năm 1830 đến 1840 và đã được "tiêu chuẩn hoàn hảo". Đặc biệt, nông dân Mỹ và giới đam mê gà rất ưa chuộng gà Ba Lan. Giới khoa học cho rằng gà mái mào Ba Lan là một giống gà mái có nguồn gốc từ Hà Lan, nơi mà người ta đã biết chúng hơn năm thế kỷ qua.
Gà Ba Lan có nhiều màu, phổ biến nhất là trắng, nâu và đen
Gà Ba Lan có một chiếc mào nhỏ hình chữ V, song thường bị che khuất bởi những chiếc lông lớn, ngay cả dái tai và tích nhỏ cũng có thể bị chùm lông mào che khuất hoàn toàn. Một số gà Ba Lan có "râu", da trắng, cổ chân xám, dái tai màu trắng. Một số con có mào và tích đỏ tươi, mắt đỏ nâu, lông xoăn. Loại có lông xoăn biến thể hay lông mào xoăn luôn rất hiếm.
Gà Ba Lan là loại gia cầm trang trí, nuôi trong trang trại. Ở Pháp người ta gây giống loại gà Ba Lan lùn và thường đem chúng trưng bày trong các cuộc triển lãm ở đất nước này. Khối lượng lý tưởng của loại gà lùn này như sau: gà trống 800 g; gà mái 700g; trứng ấp: 35 g, vỏ trắng. Gà mái đẻ khoảng 100 đến 140 trứng mỗi năm.
Tuy nhiên, có giống gà Ba Lan khá lớn, gà trống trông khá giống gà mái, chỉ có đuôi, mào và chân là đầy đặn hơn. Gà trống cân nặng 2 - 2,5 kg; gà mái khoảng 1,5 - 2 kg; trứng ấp nặng 45 g, vỏ trắng.
Từ thế kỷ 16 - 18 gà Ba Lan được miêu tả rộng rãi trong các bức tranh của Ý và Hà Lan; bên phải là tác phẩm Gà Ba Lan, tranh sơn dầu của một họa sĩ Pháp vẽ năm 2016
Hầu hết những con gà Ba Lan độc lạ từng đi vào hội họa châu Âu màu đen đều có mào trắng hoặc trắng đen. Mào trắng viền xanh là một trong những đặc điểm hiếm của giống gà này. Loại gà màu trắng mào trắng, ca rô đen trắng mào trắng và loại màu trắng mào đen thì được Hiệp hội các nhà chăn nuôi gia cầm Đức (BDRG) và Hiệp hội chăn nuôi gia cầm và thỏ châu Âu công nhận. Gà Ba Lan còn có màu xanh, trắng viền vàng, viền xanh…
Ở Việt Nam, gà cảnh độc lạ từng đi vào hội họa châu Âu được giới chăn nuôi nhập khẩu gà Ba Lan và đã gây giống thành công. Một số trang trại đã quảng cáo bán giống gà này trên Internet, chủ yếu để người mua đem về làm cảnh, vì vẻ ngoài độc đáo, thậm chí rất kỳ lạ của giống gà này, tuy nhiên năng suất trứng của chúng thì khỏi chê.
Vương Trung Hiếu / Theo: thanhnien