Sunday, April 16, 2017

HẬU LAI CƯ THƯỢNG


HẬU LAI CƯ THƯỢNG
後來居上


Cấp Ảm là một vị quan Đại Thần dưới thời trị vì của Hán Vũ Đế trong thời kỳ Tây Hán (206 TCN – 23 SCN). Ông là một người thẳng thắn, cương quyết chính trực, không sợ uy quyền.


Thậm chí ông sẽ trực tiếp can gián Hoàng Đế nếu ngài làm trái đạo lý. Bởi tính cách thẳng thắn này, có lần Hán Vũ Đế đã giáng chức Cấp Ảm và điều ông tới một vùng xa xôi hẻo lánh với chức danh nhỏ bé .
Tuy vậy, Cấp Ảm đã xuất sắc đảm đương công việc, nêu cao nghĩa khí, lập lại thịnh trị cho toàn vùng. Tiếng lành đồn xa, sau rồi đến tai Hán Vũ Đế, vài năm sau ông được gọi trở về Hoàng Cung và phong lên tước vị cao hơn.
Truyện kể có lần Hán Vũ Đế muốn thực hiện một chính sách biểu thị lòng nhân từ và khoan dung nên đưa ra cùng quần thần luận bàn .
Khi ấy Cấp Ảm bẩm tấu: “Tâu Bệ Hạ, khoan dung và nhân từ xuất phát ở nội tâm, chứ không có chính sách”.
Vũ Đế nghe xong, mặt nghiêm nghị nhìn Cấp Ảm, nhưng Cấp Ảm vẫn một mực thần thái trước sau như một.
Một thời gian sau đó có hai vị công thần dưới cấp Cấp Ảm được thăng chức nhanh chóng. Như một bước lên mây, lần lượt trở thành Thừa tướng và Quan Ngự sử của triều đình.
Canh cánh mối lo cho quốc thái dân an, bất kể an nguy bản thân, ông kiên định cần phải giữ cho nghiêm chính việc phong tước vị trong triều đình.


Vì vậy, trong buổi lên triều, Cấp Ảm đã tấu lên Hoàng Đế: “Tâu Bệ Hạ, người nông dân chặt cây để khô rồi mới dùng làm củi nấu. Bệ Hạ dùng người cũng vậy, người đến sau không nên phong chức vị quá cao”.
Hán Vũ Đế nghe xong lặng thinh.
Câu chuyện này xuất phát từ Sử ký Tư Mã Thiên [1]. Thế hệ sau này sử dụng cụm từ “Hậu Lai Cư Thượng” (後來居上), được dịch là “Đến sau vượt trước” như một thành ngữ.
Ngày nay, câu này được sử dụng để chỉ ra rằng người kế nhiệm có thể nổi trội hơn những người tiền nhiệm của họ, đó là hoàn toàn khác với ý nghĩa ban đầu của Cấp Ảm về đề bạt nhân tài trọng yếu cần xét đến tư cách lý lịch rõ ràng, chính trực.
Ghi chú:
[1] “Sử ký Tư Mã Thiên” được viết bởi nhà sử học vĩ đại Trung Quốc Tư Mã Thiên (Sima Qian) (135-86 TCN), bao gồm 130 Chương có nội dung bao quát khoảng thời gian từ khoảng 2.600 TCN đến 86 TCN.
(Sưu tầm trên mạng)


後來居上
汲黯是西漢武帝時代人,以剛直正義、敢講真話而受人尊重。他為人和做官都不拘小節,講求實效。雖然表面上不那麼轟轟烈烈,卻能把一個郡治理得井井有條,因此,朝廷把他從東海太守調到朝廷當主爵都尉——一種主管地方吏任免的官職。
     
有一次,漢武帝說要實行儒家的仁義之政,為老百姓辦好事了。沒等皇帝把話說完,汲黯就說:“陛下內心裏那麼貪婪多欲,表面上卻要裝得實行仁政,這是何苦呢?”一句話把皇帝噎了回去。漢武帝登時臉色大變,宣佈罷朝,滿朝文武都為汲黯捏著一把汗,擔心他會因此招來大禍。武帝回到宮裏以後,對身邊的人說,汲黯這個人也未免太粗太直了。
     
從此以後,汲黯的官職再也沒有提升。他當主爵都尉的時候,公孫弘、張湯都還是不起眼的小官,後來,他們一個勁兒住上升,公孫弘當上了丞相,張湯做上了御史大夫,可他汲黯還蹲在原地沒動窩。有一天,汲黯對武帝說,陛下使用群臣,跟碼劈柴一樣,是“後來者居上”啊!漢武帝當然聽得出這是發牢騷。於是,轉臉對臣下們說:“人真是不能不學習啊!你們聽汲黯說話,越來越離譜了!”

   
故事出自《史記·汲鄭列傳》。成語“後來居上”,往往指後起的可以勝過先前的。和汲黯說這話的原意,大不相同。

(實用查詢 Wiki)

No comments: