Saturday, January 13, 2018

CÂU CHUYỆN VỀ SOCRATES VÀ NHỮNG TIN ĐỒN

Hãy ghi nhớ triết lý này trong đầu nếu lần sau bạn cũng nghe theo hoặc định lặp lại một tin đồn.


CÂU CHUYỆN VỀ SOCRATES VÀ NHỮNG TIN ĐỒN
Trong thời Hy Lạp cổ đại (469-399 TCN), Socrates được ca ngợi một cách rộng rãi bởi trí tuệ của ông.
Một ngày triết gia vĩ đại tình cờ gặp một người quen, người đó tiến thẳng tới ông một cách phấn khởi và nói, “Socrates, ông có biết tôi mới nghe về một trong những học trò của ông không?”
“Chờ một lát,” Socrates đáp lại. “Trước khi ông bảo tôi, tôi muốn ông phải vượt qua một bài kiểm tra nhỏ. Nó được gọi là bài Kiểm tra về ba điều.”
“Ba điều hả?”
“Đúng thế,” Socrates tiếp tục, “Trước khi ông nói với tôi về học trò của tôi, hãy dành một lát để kiểm tra điều mà ông đang định nói.”
“Bài kiểm tra đầu tiên là Sự thật. Ông có hoàn toàn bảo đảm rằng điều ông dự định kể cho tôi là sự thật?”
“Không,” người đàn ông đáp lại, “Tôi chỉ nghe nói về nó.”
“Được rồi,” Socrates bảo. “Thế là ông không thật sự biết liệu nó đúng hay sai.”


“Giờ hãy thử bài kiểm tra thứ hai – Kiểm tra về Lòng tốt. Cái mà ông định kể cho tôi về học trò của tôi là điều tốt phải không?”
“Không, trái lại.”
“Vậy thì,” Socrates hỏi, “Ông muốn kể cho tôi cái gì đó xấu về học trò của tôi, thậm chí ông không chắc là nó có thật phải không?”
Người đàn ông nhún vai, với một chút xấu hổ.
Socrates tiếp tục, “Nhưng ông có thể vẫn qua, bởi vì còn có một bài kiểm tra thứ ba – sàng lọc về Lợi ích. Điều mà ông muốn kể cho tôi nghe về học trò của tôi sẽ hữu ích cho tôi không?”
“Không, không thật sự.”
“Được rồi,” Socrates kết luận, “Nếu điều mà ông muốn kể cho tôi không Thật, không Tốt mà cũng không Lợi, rốt cuộc tại sao lại kể nó cho tôi?”
Người đàn ông cảm thấy bị đánh bại và xấu hổ.
Đây là một ví dụ cho thấy tại sao Socrates là một nhà hiền triết vĩ đại và được coi trọng như thế.
(Sưu tầm trên mạng)


Keep this philosophy in mind the next time you either hear or are about to repeat a rumor.
A STORY ABOUT SOCRATES AND RUMORS
In ancient Greece (469–399 B.C.), Socrates was widely lauded for his wisdom.
One day the great philosopher came upon an acquaintance, who ran up to him excitedly and said, "Socrates, do you know what I just heard about one of your students?"
"Wait a moment," Socrates replied. "Before you tell me, I'd like you to pass a little test. It's called the Test of Three."
"Three?"
"That's right," Socrates continued, "before you talk to me about my student, let's take a moment to test what you're going to say.
"The first test is Truth. Have you made absolutely sure that what you are about to tell me is true?"
"No," the man replied, "I just heard about it."
"All right," said Socrates. "So you don't really know if it's true or not.
"Now let's try the second test—the test of Goodness. Is what you are about to tell me about my student something good?"
"No, on the contrary."


"So," Socrates asked, "you want to tell me something bad about him even though you're not certain it's true?"
The man shrugged, a little embarrassed.
Socrates continued, "You may still pass though, because there is a third test—the filter of Usefulness. Is what you want to tell me about my student going to be useful to me?"
"No, not really."
"Well," concluded Socrates, "if what you want to tell me is neither True nor Good nor even Useful, why tell it to me at all?"
The man felt defeated and ashamed.
This example shows why Socrates was a great philosopher and held in such high esteem.
(from the internet)

No comments: